Nhiều ý kiến đóng góp về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) từ Ngành Đồ uống Việt Nam

Vừa qua, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hiệp hội Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức đóng góp ý kiến về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) từ Ngành đồ uống Việt Nam tại Đà Nẵng. 

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam (VBA), ngày 21.2.2023, Bộ Tài chính đã gửi Văn bản số 1585/BTC-VCS gửi các bộ ngành, tổ chức, hiệp hội và đồng thời đăng tải toàn bộ dự thảo lên trang mạng của Bộ Tài chính, Chính phủ để lấy ý kiến của toàn thể nhân dân về việc lập đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) nhằm phát huy hơn nữa vai trò của các sắc thuế đối với đời sống, kinh tế, xã hội.

Bộ Tài chính cũng đã đề xuất trình Chính phủ tiến độ của dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Đồng thời, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV (tháng 5.2024). Trong đó có nội dung bổ sung đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia.

Nhiều ý kiến đóng góp về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) từ Ngành Đồ uống Việt Nam
Ngành Đồ uống Việt Nam đóng góp ý kiến nên bỏ đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn khỏi Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

“Ngành đồ uống là một trong những đối tượng chịu tác động trực tiếp, sâu rộng đối với luật thuế tiêu thụ đặc biệt với những đóng góp hàng chục ngàn tỷ động vào ngân sách nhà nước ở Trung ương và địa phương. Vì vậy, ý kiến đóng góp của ngành hàng là rất quan trọng để đảm bảo chính sách pháp luật khi ban hành có sự đồng thuận cao, hài hòa các lợi ích và đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu bền vững cho ngân sách Nhà nước” - ông Nguyễn Văn Việt chia sẻ.

Theo ghi nhận của PV tổng hợp lại, các đơn vị, chuyên gia đã nêu ý kiến, đề xuất trong việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt sắp tới rất nhiều. Cụ thể, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế VCCI chia sẻ, thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần định hướng sản xuất, tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Một sắc thuế tiêu thụ đặc biệt tốt thì ngoài các mục tiêu trên còn cần tính tới các yếu tố như tính khả thi, tính tuân thủ, cạnh tranh bình đẳng, tính tin cậy, dự báo trước được và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ông Tuấn cũng đặt ra vấn đề chính sách được đề xuất có đảm bảo nhất quán với các chính sách, chủ trương liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 không? Lộ trình tăng thuế như thế nào là phù hợp để các doanh nghiệp điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh, đảm bảo vừa ổn định sản xuất, vừa đóng góp nguồn thu cho ngân sách Nhà nước trong khi doanh nghiệp cần phục hồi sau đại dịch, trong bối cảnh lạm phát tăng cao và kinh tế Việt Nam cũng như toàn cầu còn rất khó khăn?

Đại diện Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) đề nghị Bộ Tài chính bỏ đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn khỏi Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Bởi hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành không có định nghĩa về “đồ uống có đường”. Do đó, đề xuất của Bộ Tài chính có thể bao gồm cả một số sản phẩm thiết yếu và tốt cho sức khỏe như sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm y tế cho người bệnh...

"Nếu đề xuất được thông qua, cả ngành thực phẩm và đồ uống, vốn đang chật vật phục hồi sau COVID-19, sẽ đối mặt thêm gánh nặng tài chính. Nó cũng tạo thêm áp lực cho các gia đình khi phải chi trả cao hơn cho nhiều loại thực phẩm thông thường", phía AmCham cho biết.

Bên cạnh đó, cũng có không ít ý kiến thể hiện sự quan ngại khi chỉ ra ngoài những khó khăn chung, về môi trường pháp lý, từ năm 2003 đến nay, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã 5 lần sửa đổi. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt chưa đạt được mục tiêu giảm tiêu dùng và bảo vệ sức khỏe. Tăng thuế không giải quyết vấn đề rượu bất hợp pháp, chiếm 60- 70% thị trường, gây thất thoát 751 triệu USD/ năm, từ đó, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và kinh doanh hợp pháp, tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt không giúp nuôi dưỡng nguồn thu cho nhà nước. Vấn đề gốc rễ bao gồm rượu phi chính thức gây rủi ro cho sức khỏe và gây thất thu ngân sách lại không được tập trung giải quyết.

