Bài 3:

Nhiều sai phạm về đất đai tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum: Phát sinh khiếu kiện kéo dài, nổi cộm

Nhiều sai phạm trong giao đất, quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Kon Plông những năm qua đã và đang để lại dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân tại địa phương, thậm chí gây khiếu kiện kéo dài. Một trong những vụ việc đang nổi cộm là vụ án dân sự tranh chấp giữa bà Võ Thị Thu Lan và bà Nguyễn Thị Kim Dung.

Từ đối tác đến pháp đình

Theo đơn gửi đến Báo Đại biểu Nhân dân cùng nhiều hồ sơ liên quan, bà Võ Thị Thu Lan, sinh năm 1971, thường trú tại đường Trần Nhân Tông, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum phản ánh: Năm 2004, bà có nhận chuyển nhượng 30.000 m2 (3ha) đất rẫy tại đồi Ngọc Ngũ thuộc xã Đăk Long (nay là đồi Đức Mẹ, thị trấn Măng Đen) của vợ chồng ông A Thơm và bà Y Noi, là người đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương với giá 600.000 đồng thông qua giấy viết tay đề ngày 5.12.2004. Sau đó, gia đình bà Lan đã cải tạo lại 2 ngôi nhà tạm trên đất, rồi tiến hành sửa sang, xây thêm nhiều hạng mục để kinh doanh thu mua dược liệu, nông sản của người dân. Gia đình bà gồm chồng con chuyển từ Vĩnh Long lên mảnh đất này sinh sống, nhập khẩu, con học hành, bố mẹ kinh doanh tại mảnh đất này hơn chục năm nay cho đến giờ (có kèm theo nhiều giấy xác nhận, người làm chứng).

Theo bà Lan, năm 2008, bà có quen biết với bà Nguyễn Thị Kim Dung và được bà Dung mời tham gia vào chuỗi hệ thống du lịch sinh thái tại Măng Đen (bà Dung khi đó là kế toán Công ty cổ phần Sài Gòn Măng Đen). Cụ thể, bà Dung sẽ đưa khách du lịch đến hàng quán của bà Lan tham quan mua sắm; thay bà Lan mua hàng hóa và vận chuyển từ miền xuôi lên Măng Đen theo các chuyến xe chở khách du lịch của Công ty. Đổi lại, bà Lan sẽ chi trả hoa hồng cho bà Dung, đồng thời bà Lan phải tham gia góp vốn vào Công ty Măng Đen dưới hình thức mua cổ phần nhiều lần; mỗi đợt giao khoản tiền cọc ghi là “tiền mặt bằng” vào sổ sách theo dõi của Công ty.

Nhiều sai phạm về đất đai tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon TumBài 3: Vụ việc khiếu kiện kéo dài, nổi cộm -0
Những công trình trên đất này, cả 2 bên đều cho mình xây dựng

Mâu thuẫn bắt đầu từ năm 2016, bà Dung có đơn đề ngày 27.9.2016 đề nghị chính quyền xã Đăk Long giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên với lý do bà Dung đòi lại đất cho bà Lan thuê (bằng miệng, không có hợp đồng) và cho rằng số tiền bà Lan đặt cọc hàng tháng trước đó là tiền thuê mặt bằng khu đất cùng một số tài sản trên đó. Bên cạnh đó, bà Dung đưa ra các giấy tờ được UBND huyện Kon Plông cho thuê đất và biên bản giao đất từ năm 2008. Hai bên từ đối tác hợp tác làm ăn đã có quan điểm khác biệt, bà Lan cho rằng quan hệ của bà với bà Dung là góp vốn, cộng tác hưởng hoa hồng; còn bà Dung cho rằng đó là quan hệ thuê tài sản. Việc tranh chấp này diễn ra từ đó đến nay, nhiều cấp tòa đã tiến hành xét xử, nhưng bà Lan vẫn không đồng ý, tiếp tục khiếu kiện lên các cấp cao hơn.

Theo đơn và những bức xúc trình bày với các cấp tòa án và các cơ quan liên quan, bà Lan cho rằng trong các giấy tờ giao đất của bà Dung đưa ra tồn tại những mâu thuẫn và đáng ngờ. Cụ thể, bà Lan đã mua đất từ năm 2004 và sinh sống, làm ăn trên đất sau đó (điều này đã được nhiều người dân địa phương chứng nhận), nhưng phải đến khi tranh chấp mới biết việc chính quyền đã ra các quyết định giao đất cho người khác vào năm 2008. Trong khi gia đình bà Lan sinh sống và kinh doanh trên đó lại không biết đất đã bị thu hồi, giao cho bà Dung, nên đặt câu hỏi quy trình thu hồi đất khi đang có người sinh sống trên đó của UBND tỉnh Kon Tum, quy trình giao đất của UBND huyện Kon Plong cho bà Dung có đúng quy định của pháp luật?.

