Ứng dụng số trong lĩnh vực bảo hiểm

Nhanh chóng, an toàn và tiện ích

Nhằm bảo đảm quyền lợi và thuận lợi hơn cho người dân trong các giao dịch, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Quảng Nam đã và đang đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền người hưởng lương hưu, các chế độ BHXH bằng hình thức chi trả không dùng tiền mặt, sử dụng các ứng dụng số.

Khắc phục khó khăn, phát huy hiệu quả

Theo Phó Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Nam Nguyễn Văn Hùng, việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thể hiện tính ưu việt, bảo đảm an toàn cho người hưởng khi xảy ra các sự cố, thiên tai, dịch bệnh đã được thấy rõ qua các năm có dịch Covid-19. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất vẫn là khu vực nông thôn, miền núi khi mạng lưới cây ATM còn quá ít trong khi đường sá đi lại xa và người dân sử dụng chưa thành thạo điện thoại thông minh, các ứng dụng số.

Với huyện miền núi như Tiên Phước, Giám đốc BHXH huyện - Nguyễn Thành Dũng cho biết, địa phương còn nhiều khó khăn khi triển khai chuyển đổi số, nhất là đưa các ứng dụng, tiện ích số đến với người dân. Việc triển khai chi trả các chế độ, chính sách của BHXH không dùng tiền mặt còn thấp khi điều kiện hạ tầng chưa đáp ứng kịp. Huyện hiện chỉ có 2 cây ATM của 1 ngân hàng đặt tại thị trấn Tiên Kỳ khiến những người nhận lương hưu, chính sách BHXH ở các xã khác không lựa chọn nhận chi trả qua tài khoản ngân hàng.

Các xã cách trung tâm huyện từ 5km trở lên thì việc rút tiền cũng bất tiện, nhiều người hưu trí có tuổi cao phần nhiều không biết sử dụng rút tiền từ ATM hoặc sử dụng internet banking. Vì vậy, đến nay, huyện mới chỉ vận động được 621 người nhận chi trả không dùng tiền mặt và còn 562 người vẫn nhận trực tiếp qua điểm chi trả của bưu điện.

Khuyến khích, vận động người hưởng lương hưu và các chế độ BHXH nhận qua tài khoản ATM. Ảnh: BH
Khuyến khích, vận động người hưởng lương hưu và các chế độ BHXH nhận qua tài khoản ATM. Ảnh: BH

Để tăng tỷ lệ người nhận chế độ, chính sách BHXH qua tài khoản ngân hàng, BHXH Tiên Phước đang rà soát lại danh sách những người nhận lương hưu, chọn những người có khả năng dùng được điện thoại thông minh để vận động họ thay đổi qua phương thức nhận chi trả qua tài khoản ngân hàng; phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động việc giao dịch không dùng tiền mặt.

Theo ông Nguyễn Thành Dũng, BHXH huyện đặt mục tiêu phấn đấu 100% người sắp và mới nhận lương hưu lựa chọn hình thức chi trả qua tài khoản ngân hàng và đề xuất phía ngân hàng mở rộng mạng lưới ATM ở các xã để người dân thuận tiện hơn trong các giao dịch.

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Ngoài công tác thực hiện chi trả lương hưu, chế độ BHXH không dùng tiền mặt, BHXH tỉnh Quảng Nam nói chung và BHXH huyện Tiên Phước nói riêng cũng đẩy mạnh vận động người dân sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) và ứng dụng VssID.

BHXH huyện Tiên Phước đã đồng bộ dữ liệu 99% người tham gia BHYT vào vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, 18 cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn huyện cũng bảo đảm về hạ tầng công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh bằng CCCD hoặc thông qua VssID, VNeID. Trên địa bàn huyện hiện có 31% người tham gia BHYT, BHXH đã cài đặt, sử dụng VssID. 

Theo BHXH tỉnh Quảng Nam, năm 2024, chỉ tiêu về số người nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khu vực đô thị tối thiểu là 59% đối với người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, 90% đối với người nhận các chế độ BHXH một lần và 92% đối với người nhận trợ cấp thất nghiệp.

Tuy nhiên, tính đến 31.12.2023, trên địa bàn Quảng Nam, tỷ lệ người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt còn thấp. Cụ thể, khoảng 56% đối với người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, 85% đối với người nhận chế độ BHXH một lần và 88% đối với người nhận trợ cấp thất nghiệp.

Theo đó, BHXH tỉnh Quảng Nam yêu cầu các phòng ban, BHXH các địa phương kịp thời báo cáo Giám đốc BHXH tỉnh các khó khăn, vướng mắc để xem xét, chỉ đạo giải quyết; tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý người hưởng qua tài khoản cá nhân, người hưởng cao tuổi và người hưởng có thời gian chậm nhận kéo dài; tuyên truyền để người hưởng nắm được chủ trương, phương thức triển khai, tạo sự đồng thuận của nhân dân và người hưởng thông qua xây dựng chi tiết kế hoạch tuyên truyền thường xuyên.

UBND tỉnh cũng chỉ đạo việc thúc đẩy tăng tỷ lệ người nhận, hưởng các chế độ qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Trung tâm Dịch vụ việc làm hướng dẫn, yêu cầu người hưởng kê khai số tài khoản ngân hàng khi lập hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc hướng dẫn mở tài khoản ATM để chi trả trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản thẻ ATM, khuyến khích 100% người hưởng phát sinh mới nhận chế độ qua tài khoản thẻ ATM.

