Nguy cơ bùng phát dịch bệnh sởi tại TP. Hồ Chí Minh

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn chỉ đạo việc bảo đảm công tác điều trị, dự phòng nhằm hạn chế sự bùng phát thành dịch bệnh khi có nhiều ca mắc bệnh sởi, tập trung chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 24 tháng tuổi.

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh sởi tại TP. Hồ Chí Minh
Tiêm vắc xin là biện pháp bảo vệ cộng đồng trước bệnh sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh (HCDC), từ đầu năm tới nay, TP. Hồ Chí Minh đã ghi nhận 16 trường hợp mắc bệnh sởi. Chỉ riêng trong tuần đầu tháng 6.2024 có 9 ca mắc. Các ca bệnh tập trung chủ yếu tại quận Bình Tân, huyện Hóc Môn; đa số ca mắc là trẻ em dưới 24 tháng tuổi và chưa tiêm vắc xin. 

Đến hết tháng 5.2024, tỉ lệ bao phủ vắc xin phòng bệnh sởi của trẻ em sinh từ năm 2019-2023 tại TP. Hồ Chí Minh đều chưa đạt 95%. Trong khi để có thể bảo vệ cộng đồng trước bệnh sởi thì tỉ lệ miễn dịch cộng đồng phải đạt trên 95%. Do đó, nguy cơ bùng phát dịch bệnh sởi tại TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới là khá cao.

Trước tình hình trên, Sở Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh chủ động rà soát các nguồn lực, củng cố hoạt động tại các khoa, đơn vị điều trị bệnh truyền nhiễm, dự trù thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, thiết bị y tế, vật tư y tế bảo đảm kịp thời tiếp nhận điều trị người bệnh theo phân tuyến; rà soát, củng cố quy trình tiếp nhận, sàng lọc, tiêu chí phân loại người bệnh điều trị ngoại trú và điều trị nội trú.

Tuân thủ thực hiện hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi và các tài liệu, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, Sở Y tế; tổ chức tập huấn lại cho tất cả nhân viên y tế tại đơn vị; bảo đảm công tác khám và chẩn đoán bệnh sởi kịp thời, đánh giá đúng tình trạng bệnh để phát hiện sớm và thực hiện cách ly đối với các trường hợp nghi sởi hoặc mắc sởi; chỉ định nhập viện bệnh sởi theo đúng hướng dẫn, đúng tuyến điều trị để tránh quá tải và giảm lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Đối với các trường hợp người bệnh sởi trở nặng, nguy kịch, các đơn vị chủ động hội chẩn với tổ chuyên gia điều trị bệnh sởi của thành phố để được hỗ trợ, tư vấn về chuyên môn hoặc chuyển người bệnh đến các bệnh viện tuyến cuối để tiếp tục điều trị. Trước khi chuyển viện, phải thực hiện hội chẩn với bệnh viện tuyến trên để chuẩn bị các điều kiện tiếp nhận người bệnh và bảo đảm chuyển viện an toàn.

Phối hợp chặt chẽ với HCDC thực hiện điều tra và lấy mẫu bệnh phẩm tất cả các trường hợp sốt phát ban dạng sởi đến khám hoặc nhập viện để xét nghiệm chẩn đoán xác định nguyên nhân. Báo cáo đầy đủ trên hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế; báo cáo nhanh về Sở Y tế những trường hợp bệnh nặng hoặc khi có bất thường.

Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng thành phố và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới được giao chủ động chuẩn bị các nguồn lực (thuốc, thiết bị y tế, vật tư y tế, giường bệnh...) sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp bệnh sởi nặng. Phối hợp với tổ chuyên gia điều trị bệnh sởi của thành phố tăng cường công tác hội chẩn, tư vấn và hỗ trợ chuyên môn đối với các bệnh viện tuyến dưới theo phân tuyến và các bệnh viện theo hệ thống chỉ đạo tuyến được Bộ Y tế phân công. 

Sở Y tế chỉ đạo HCDC tăng cường công tác truyền thông về nguy cơ mắc bệnh sởi và các biện pháp phòng, chống, khuyến khích người dân tiêm vắc xin để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho bản thân và gia đình; khuyến cáo phụ huynh cần phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ để kịp thời thăm khám tại các cơ sở y tế.

Thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình bệnh sởi nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế. Là đầu mối, phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh triển khai thực hiện hoạt động điều tra, giám sát trường hợp mắc sởi và nghi sởi. Báo cáo về Sở Y tế định kỳ hàng tuần việc thực hiện công tác chuyên môn về phòng, chống bệnh sởi; phân tích, đánh giá nguy cơ dịch và tham mưu Sở Y tế các phương án xử lý, kiểm soát bệnh, tránh tình trạng lây lan gây bùng phát dịch.

Sở Y tế đề nghị Phòng Y tế, Trung tâm Y tế quận, huyện, TP. Thủ Đức triển khai nội dung công văn này đến các phòng khám đa khoa, chuyên khoa trên địa bàn quản lý; tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện tại các đơn vị theo thẩm quyền.
 

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.