Phải làm gì nếu đồng đội gặp chấn thương khi thi đấu thể thao?

Thể thao là hoạt động thể chất hằng ngày và phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mang lại đã rõ, rủi ro gặp chấn thương khi chơi thể thao vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khoẻ người chơi. Hãy cùng tìm hiểu cách phòng tránh và xử lý trước những tình huống chấn thương thể thao cho bản thân người chơi và đồng đội thường gặp.

Theo bác sỹ Nguyễn Trọng Hiền (Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia 1), có nhiều kiểu chấn thương khi chơi thể thao, tuy nhiên, đa phần trong số đó được chia là hai loại chính.

Thứ nhất là chấn thương cấp tính. Loại chấn thương này thường xảy ra một cách đột ngột, ngay lúc va chạm, bao gồm những chấn thương trải dài từ nhẹ đến nặng và rất nặng như đụng giập, bong gân, căng cơ, vết đứt da, gãy xương, trật khớp,…

Thứ hai là chấn thương mạn tính. Đây là các dạng chấn thương xảy ra do sử dụng quá mức một cơ quan vận động và có tính lặp đi lặp lại nhiều lần. Có thể kể đến như đứt dây chằng, thoái hóa khớp, hội chứng cấn gần khớp,…

Đối với các chấn thương mạn tính, bác sỹ Nguyễn Trọng Hiền cho biết, người chơi hoàn toàn có thể tự phát hiện chúng thông qua những triệu chứng âm ỉ và kéo dài như đau dai dẳng tại khớp hoặc vùng cơ sử dụng nhiều, hạn chế vận động do cứng hoặc đau.

Riêng về chấn thương phần mềm, BS Thủy cho biết, có hơn 80% các chấn thương thể thao thuộc về phần mềm, đó là tổn thương gân, cơ, dây chằng với nhiều mức độ khác nhau, có thể do va chạm trực tiếp hoặc bị kéo căng quá mức, vặn xoắn, co rút đột ngột …

Những triệu chứng này không làm người chơi mất chức năng vận động ngay lập tức nhưng dần dần cản trở hoạt động thể thao của bạn. Do đó, bạn có thể đến gặp bác sĩ khi dần cảm thấy bản thân không chịu đựng được các triệu chứng này.

“Tuy nhiên, đối với chấn thương cấp tính, người chơi thể thao cần phải ngay lập tức có sự trợ giúp của nhân viên y tế để sơ cứu kịp thời và tránh làm tổn thương thêm. Ngoài ra, nếu bạn hoặc đồng đội của bạn có những kiến thức về sơ cứu chấn thương thể thao có thể giúp cho việc xử trí ban đầu trở nên chính xác và hữu ích hơn,” bác sỹ Hiền khẳng định.

Xử lý ban đầu khi người chơi hoặc đồng đội gặp chấn thương

Mục tiêu ban đầu của sơ cứu là ngưng các hoạt động thể thao là ngăn ngừa gây thêm tổn thương cho bệnh nhân. Người sơ cứu cần xử trí những triệu chứng rõ ràng trước khi có sự hỗ trợ của đội ngũ y tế.

Việc ngay lập tức cần làm là ngưng hoạt động thể thao lại, sau đó cần người đi gọi sự hỗ trợ của đội ngũ y tế hoặc gọi 115. Những người có kinh nghiệm sơ cứu sẽ thực hiện những thao tác tại chỗ để giảm đau, cố định và hạn chế tổn thương cho bệnh nhân.

Đối với trường hợp khi người chơi thể thao gãy xương chân, người sơ cứu cần đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, duỗi thẳng chân, bàn chân vuông góc với cẳng chân.

Dùng nẹp để đặt ở trong và mặt ngoài vùng bị thương, độn bông vào hai đầu nẹp và phía trong, phía ngoài của đầu xương.

Cố định hai nẹp với nhau và băng cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân, chú ý không buộc quá chặt để lưu thông máu.

Còn khi gãy xương tay, bác sỹ Nguyễn Trọng Hiền khuyến cáo để cánh tay bị gãy sát thân người nạn nhân, cẳng tay vuông góc với 2 nẹp. Cố định nẹp ở trên và ở dưới ổ gãy.

Khi gãy xương cẳng tay, cần để cẳng tay sát thân mình, vuông góc với cánh tay. Nẹp từ lòng bàn tay đến khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu. Cố định nẹp bàn tay và thân cẳng tay.

Còn trong trường hợp khuỷu tay không gập được, không nên dùng sức để gập. Đặt nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân và đặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể các vị trí quanh cổ tay và đùi, quanh cánh tay và ngực, quanh cẳng tay và bụng.

Với tất cả những trường hợp bị gãy xương, cần sơ cứu để cố định vùng bị tổn thương và nhanh chóng đưa người bị thương đến cơ sở y tế để kịp thời được điều trị.

Tư vấn

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ
Sức khỏe

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ

Những ngày gần đây, thời tiết các tình thành phía Nam trải qua thời điểm nắng nóng, gắt, môi trường biến đổi thất thường, là điều kiện cho vi khuẩn, siêu vi khuẩn… bùng phát tấn công trẻ nhỏ. Dưới đây là một số bệnh mà trẻ nhỏ thường gặp trong mùa hè mà Trưởng khoa Tâm lý - Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh Ths.BS Đinh Thạc lưu ý các bậc phụ huynh bảo vệ con.

Lưu ý khi đưa trẻ uống vaccine Rota
Sức khỏe

Lưu ý khi đưa trẻ uống vaccine Rota

Để đảm bảo vaccine phát huy tối đa hiệu quả và an toàn, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần chuẩn bị chu đáo và tuân thủ các hướng dẫn quan trọng sau đây của Bộ Y tế và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc - UNICEF Việt Nam

Cảnh báo những triệu chứng có nguy cơ bị ung thư phổi di căn não
Sức khỏe

Cảnh báo những triệu chứng có nguy cơ bị ung thư phổi di căn não

PGS.TS. Đồng Văn Hệ – Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh cho biết, di căn não là biến chứng thường gặp ở nhiều loại ung thư nhưng đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân ung thư phổi. Tuy nhiên, mọi người phải cẩn trọng để ý các triệu chứng để phát hiện căn bệnh này.

Áp lực học tập, nữ sinh 15 tuổi nhập viện cấp cứu vì thủng hành tá tràng
Sức khỏe

Áp lực học tập, nữ sinh 15 tuổi nhập viện cấp cứu vì thủng hành tá tràng

Thời gian gần đây, số ca bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là các trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng dẫn đến thủng tạng rỗng. Đây là một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nhiễm trùng, nhiễm độc ổ bụng, suy đa tạng… thậm chí tử vong.

Căn bệnh khiến diễn viên Quý Bình vĩnh biệt khán giả ở tuổi 42 nguy hiểm như thế nào?
Sức khỏe

Căn bệnh khiến diễn viên Quý Bình vĩnh biệt khán giả ở tuổi 42 nguy hiểm như thế nào?

Ngày 06.3, diễn viên NSƯT Quý Bình được nhiều đồng nghiệp xác nhận đã qua đời ở tuổi 42 sau thời gian dài điều trị bệnh ung thư não, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng gia đình, bạn bè và người hâm mộ. Hơn một năm qua, diễn viên sinh năm 1983 gần như ở ẩn để chữa bệnh tại nhà riêng…