Ông Đỗ Thái Vương - Trưởng tiểu ban Nước giải khát - VBA, cho hay doanh nghiệp rất chia sẻ với mong muốn của Chính phủ trong việc giải quyết các thách thức về sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại chưa thích hợp để tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, bởi doanh nghiệp đang chịu mức tăng nguyên vật liệu vượt quá khả năng gánh chịu. Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ dẫn đến tăng giá sản phẩm bia, có thể khiến người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch sang sử dụng các sản phẩm phi chính thống.

VBA cũng kiến nghị xem xét chưa sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ít nhất trong thời gian 2023-2024 để giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh và phục hồi sau đại dịch, đồng thời không bổ sung mặt hàng đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cần được xem xét, thảo luận và thông qua tại hai kỳ họp Quốc hội, cần có đánh giá cụ thể, toàn diện về tác động của thay đổi đề xuất, bao gồm các tác động lan tỏa với nền kinh tế, trước khi thay đổi luật.

TS. Phạm Tuấn Khải - chuyên gia luật, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Văn phòng Chính phủ cho rằng, ban soạn thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) cần có đánh giá tác động xã hội của điều luật kỹ hơn khi được điều chỉnh như việc phản ứng của doanh nghiệp phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

“Trong lộ trình xây dựng luật cần quan tâm yếu tố tác động của luật với người tiêu dùng, với kinh tế và xã hội và không nên làm nóng vội, ảnh hưởng đến người làm chính sách và các doanh nghiệp” - ông Khải nói.

Đa phần các ý kiến từ Ngành Đồ uống Việt Nam muốn đóng góp về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là nên bỏ đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn khỏi Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Đời sống

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã hỗ trợ BVĐK tỉnh mổ một số ca bệnh khó
Đời sống

Nâng chất lượng khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn

Việc làm tốt công tác chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại đơn vị, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, góp phần giảm tải cho tuyến trên. Đó là ý kiến của GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế khi đến thăm và làm việc về công tác khám, chữa bệnh và nhu cầu đào tạo, chuyển giao kỹ thuật tại đơn vị.

Kỹ năng lao động vẫn được đánh giá là yếu tố quan trọng để phát triển thị trường
Đời sống

Nhiều tín hiệu lạc quan từ thị trường lao động

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, thị trường lao động trong quý III.2024 đang có những chuyển biến tích cực. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động đều tăng so với quý trước và cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp trong độ tuổi lao động cũng đã giảm, mang lại những tín hiệu lạc quan cho thị trường lao động.

BIC tặng quà hấp dẫn mừng ngày Phụ nữ Việt Nam
Đời sống

BIC tặng quà hấp dẫn mừng ngày Phụ nữ Việt Nam

Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10, từ ngày 11.10.2024 đến ngày 31.10.2024, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) gửi tặng khách hàng chương trình ưu đãi “Quà tặng bình an, gửi trao đến nàng”, áp dụng khi mua bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm ung thư trực tuyến.

Agribank ưu đãi lãi vay đối với khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão
Đời sống

Agribank ưu đãi lãi vay đối với khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão

Với mong muốn tiếp tục hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phục hồi, tái thiết hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank dành 5.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ưu đãi đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão với lãi suất chỉ từ 3,6%/năm.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu thông tin về vấn đề biên chế công đoàn hiện nay
Đời sống

Tăng biên chế công đoàn đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp, đoàn viên, người lao động ngày càng tăng, việc Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đề xuất ở những doanh nghiệp có từ 1.000 lao động trở lên, cần bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách do tổ chức công đoàn trả lương được đánh giá là cần thiết. Điều này sẽ bảo đảm tiếng nói độc lập, mạnh mẽ của cán bộ công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động.