Nhiều sai phạm về đất đai tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon TumBài 3: Vụ việc khiếu kiện kéo dài, nổi cộm -0
Lối lên khu đất đang tranh chấp

Bà Lan còn cho rằng trong biên bản bàn giao đất cho bà Dung năm 2008 trình tòa án có dấu hiệu giả mạo để hợp thức như: Người ký và đóng đấu vào biên bản bàn giao đất trên thực địa với chức danh Chủ tịch xã Đăk Long ông Trương Ngọc Tuyền thời điểm đó chưa phải là Chủ tịch UBND xã, mà phải đến 2013 mới được bầu theo Quyết định 142/QĐ-CT ngày 23.2.2013 của UBND huyện Kon Plông. Thêm nữa, cán bộ địa chính xã Lê Ngọc Hoàng có tên trong biên bản là đại diện UBND xã tham gia bàn giao đất trên thực địa  xác nhận rằng bản thân không tham gia việc bàn giao và không có chữ ký.

Đem những thắc mắc ở trên, phóng viên đã gặp và trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Dung, hiện là Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sài Gòn Măng Đen, được bà Dung cung cấp thêm các tài liệu liên quan và cho biết đất đó được huyện giao từ năm 2008, từ 2019 đến nay đóng thuế đầy đủ; việc xảy ra tranh chấp đang gây thiệt hại cho phía mình.

Vụ việc tranh chấp xuất hiện nhiều tình tiết phức tạp, mỗi bên đều có quan điểm khác biệt, khiến chính quyền địa phương không thể hòa giải, hai bên từ là đối tác hợp tác với nhau, phải ra chốn pháp đình nhờ tòa án phân xử bắt đầu từ đơn khởi kiện ngày 25.10.2017.

Bốn bản án qua các cấp tòa

Ngày 12.3.2019, TAND huyện Kon Plông mở phiên xét xử tranh chấp dân sự “Về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán tài sản”. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm số 01/2019/DS-ST sau đó bị TAND tỉnh Kon Tum tuyên hủy ở cấp phúc thẩm do có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, việc thu thập chứng cứ và chứng minh không đúng quy định; chuyển toàn bộ hồ sơ cho TAND huyện Kon Plông giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm.

Ngày 16.12.2021, TAND huyện Kon Plông mở lại phiên xét xử sơ thẩm, tuyên bản án số 04/DS-ST: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Dung, buộc chấm dứt hợp đồng thuê khoán tài sản (bằng miệng) và trả lại đất và tài sản cho nguyên đơn. Bà Dung phải trả cho bà Lan số tiền hơn 266 triệu đồng là tiền định giá các tài sản của bà Lan trên đất; không chấp nhận phản tố của bị đơn là bà Lan.

Sau đó, vụ việc tiếp tục với phiên xử lần thứ 4, TAND tỉnh Kon Tum tuyên bản án phúc thẩm số: 16/2022/DS-PT với nội dung gần như y án sơ thẩm. Không chấp nhận, bà Lan vẫn tiếp tục kháng nghị lên cấp cap hơn. Ngày 18.10.2022, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng ban hành Thông báo số 447/TB-VKS-DS về việc không kháng nghị giám đốc thẩm sau khi nhận được đơn của bà Lan.

Sau đó, bà Lan tiếp tục có đơn đề nghị tái thẩm vụ án, do xuất hiện những chứng cứ mới chứng minh về nguồn gốc đất thuộc về ông A Thơm và gia đình do khai hoang từ những năm 1970 bao gồm: Đơn xin cấp đất rẫy ngày 23.3.1998 của ông A Thơm gửi UBND xã Măng Cành có chữ ký xác nhận của Chủ tịch UBND xã Măng Cành thời điểm đó là ông A Bóc và đóng dấu UBND xã. Trên cơ sở những chứng cứ mới xuất hiện này, ngày 14.9.2023, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã có Công văn số 20/CV-TANDCCĐN yêu cầu đồng chí Chi cục trưởng Chi cục thi hành án huyện Kon Plông tạm hoãn thi hành bản án trong thời gian 3 tháng kể từ ngày ra văn bản để có thời gian xem xét lại đơn của đương sự.