Song song với đó, Bưu điện tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường tuyên truyền, vận động người hưởng lương hưu và các chế độ BHXH đăng ký nhận tiền qua tài khoản thẻ ATM. Đồng thời, tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại tiếp cận, hướng dẫn triển khai mở thẻ ATM tại các điểm chi trả hàng tháng.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Nam khẳng định, ngành BHXH sẽ cùng các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan thông tấn, báo chí, Bưu điện tỉnh, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Đặc biệt, đơn vị sẽ phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Nam, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật, sắp xếp hợp lý mạng lưới ATM, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán để tạo điều kiện thuận nhất lợi cho người dân. 

Đời sống

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Xã hội

Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Sáng 18.12 tại thành phố Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 khu vực phía Bắc.

Viettel trình diễn những công nghệ hiện đại nhất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xã hội

Viettel trình diễn những công nghệ hiện đại nhất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, "mục tiêu chiến lược của Viettel trong việc nghiên cứu sản xuất công nghệ cao là tạo ra các sản phẩm lưỡng dụng, hiện đại thông minh hơn, nhanh hơn, chính xác hơn, uy lực hơn. Các sản phẩm quân sự công nghệ cao của Viettel sẽ phù hợp với điều kiện môi trường, phương thức tác chiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế". 

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chung tay xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chung tay xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát

Sáng 18.12, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức buổi Lễ trao quà tài trợ xây dựng nhà tình thương, nhà cho gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Tuấn Anh; Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Nguyễn Tuấn Dũng cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thành viên Tập đoàn, gồm: Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản miền Nam và Công ty Cổ phần Bột giặt Lix tham dự buổi lễ.

Tăng cường ứng dụng số lĩnh vực y tế
Xã hội

Tăng cường ứng dụng số lĩnh vực y tế

Việc ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực y tế đã góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế.

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào
Xã hội

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là quyết sách lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước dành cho các tỉnh miền núi nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Sau 3 năm nỗ lực triển khai các dự án thành phần đã giúp đời sống người dân ngày càng nâng lên, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương hàng hóa. Đây là đòn bẩy quan trọng khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các DTTS khu vực vùng sâu, vùng xa.

Tìm cơ chế thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Đời sống

Tìm cơ chế thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nhằm huy động được các nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa nói chung và đầu tư cho xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như các khu chức năng, ngày 17.12, (Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Cán bộ BHXH tư vấn cho người lao động về các chính sách BHXH
Đời sống

Ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam: Sẵn sàng cho mục tiêu năm 2025

Các địa phương cần chủ động tham mưu để đưa chỉ tiêu bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) vào danh sách các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, cũng như trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị trực tuyến đã được tổ chức nhằm đôn đốc công tác thu BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trong năm 2024 do BHXH Việt Nam vừa tổ chức.

Nguồn nhân lực đi xuất khẩu lao động tăng cả về chất và lượng
Đời sống

Nguồn nhân lực đi xuất khẩu lao động tăng cả về chất và lượng

Những năm qua, nhờ phát triển nguồn lực và đẩy mạnh đào tạo mà nguồn nhân lực đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Việt Nam đã tăng cả về chất và lượng. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến tháng 11.2024, đã có 143.160 lao động Việt Nam sang làm việc ở các nước, đạt 114 % kế hoạch năm 2024. Lao động Việt cũng được nhiều thị trường lớn đánh giá cao.

Cán bộ phòng Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Lào Cai hướng dẫn cách đội mũ bảo hiểm đúng cách. Ảnh: NPC
Đời sống

PC Lào Cai: Gắn trách nhiệm lãnh đạo các đơn vị vào công tác đảm bảo an toàn giao thông

Từ đầu năm 2024, PC Lào Cai đã triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác bảo đảm an toàn giao thông đến toàn thể cán bộ, công nhân viên. Các buổi phổ biến, quán triệt về an toàn giao thông được tổ chức thường xuyên, tập trung vào việc rút kinh nghiệm từ các vụ tai nạn giao thông xảy ra trong toàn ngành điện. Qua đó, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của cán bộ, công nhân viên được nâng lên đáng kể.

Ảnh minh họa
Xã hội

Hợp tác công - tư thúc đẩy thực hành nông nghiệp tốt

“Trước đây tui rành chuyện phun thuốc lắm, mà tui rành… sai, tới giờ mới rành đúng cô ơi”, ông Nguyễn Danh Trọng, 54 tuổi, ở ấp An Hưng, xã An Khánh, huyện Châu Thành, Đồng Tháp nói và cười lớn. Ông là 1 trong số hàng nghìn nông dân đã được tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả thông qua chương trình hợp tác công - tư giữa Cục Bảo vệ thực vật, CropLife Việt Nam và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp trong 3 năm qua.

Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trung bình mỗi năm có hơn 20.000 thai phụ đăng ký khám và tư vấn chẩn đoán sàng lọc trước sinh
Xã hội

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh, nâng cao chất lượng dân số

Theo Sở Y tế Hà Nội, nâng cao chất lượng dân số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác dân số hiện nay, đặt ra yêu cầu trong việc phối hợp thực hiện các giải pháp, như khám sức khỏe trước kết hôn; tầm soát, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, nhằm phát hiện và can thiệp sớm bệnh tật ở thai nhi, trẻ sơ sinh. Điều này không chỉ giúp bảo đảm trẻ sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh mà còn giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.