Nhiều hồ chứa ở Ninh Thuận sắp cạn kiệt, nguy cơ thiếu nước vụ mùa

Theo lãnh đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận, tính đến ngày 17.9, lượng nước tích được tại 21 hồ chứa do công ty quản lý chỉ đạt 97,35/194,49 triệu m3, đạt khoảng 50% dung tích thiết kế; trong đó lượng nước hồ Sông Sắt chiếm đến gần 53 triệu m3 tổng lượng nước hiện tại (hơn 97 triệu m3). Trong khi 20 hồ còn lại lượng nước đang sắp cạn kiệt. Riêng hồ Đơn Dương, mực nước hiện chỉ còn 37,73/165 triệu m3, đạt hơn 22% dung tích thiết kế.

Lượng nước hiện có cơ bản chỉ đảm bảo ưu tiên phục vụ sinh hoạt của người dân, nước uống cho gia súc, cho cây trồng lâu năm và phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm khác với nhu cầu từ nay đến cuối năm 2019 trên 17 triệu m3 nước. Trong đó, nước sinh hoạt 6,9 triệu m3; nước cho chăn nuôi hơn 2 triệu m3; nước tưới cho cây trồng lâu năm và nước phục vụ cho ngành kinh tế khác khoảng 8 triệu m3.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phan Quang Thựu cho biết với tỉnh Ninh Thuận, khó khăn lớn nhất vẫn là bài toán về nguồn nước tưới. Lượng nước còn lại như trên đặt ra cho Ninh Thuận bài toán cần giải quyết gấp đó là phải có phương án sản xuất thật cụ thể, chi tiết và giao cho từng địa phương để ứng phó với tình hình thiếu nước một cách có hiệu quả.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thuận Nam Diệp Minh Xuân cho rằng do thiếu nước nên từ đầu năm đến nay nhiều địa phương trong huyện phải ngưng sản xuất với diện tích khoảng 800ha. Nếu từ nay đến hết tháng Chín không mưa, địa phương lại phải ngưng sản xuất tiếp, rất khó khăn cho nông dân. Vụ mùa tới đây nếu tính phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng (trồng rau màu, cây lâu năm) cũng gặp khó do không có nguồn nước để đáp ứng tưới.

Nhiều hồ chứa nước ở Ninh Thuận sắp cạn kiệt, gây khó khăn cho sản xuất vụ mùa 2019. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)
Nhiều hồ chứa nước ở Ninh Thuận sắp cạn kiệt, gây khó khăn cho sản xuất vụ mùa 2019. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Ông Diệp Minh Xuân cho biết trước tình hình trên, Ủy ban Nhân dân huyện Thuận Nam cũng đã làm việc với nhiều địa phương và nông dân cũng không mặn mà sản xuất vụ mùa, bởi thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh cây trồng hay xảy ra nên sản xuất sẽ gặp khó khăn. Do đó, nông dân ở một số địa phương trong huyện thống nhất không sản xuất lúa cũng như cây trồng vụ mùa, mà chờ đến vụ Đông Xuân 2019-2020 mới gieo cấy và sản xuất.

Không chỉ huyện Thuận Nam, ngay huyện Ninh Phước cũng đang tính đến phương án ngưng sản xuất vụ mùa vì hiệu quả mang lại không cao. Một mặt là do thời tiết mùa vụ tác động, mặt khác lo ngại giữa thời điểm sản xuất lại thiếu nước tưới.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ninh Phước Nguyễn Hữu Đức đánh giá, Ninh Phước là huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Thế nhưng do không đủ nguồn nước tưới nên vụ Mùa tới gần 1/3 diện tích phải ngưng sản xuất. Hơn nữa vụ Hè Thu đang thu hoạch năng suất lúa cũng không đạt do nhiều yếu tố tác động; trong đó có tình trạng lúa lai pha lẫn lúa thịt (lúa ma). Vì lẽ đó Ủy ban Nhân dân huyện khuyến cáo nông dân ngưng sản xuất vụ mùa, tiến hành cày ải nghỉ đất để chờ vụ Đông Xuân đảm bảo nước tưới, thời vụ gieo cấy và hiệu quả sản xuất.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam lưu ý chính quyền các địa phương cần có đánh giá đúng thực tiễn, phải tính toán kỹ nếu cho dừng sản xuất vụ mùa vì liên quan đến đảm bảo lương thực cho người dân, nhất là vào thời điểm cuối năm.

Trên cơ sở đề xuất của ngành nông nghiệp, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã thống nhất xuất sản xuất vụ mùa theo phương án hai, đó là nếu từ nay đến hết tháng Chín trên địa bàn tỉnh có mưa, dung tích các hồ chứa đạt trên 50% dung tích thiết kế; đồng thời lượng nước của hồ Đơn Dương đạt khoảng 50 triệu m3 thì sẽ thực hiện kế hoạch điều tiết nước phục vụ sản xuất tại khu tưới gồm 18/21 hồ chứa (trừ khu vực hồ Ông Kinh, hồ CK 7 và hồ Ma Trai).

Theo phương án đó, vụ mùa 2019 này toàn tỉnh gieo trồng hơn 21.600ha; trong đó lúa hơn 11.700ha, còn lại là các loại hoa màu khác… tập trung thực hiện ở khu tưới hệ thống Sông Pha, vùng đầu kênh Nam, kênh Bắc của đập Nha Trinh và toàn bộ khu tưới đập Lâm Cấm cùng một số vùng thuộc khu tưới hồ, đập nhỏ do địa phương quản lý.

