Người Pháp phải nói tiếng Anh

Điều này đang xảy ra tại nơi làm việc của người Pháp ngay tại nước Pháp khi mà yêu cầu phải đọc thông viết thạo thứ ngôn ngữ của Shakespeare đang ngày một nâng lên. Tuy nhiên, không phải lúc nào tiếng Anh cũng giúp người Pháp làm việc hiệu quả.

Bài viết của tác giả Laurance N’Kaoua đăng trên tờ Les Echos đã cho người đọc một hình dung cụ thể về xu hướng trên tại đất nước của tháp Effeil.

Tiếng Anh ở khắp mọi nơi

Cơ quan tuyển dụng lao động Manpower đang quảng cáo tìm ứng cử viên cho vị trí quản lý khách hàng, trong một loạt các yêu cầu có “thông thạo tiếng Anh”, Logica, một công ty tư vấn quản lý doanh nghiệp cần một kỹ thuật viên hỗ trợ, yêu cầu “tiếng Anh thông thạo”, Tổ chức dịch vụ an ninh và y tế SOS quốc tế đang tuyển một chuyên gia hỗ trợ bệnh nhân, yêu cầu “phải biết nói cả tiếng Anh”.   Những quảng cáo trên do Cơ quan quản lý tuyển dụng Pháp (APEC) đăng đã chứng minh một sự thật hiển nhiên trong giới kinh doanh, nói tiếng Anh là điều kiện cần phải có.

Lý do rất đơn giản, bất cứ công ty nào muốn thiết lập chỗ đứng trong các thị trường địa phương, cộng tác với các nhà nghiên cứu quốc tế, bán sản phẩm qua biên giới nước Pháp hoặc thuê một quản lý nước ngoài, tiếng Anh là một ngôn ngữ cần phải biết. Tất nhiên, điều này không phải là cái gì đó hoàn toàn mới mẻ, nhưng xu hướng đứng ởã vị trí trung tâm của tiếng Anh trong thế giới việc làm đang đạt tới một cấp độ hoàn toàn mới. Tại SGS, một tổ chức đa quốc gia có trụ sở ở 140 quốc gia, tất cả giao tiếp từ tổng hành dinh Thụy Sỹ của nó đều bằng tiếng Anh. Tại Alcatel-Lucent, một công ty Pháp, “chúng tôi làm việc chỉ bằng tiếng Anh, khi phải viết email, tôi luôn do dự trong việc viết tiếng Pháp vì còn nhiều đồng nghiệp nước ngoài khác cũng có thể cần phải đọc mặc dù chúng tôi đang làm việc ngay tại Paris”, một trong những quản lý của công ty đa quốc gia với hơn 100 quốc tịch cùng làm việc này nói.

Thậm chí, trong các buổi tổng kết quan trọng hàng năm, biên bản cuộc họp cũng như các mục tiêu của nhân viên cũng được “bất tử hóa” bằng ngôn ngữ của Shakespeare.

Những câu truyện trên dành cho các công ty lớn, nhưng bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng không phải ngoại lệ. Ông Pierre de Rauglaudre,  Phó giám đốc của công ty Acial , một công ty công nghệ thông tin với chỉ 120 lập trình viên  nói: “các chuyên gia tư vấn của chúng tôi thường xuyên phải đi công tác nước ngoài ở Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước khác, do đó các dự án đều phải được tiến hành bằng tiếng Anh. Điều tương tự cũng diễn ra với 500 cộng tác viên của công ty môi giới bảo hiểm Verlingue, hiện đang mua lại một công ty môi giới ở Anh.

Stéphanie Guilbaud, giám đốc nhân sự của Verlingue, cho biết, “Vì dự án Anglo Saxon này, các cộng tác viên của chúng tôi phải cải thiện trình độ tiếng Anh để có khả năng theo họp, tham gia các cuộc hội nghị video và trao đổi thư điện tử, “Nếu trình độ kỹ thuật của nhân viên là ngang nhau, tiếng Anh sẽ là nhân tố quyết định tại mỗi cấp bậc”.

Và cơn sốt tiếng Anh tại Pháp đang ngày một ảnh hưởng đến nhiều người hơn. Hồi khủng hoảng rò rỉ phóng xạ tại nhà máy Fukushima, các kỹ thuật viên từ công ty năng lượng Pháp Areva đã nhanh chóng liên lạc với phía Nhật Bản. Nhưng, thực tế cho thấy, họ đã không thể kiếm đủ số manager có khả năng nói tiếng Anh với khách hàng.