Nhiều sai phạm về đất đai tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon TumBài 3: Vụ việc khiếu kiện kéo dài, nổi cộm -0
Bà Lan cho rằng nguồn gốc đất mua của ông A Thơm được cấp từ năm 1998

Vụ việc đến nay đã trải qua 4 phiên tòa, 1 kháng nghị giám đốc thẩm với phần tuyên phần thắng thuộc về bà Dung. Tuy nhiên, cho đến nay, đã xuất hiện nhiều tình tiết mới; còn bà Lan tiếp tục làm đơn kêu cứu đến các cơ quan Trung ương đề nghị nhiều nội dung cần làm rõ: Về nguồn gốc đất mà UBND tỉnh Kon Tom thu hồi 350 ha để giao cho UBND huyện Kon Plông quản lý tại Quyết định số 1617/QĐ-UBND ngày 22.11.2004 có phải do Lâm trường Măng Cành 1 khi đó quản lý?; Căn cứ của Tòa cho rằng một số công trình trên đất là do bà Dung xây dựng là chưa thỏa đáng? Trong khi bà Lan cũng nhận đó là các công trình do mình xây dựng và có các giấy xác nhận của thợ và của hàng kinh doanh vật liệu xây dựng. Bà Lan cho rằng tòa chưa xem xét nếu bà Dung được giao đất từ năm 2008, có sử dụng đất trên thực tế hay không và nếu không sử dụng thì sao không bị thu hồi theo quy định của pháp luật?. Bên cạnh đó, bà Lan còn phản ánh nếu đã giao cho bà Dung năm 2008 thì sao đến năm 2018, UBND huyện còn cắt đất do bà đang quản lý và sử dụng đem đấu giá 4 lô,  khoảng gần 4.000 m2?, khiến diện tích thực tế hiện nay bà mới đề nghị đơn vị đo đạc ngày 6.7.2022 chỉ còn 21.193 m2….

Để tìm hiểu về nguồn gốc đất, phóng viên đã trao đổi với Chủ tịch UBND thị trấn Măng Đen Châu Văn Lâm, cho rằng sự việc xảy ra đã lâu, ông mới về nhận nhiệm vụ khoảng 2 năm; cán bộ thì đã qua nhiều thế hệ, nên khó nắm rõ. Còn về phía UBND huyện Kon Plông, phóng viên sau nhiều lần liên hệ với đồng chí Bí thư Huyện ủy, và đồng chí Chủ tịch UBND huyện đều báo bận; gặp trực tiếp Chánh văn phòng UBND huyện Hà Đức Vịnh thì được giới thiệu làm việc với Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường Phan Thành Diễn. Kết quả là được ông Diễn cung cấp một số quyết định liên quan, vì ông cũng mới nhận nhiệm vụ nên không thể nắm rõ vụ việc do đã xảy ra từ lâu và kéo dài cho đến nay.

Ngày 27.6.2023, Ban Dân Nguyện (UBTV Quốc hội) đã có Công văn số 788/BDN chuyển đơn của bà Võ Thị Thu Lan tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum để xem xét, chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật, báo cáo kết quả giải quyết đến Ban Dân nguyện để thực hiện nhiệm vụ giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh của UBTV Quốc hội. Ngày 17.7.2023, Trụ sở tiếp công dân Trung ương có Công văn số 1179 gửi Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum xem xét giải quyết vụ khiếu kiện kéo dài, đông người liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số này.

Kiểm tra - Giám sát

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Nghĩa Phước trúng thầu thi công đường Lò Lu, TP. Thủ Đức nhưng thi công dang dở, tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng
Kiểm tra - Giám sát

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Nghĩa Phước trúng thầu thi công đường Lò Lu, TP. Thủ Đức nhưng thi công dang dở, tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng

Sau 4 năm khởi công gói thầu xây lắp 2 của Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lò Lu (phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức), Công ty Cổ phần Xây dựng Nghĩa Phước mới thi công đạt 2% giá trị hợp đồng rồi ngưng thi công. Đường Lò Lu hiện nay bị xuống cấp nghiêm trọng với hàng trăm ổ gà, ổ voi...

Hai dự án do BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư có nhiều thiếu sót, tồn tại
Kiểm tra - Giám sát

Hai dự án do BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư có nhiều thiếu sót, tồn tại

Dự án thi công xây dựng đường, cầu Vàm Tư và dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT.746 đoạn từ ngã ba Tân Thành đến ngã ba Hội Nghĩa do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư được thanh tra phát hiện có nhiều thiếu sót, tồn tại.

Công ty Xổ số Kiến Thiết Long An nói gì về việc đi “học tập kinh nghiệm” ở các địa điểm du lịch nổi tiếng tại nhiều nước trên thế giới?
Kiểm tra - Giám sát

Công ty Xổ số Kiến Thiết Long An nói gì về việc đi “học tập kinh nghiệm” ở các địa điểm du lịch nổi tiếng tại nhiều nước trên thế giới?