Quảng Bình: “Đột phá” trong chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân tại huyện Quảng Ninh
Xã hội

Đột phá trong chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân tại huyện Quảng Ninh

Từ địa phương có tỷ lệ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thấp nhất toàn tỉnh, chỉ sau 2 ngày ra quân “tổng lực” phối hợp giữa BHXH huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cùng các đơn vị, huyện đã tăng thêm hơn 50% so với tỷ lệ trước; vượt tỷ lệ bình quân chung của toàn tỉnh và toàn quốc…

Bắc Ninh: Chủ động và trách nhiệm trong triển khai Đề án 1371
Đời sống

Bắc Ninh: Chủ động và trách nhiệm trong triển khai Đề án 1371

Trong suốt 3 năm triển khai Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), Ban Chỉ đạo Đề án 1371 tỉnh Bắc Ninh đã tích cực tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án; huy động tối đa mọi nguồn lực, nhân lực, hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Eximbank ủng hộ 10 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
Đời sống

Eximbank ủng hộ 10 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Vừa qua, Eximbank đã đóng góp 10 tỷ đồng vào chương trình "Mái ấm cho đồng bào tôi" do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì. Chương trình đặt mục tiêu xóa bỏ hơn 153.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước năm 2025, giúp đỡ các hộ nghèo và cận nghèo có nơi ở ổn định, an toàn và bền vững.

Mái ấm gia đình Việt mang yêu thương đến các em nhỏ mồ côi do ảnh hưởng của bão Yagi
Đời sống

Mái ấm gia đình Việt mang yêu thương đến các em nhỏ mồ côi do ảnh hưởng của bão Yagi

Chương trình Mái ấm gia đình Việt với sự dẫn dắt của MC Quyền Linh lần thứ 3 có mặt tại Bắc Bộ để tìm kiếm, hỗ trợ các em nhỏ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn hoặc mồ côi do ảnh hưởng của đợt bão lũ Yagi vừa qua. Mái ấm gia đình Việt tiếp tục hành trình nhân ái tại miền Bắc trong 3 ngày 8, 9 và 10.11. Chương trình với sự tham gia của 12 nghệ sĩ nổi tiếng để cùng hỗ trợ 18 em nhỏ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: BN
Đời sống

Công bố Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Ngày 9.10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Công bố quyết định phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sử dụng Phân bón Cà Mau cây trồng cho ra năng suất, chất lượng cao.
Đời sống

“Kỹ thuật trao tay – vượt khó khăn ngay” cùng PVCFC

Trước những thiệt hại nặng nề do đợt mưa lũ đặc biệt lớn gây ra tại miền Bắc vừa qua, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nhanh chóng triển khai chuỗi hoạt động hỗ trợ thiết thực nhằm giúp bà con nông dân vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.

Hà Nội vang mãi khúc hùng ca
Đời sống

Hà Nội vang mãi khúc hùng ca

Những ngày này, không khí lễ hội đang tràn ngập khắp các tuyến đường, ngõ phố của Hà Nội khi triệu triệu trái tim người Việt nói chung và nhân dân Thủ đô hướng về kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024). Sự kiện lịch sử này không chỉ là dịp để nhìn lại quá trình đấu tranh gian khổ của dân tộc mà còn là cơ hội để thể hiện lòng tự hào và tinh thần đoàn kết của người dân Hà Nội.

Vì mục tiêu cao cả và thiêng liêng!
Đời sống

Vì mục tiêu cao cả và thiêng liêng!

Theo báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, từ năm 2000 - 2023 đã có hơn 1,7 triệu căn nhà Đại đoàn kết được xây mới và sửa chữa. Trong giai đoạn 2021 - 2023, với sự trợ giúp của cộng đồng và ngân sách nhà nước, đã có 139.995 căn nhà được xây dựng và cải tạo.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã trao quyết định của Chủ tịch nước cho ba sĩ quan đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Liên Hợp Quốc
Đời sống

Khẳng định sự chuyên nghiệp, sáng tạo, kỷ luật cao

Các sĩ quan Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc theo hình thức cá nhân đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, thể hiện sự chuyên nghiệp, sáng tạo, kỷ luật cao, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với Chỉ huy Phái bộ cũng như bạn bè và đồng nghiệp quốc tế.

BIDV ủng hộ 100 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

BIDV ủng hộ 100 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Vừa qua, tại Hà Nội, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức “Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước” với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”. Tại chương trình, BIDV đã đóng góp 100 tỷ đồng để chung tay cùng ngành ngân hàng ủng hộ số tiền 1.000 tỷ đồng nhằm thực hiện chương trình an sinh xã hội có ý nghĩa này.