Bắc Giang

Nỗ lực lan tỏa dân ca các dân tộc thiểu số

Bắc Giang là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như Nùng, Tày, Sán Chay (Cao Lan) và Sán Dìu, Dao… Đây cũng là tỉnh có nền văn hoá, kho tàng di sản văn hóa phi vật thể khá phong phú. Trong đó, các loại hình dân ca truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây mang âm hưởng vô cùng độc đáo, góp phần tạo nên những mảng văn hóa đa sắc màu, di sản văn hoá quý.

Dân ca là di sản quý

Dân ca là những bài hát dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác, diễn xướng và lưu truyền. Vì vậy, mỗi dân tộc sở hữu loại hình dân ca riêng, với ngôn ngữ thể hiện riêng. Tuy nhiên, những di sản này đều có điểm chung là thông qua những ca từ để thể hiện tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, đó là những tiếng lòng được trao đi, nhận lại, thể hiện phong tục, tập quán và rồi tạo nên tình đoàn kết, gắn bó, lan tỏa sắc thái văn hóa tộc người.

Bắc Giang: Nỗ lực lan tỏa Dân ca dân tộc thiểu số -0
Người cao tuổi Bắc Giang tham gia giao lưu hát dân ca các dân tộc thiểu số

 Ở Bắc Giang, phía bên sườn Tây của dãy núi Yên Tử hùng vĩ, tại các huyện như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam vẫn luôn bảo tồn và phát huy tốt những bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Sán Chí, Dao, Cao Lan, Sán Dìu… Trải dọc từ phía Tây Yên Tử (huyện Sơn Động, huyện Lục Ngạn) về huyện Lạng Giang, rồi vòng qua miền núi rừng của huyện Yên Thế, chúng ta dễ bắt gặp, cảm nhận được những làn điệu dân ca của người Cao Lan, Sán Dìu. Theo thống kê, ở Bắc Giang có các loại hình dân ca như dân ca dân tộc Cao Lan (Sịnh ca), được lưu truyền trong cộng đồng dân tộc Cao Lan tại các huyện miền núi như một sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu. Qua những làn điệu dân ca này, người Cao Lan có thể gửi gắm, trao nhau những tâm tư, tình cảm, tình yêu đôi lứa, hay những ước mơ, nguyện vọng của mình với thiên nhiên và thần linh… Hơn nữa, Sịnh ca còn là kho tư liệu lịch sử phản ánh chân thực về đời sống sinh hoạt của người Cao Lan, sự đúc kết những triết lý nhân sinh sâu sắc. Về cơ bản, dân ca Cao Lan bao gồm các thể loại: Thsăn lèn (mừng năm mới), Thsao bạo (đối giao duyên), Kên láu (hát đám cưới), Tò tan (hát đố), …

Cùng sinh sống bên những dãy núi, sườn đồi tươi đẹp ấy, người Sán Chí ở Bắc Giang lại sở hữu loại hình dân ca mang tên Cnắng cọô. Đây là lối hát đối đáp nam- nữ, nhịp điệu theo thể thơ "thất ngôn tứ tuyệt", thường được trình diễn dưới nhiều hình thức, bối cảnh và không gian khác nhau, tiêu biểu là Hát ban ngày (chục cọô), còn được gọi là hát giao duyên hay hát ghẹo; Hát ban đêm (Cnắng coộ); Hát đám cưới (Chắu cọô), còn gọi là Tửu ca; Hát đổi danh (Zoóng hòô cọô) là thể loại chỉ có nam giới mới được hát… Cùng với đó, làn điệu Soọng Cô là tiếng hát từ tâm hồn của người Sán Dìu, được đúc kết từ cuộc sống lao động, sản xuất và các sinh hoạt văn hóa thường ngày của đồng bào. Vì thế dân ca Sán Dìu được đồng bào nâng niu, quý trọng, thực hành trong những cuộc vui, những nghi lễ cộng đồng vui nhộn.

Khác với một số loại hình dân ca dân tộc khác, hát Soong hao của dân tộc Nùng (phổ biến ở huyện Lục Ngạn) có nét đặc biệt ở chỗ, đó là điệu hát không có nhạc đệm. Tuy nhiên, Soong hao vẫn có được sức hấp dẫn, sự ngọt ngào, được thể hiện trong nhiều hoàn cảnh, nhiều không gian và thời gian khác nhau nên cũng được chia thành nhiều hình thức hát như: Hát giao duyên, hát ví, hát đối, hát ban ngày, hát ban đêm, hát đám cưới…

Bắc Giang: Nỗ lực lan tỏa Dân ca dân tộc thiểu số -0
Thế hệ trẻ tiếp biểu diễn hát dân ca Soong hao tại Ngày hội Văn hóa – Thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn

Nếu như người Cao Lan có Sịnh ca, người Sán Chí có Cnắng cọô, người Sán Dìu có Soọng cô, người Nùng có Soong hao thì người Tày và người Nùng ở Bắc Giang còn lưu giữ điệu hát Then rất độc đáo. Điệu hát Then gắn liền với cây đàn tính được chia làm hai loại, đó là Then tâm linh (nghi lễ Then) và then văn nghệ quần chúng.