Ông Trần Quốc Nam cho biết căn cứ lượng nước ở các hồ chứa, các địa phương cần khẩn trương gieo cấy vụ mùa và phải hoàn thành trước ngày 30.9, tránh tình trạng gieo cấy kiểu “da beo." Đối với các địa phương khó khăn nguồn nước tưới, cần chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, không để xảy ra tình trạng gieo cấy ngoài kế hoạch như các vụ trước đây, không đảm bảo nước tưới đến cuối vụ, gây thiệt hại cho sản xuất.

Ngành nông nghiệp tiếp tục theo dõi chặt chẽ lượng mưa, quản lý lượng nước ở các hồ chứa nghiêm ngặt để đảm bảo nước cho cả sinh hoạt, sản xuất và chăn nuôi. Bên cạnh đó, thường xuyên phối hợp với Công ty cổ phần thủy điện Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi thống nhất kế hoạch cấp nước cho tỉnh từ nay đến cuối năm 2019 phù hợp theo từng thời điểm, vừa đảm bảo sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt của người dân.

Môi trường

Samsung Electronics HCMC CE Complex khởi công dự án điện mặt trời mái nhà
Kinh tế

Samsung Electronics HCMC CE Complex khởi công dự án điện mặt trời mái nhà

Ngày 25.4, Công ty TNHH Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) chính thức khởi công dự án điện mặt trời mái nhà với công suất gần 28 MWp. Đây là dấu mốc quan trọng trong hành trình hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững và thể hiện rõ nét trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Samsung tại thị trường Việt Nam.

Truyền thông hiệu quả - đòn bẩy giảm rác thải nhựa
Môi trường

Truyền thông hiệu quả - đòn bẩy giảm rác thải nhựa

Từ kinh nghiệm triển khai Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ trì, phối hợp triển khai cùng Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF - Việt Nam) cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của truyền thông – giáo dục trong việc đồng hành cùng chính sách, khơi dậy ý thức trách nhiệm, thay đổi hành vi góp phần giảm rác thải nhựa.

Ảnh minh họa
Xã hội

Sẽ ban hành kế hoạch quốc gia khắc phục ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí đang trở thành thách thức môi trường nghiêm trọng tại nhiều đô thị lớn ở nước ta. Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia về khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí giai đoạn 2025 - 2030 nhằm kiểm soát các nguồn phát thải lớn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy phát triển bền vững.

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững
Môi trường

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững

Với tầm nhìn chiến lược và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, trong đó tập trung nâng cao nhận thức, phân loại tại nguồn, tăng cường tái chế, xử lý các điểm nóng…, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đang trên hành trình xây dựng đô thị không rác thải nhựa, hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.

Phú Yên: Đồng bộ giải pháp giảm rác thải nhựa, chú trọng bảo vệ môi trường biển
Môi trường

Phú Yên: Đồng bộ giải pháp giảm rác thải nhựa, chú trọng bảo vệ môi trường biển


Là một trong những địa phương ven biển tiên phong tham gia các chương trình giảm thiểu rác thải nhựa từ năm 2018, tỉnh Phú Yên đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải nhựa đại dương.

Quận Thanh Khê, Đà Nẵng: Điểm sáng giảm rác thải nhựa
Môi trường

Quận Thanh Khê, Đà Nẵng: Điểm sáng giảm rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa đang trở thành thách thức toàn cầu, cùng với mục tiêu của Đà Nẵng xây dựng hình ảnh Đô thị xanh, quận Thanh Khê đã và đang khẳng định vai trò là một trong những đơn vị tiên phong triển khai hiệu quả các mô hình, sáng kiến và giải pháp bền vững nhằm giảm thiểu rác thải nhựa.

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm
Môi trường

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm

Cùng với hoàn thiện khung chính sách, công tác xử lý các điểm nóng ô nhiễm được TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang triển khai quyết liệt, kết hợp lắp đặt camera giám sát và trồng cây xanh để ngăn ngừa tái diễn. Nhờ đó, công tác quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng
Môi trường

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng

Với sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương cùng sự tham gia của cộng đồng, huyện A Lưới, TP. Huế đã cải thiện hệ thống quản lý rác thải với 150 thùng rác phục vụ phân loại tại các điểm công cộng và cơ quan, xây dựng hai trạm tập kết rác thải, qua đó đóng góp hiệu quả vào công tác quản lý rác thải nhựa trên địa bàn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh
Xã hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 13.4.2025 về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng trên địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long và thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Bài 1: Hiệu quả tích cực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài 1: Hiệu quả tích cực

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”- đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh Nghệ An nhằm phát triển bền vững. Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận: các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, địa phương đã mang lại hiệu quả tích cực.

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần
Môi trường

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần

Chỉ còn gần 8 tháng nữa, quy định không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch sẽ có hiệu lực. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các bên liên quan để bảo đảm tiến độ đề ra.

Nông dân sử dụng phân bón Đầu Trâu Bio-Canxi trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Trả lại dinh dưỡng cho đất lúa

Đã đến lúc cần giải pháp quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn: biến rơm rạ thành phân bón hữu ích thay vì đốt bỏ, qua đó giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và đồng thời tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa.

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.