Lãnh đạo Công ty Xổ số Kiến Thiết Long An khẳng định tất cả các địa điểm trong lịch trình đều là “điểm học tập kinh nghiệm, nghiệp vụ xổ số”. Việc học được bắt đầu từ sân bay nhập cảnh nước bạn đến sân bay về nước.

Công ty Xổ số Kiến thiết Long An chi gần 11 tỷ đồng đi "học tập kinh nghiệm" hay đi tham quan, du lịch nhiều nước nổi tiếng trên thế giới?
Kiểm tra - Giám sát

Công ty Xổ số Kiến thiết Long An chi gần 11 tỷ đồng đi "học tập kinh nghiệm" hay đi tham quan, du lịch nhiều nước nổi tiếng trên thế giới?

Trong vòng 1 năm, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Long An đã phê duyệt 5 gói thầu tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm, nghiệp vụ tại nhiều nước trên thế giới, tổng trị giá gần 11 tỷ đồng. Tuy nhiên, lịch trình nhiều chuyến đi chỉ là tham quan du lịch nhiều nước nổi tiếng trên thế giới, thực tế không có hoạt động học tập nào.

Công ty TNHH Kinh Bố liên tục trúng thầu sát giá tại các công ty điện lực phía Nam, trúng gói thầu 14 tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách 16.000 đồng
Phòng chống tham nhũng

Công ty TNHH Kinh Bố liên tục trúng thầu sát giá tại các công ty điện lực phía Nam, trúng gói thầu 14 tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách 16.000 đồng

Trong 3 tháng cuối năm 2023, Công ty TNHH Kinh Bố trúng liên tiếp 15 gói thầu, trị giá hơn 162 tỷ đồng tại một số công ty điện lực khu vực phía Nam, có gói thầu trị giá hơn 14 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước 16.000 đồng.

TP. Hồ Chí Minh: Hồ sơ đăng ký sửa chữa, cải tạo nhà tại phường Tân Phú, Quận 7 vướng hàng loạt vi phạm
Kiểm tra - Giám sát

TP. Hồ Chí Minh: Hồ sơ đăng ký sửa chữa, cải tạo nhà tại phường Tân Phú, Quận 7 vướng hàng loạt vi phạm

Thanh tra Quận 7 xác định, UBND phường Tân Phú bố trí công chức tư pháp – hộ tịch phụ trách tham mưu công tác quản lý xây dựng, sửa chữa nhà là không đúng nhiệm vụ; bên cạnh đó, nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng kéo dài nhưng chưa xử lý dứt điểm.

TP. Hồ Chí Minh: Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn chưa chấm dứt hợp đồng phát triển Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2
Kiểm tra - Giám sát

TP. Hồ Chí Minh: Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn chưa chấm dứt hợp đồng phát triển Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2

Hiện các đơn vị liên quan tại TP. Hồ Chí Minh đang thực hiện việc chấm dứt hợp đồng hợp tác phát triển Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 liên quan đến Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) theo ý kiến chỉ đạo của Ban Cán sự đảng UBND thành phố.

Nhà máy Kanglongda Huế dính hàng loạt sai phạm: “Cần làm rõ trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế”
Kiểm tra - Giám sát

Nhà máy Kanglongda Huế dính hàng loạt sai phạm: “Cần làm rõ trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế”

Công ty Kanglongda International Holdings Limitted (trụ sở tại Hồng Kông, Trung Quốc) đầu tư dự án Nhà máy Kanglongda Huế đã liên tiếp cố tình vi phạm pháp luật Việt Nam. Điều khiến dư luận bức xúc là trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng ở đâu. Trong khi đó, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh bày tỏ quan điểm cho rằng cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý không thể lách luật bằng “điệp khúc” phạt cho tồn tại”.

Bà Rịa - Vũng Tàu: 3 dự án bãi container hơn 10 năm vẫn là "rừng đước, vuông tôm" vi phạm thế nào?
Kiểm tra - Giám sát

Bà Rịa - Vũng Tàu: 3 dự án bãi container hơn 10 năm vẫn là "rừng đước, vuông tôm" vi phạm thế nào?

3 dự án bãi container tại phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ đang vướng hàng loạt vi phạm về đất đai như chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, bàn giao đất thực địa “trên giấy”, hết hạn gia hạn sử dụng đất…, hiện khu vực này vẫn là "rừng đước, vuông tôm".

Đồng Nai: Kiến nghị rà soát lại giá trị quyền sử dụng đất tại Dự án khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước
Kiểm tra - Giám sát

Đồng Nai: Kiến nghị rà soát lại giá trị quyền sử dụng đất tại Dự án khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước

Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai rà soát lại việc xác định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất tại Dự án khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước của Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Xây dựng (DIC).