Then tâm linh là một thể loại dân ca, mang màu sắc tín ngưỡng như: Lễ then cầu yên (Pèng ến); lễ then giải hạn; lễ then mừng nhà mới;… Bên cạnh đó, Then văn nghệ thường được diễn xướng tại các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của cộng đồng dân cư hay những cuộc thi văn hóa, văn nghệ trong khuôn khổ ngày hội văn hóa dân tộc. Then văn nghệ phát triển trong cộng đồng người Tày, Nùng ở Bắc Giang là những làn điệu ngắn, có âm hưởng vui tươi được tách ra từ nghi lễ Then, sau đó được đặt lời mới có thể cải biên, cách điệu cho phù hợp với việc trình diễn trên sân khấu. Nội dung của những bài hát Then chủ yếu là ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi, ca ngợi công lao của Đảng, Bác Hồ, cầu mong cuộc sống bình an, mùa màng bội thu…

Để lưu giữ, phát huy tiếng nói, dân vũ, trang phục truyền thống, các trò chơi dân gian, nghi lễ tập tục giàu sức sống, lan toả giá trị những làn điệu dân ca của các dân tộc thiểu số, hàng năm vào dịp mùa Xuân, huyện Lục Ngạn tổ chức Ngày hội Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện. Ngày hội được tổ chức với nhiều hoạt động như: Hội trại văn hóa; Giới thiệu và thi văn hóa ẩm thực truyền thống; Thi hát đối đáp dân ca và biểu diễn văn nghệ; Thi trình diễn người mặc trang phục dân tộc đẹp, biểu diễn các loại hình nghệ thuật…

Truyền lửa, gìn giữ cho muôn đời sau

Để bảo tồn, phát triển rộng khắp các làn điệu dân ca dân tộc thiểu số, những năm qua UBND tỉnh Bắc Giang và cấp ủy, chính quyền các địa phương nơi đây đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình dân ca. Trong đó phải kể đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến khích thành lập các câu lạc bộ (CLB) hát dân ca. Các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Lạng Giang đã quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của dân ca các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Hoạt động của các CLB hát dân ca không những góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc thiểu số mà còn trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng hấp dẫn, thu hút du khách tham quan, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tiêu biểu như: CLB dân ca Cao Lan, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế; CLB hát Then - Đàn tính (xã An Lạc, huyện Sơn Động); CLB hát dân ca dân tộc Cao Lan, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam. Tính riêng huyện Lục Nganh, năm 2022, toàn huyện hiện có 54 CLB thơ ca và hát dân ca các dân tộc, trong đó có 23 CLB thơ ca; 31 CLB hát dân ca các dân tộc.

Thực hiện các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình dân ca trên địa bàn tỉnh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo thực hiện Chương trình “Điều tra dân ca Sán Dìu tỉnh Bắc Giang”, thu thập được 2.203 bài hát dân ca Sán Dìu và tiến hành nghiên cứu sinh hoạt hát dân ca trong cộng đồng người Sán Dìu trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2016 - 2020, tổ chức sưu tầm được 68 hiện vật, bộ hiện vật về đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Sán Dìu, Cao Lan,...) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, những hiện vật này được bảo quản, lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu về di sản văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung và di sản dân ca nói riêng.

vôi tranh.png -0
Thành viên CLB Soọng cô xã Vô Tranh, huyện Lục Nam dạy cho các cháu nhỏ

Bên cạnh đó, Trường Trung cấp Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Giang cũng đã thực hiện Đề tài “Nghiên cứu bảo tồn âm nhạc dân gian của dân tộc Cao Lan trên địa bàn tỉnh Bắc Giang góp phần phục vụ phát triển du lịch cộng đồng”. Nhà hát Chèo Bắc Giang sưu tầm, luyện tập các làn điệu hát Then, đàn tính, các điệu múa truyền thống của dân tộc Tày, tiêu biểu là điệu múa Then Cha, Then Mẹ, bài hát Then - đàn tính “Trăng soi đường Bác”,… để đưa vào các chương trình biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ khán giả trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, công tác truyền dạy dân ca các dân tộc thiểu số cũng được tổ chức thường xuyên, tiêu biểu như: Năm 2016, thực hiện Chương trình Bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Cao Lan, mở lớp truyền dạy kỹ năng hát dân ca Cao Lan trên địa bàn xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn; định kỳ hàng năm tổ chức lớp truyền dạy hát Then, đàn tính cho các học viên là các hạt nhân văn nghệ trên địa bàn tỉnh...

Nhằm tôn vinh các loại hình dân ca, cũng như những người có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn, gìn giữ giá trị di sản của dân ca, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo việc nghiên cứu, lập hồ sơ đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Kết quả, được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với 4 di sản: Nghi lễ cấp sắc của người Dao; Dân ca Sán Chí, xã Kiên Lao và dân ca Cao Lan, xã Đèo Gia (huyện Lục Ngạn), Nghi lễ Then của người Tày, Nùng tỉnh Bắc Giang; 10 cá nhân là người dân tộc thiểu số được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 9 nghệ nhân nắm giữ loại hình di sản dân ca dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, để gìn giữ các di sản dân ca của các dân tộc, tô thắm thêm bức tranh văn hóa tươi đẹp, ngoài sự nỗ lực của các cấp, các ngành và vẫn cần sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng.

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.