Vào cuối năm 2010, một cuộc khảo sát do GoFluent thực hiện trên 120 công ty đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Pháp cho thấy một thực tế tiếng Anh ở các công ty cần sửa chữa như ngữ pháp sai be bét, vốn từ vựng hạn chế, ngữ điệu quá mạnh... Chính vì vậy, trong năm 2012, theo công ty tư vấn Place de la Formation, tiếng Anh vẫn giữä vị trí quan trọng trong lựa chọn đào tạo của các nhà tuyển dụng.

Nói tiếng Anh, người Pháp đau đầu

Tuy nhiên, việc trọng dụng quá tiếng Anh không phải lúc nào cũng mang đến những kết quả tích cực. Các nghiệp đoàn của Pháp đang gióng lên những hồi chuông báo động. Hồi tháng 3, nghiệp đoàn CFE-CGC đã phải tổ chức một hội nghị về chủ đề “Tất cả các vấn đề tiếng Anh trong kinh doanh”. Ông Bernard Salengroof, người đứng đầu nghiệp đoàn cho biết: “Một số người lao động cảm thấy việc áp đặt quá mức tiếng Anh khiến họ cảm thấy bị loại trừ”.

Trong năm 2009, gần 50% số nhà quản lý thừa nhận, họ cảm thấy không thoải mái với việc phải sử dụng tiếng nước ngoài tại nơi làm việc. Căng thẳng, thiếu tự tin, thiếu thời gian đào tạo, giảm hoạt động, khó khăn trong việc tập trung là những vấn đề phổ biến. Một đại diện của CFE - CGC cho biết, làm việc bằng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ là nguyên nhân khiến mệt nhọc tại công sở tăng lên”.

Ngoài ra, còn có nỗi sợ bị chế nhạo. Bà Catherine Henaff, cựu giám đốc về nhân sự tại ASA Assistances, một tổ chức y tế phi lợi nhuận, cho biết: “Chúng tôi đã phát hiện ra những hậu quả hết sức nặng nề, chẳng hạn như một số ứng cử viên Pháp không dám nộp đơn thi vào một vài vị trí khi mà các nhà quản lý tập trung quá nhiều về vấn đề khả năng ngôn ngữ của họ”.

Tôn trọng luật

Theo một quan chức của một tập đoàn lớn của Pháp, trong thời đại hiện nay, những phương pháp cũ từng để đo năng lực của người lao động và đánh giá những đòi hỏi cho các vị trí cộng việc dường như không còn chính xác. Có những vị trí không cần phải nói giỏi tiếng Anh, họ có thể hiểu nhau nhờ công nghệ và tiếng Anh không nên trở thành yếu tố quyết định trong việc cân nhắc, đề bạt bởi nó có thể làm lệch hướng trong việc đánh giá năng lực quản lý và năng lực kỹ thuật của người lao động.

Đừng quên tiếng Pháp, luật Toubon, có hiệu lực năm 1994, được thiết kế để quy định việc sử dụng tiếng Pháp tại nước Pháp bằng các điều, khoản rất nghiêm ngặt. Mọi văn bản chính thức trong nước (hợp đồng lao động, các quy định và luật lệ công ty... phải được viết bằng tiếng Pháp), cũng như tất cả những tài liệu cần thiết để người lao động đảm nhiệm công việc mà họ được phân công. Luật là đảm bảo để người Pháp làm việc hiệu quả và bảo vệ tiếng Pháp trước sự tấn công của tiếng Anh.

Quả thực, được nói bằng tiếng mẹ đẻ thực sự giúp người lao động Pháp làm việc tốt nhất. Minh chứng cho điều đó là câu chuyện của một công ty máy tính xảy ra vào mùa hè trước: tức giận vì bị sa thải do không đạt được các mục tiêu mà công ty giao, một cựu quản lý cấp cao tuyên bố ông không thể trông mong việc đạt được những mục tiêu đó bởi chúng được viết bằng tiếng Anh.

         Trước đây tiếng Pháp từng được coi là ngôn ngữ của ngoại giao từ những thế kỷ thứ XVI, XVII, XVIII, XIX nhưng nay phải nhường chỗ cho tiếng Anh là ngôn ngữ thương mại. Tiếng Anh được phát triển mạnh từ giữa thế kỷ XIX cho tới nay, nhất là những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Ngay tại LHQ hay Liên minh châu Âu (EU), tiếng Pháp tuy được quy định là một trong những ngôn ngữ được dùng chính thức, nhưng tỷ lệ sử dụng ngày càng ít đi, chỉ còn chiếm khoảng 10 - 20% số văn bản bằng tiếng Pháp. Thống kê cho thấy, tiếng Pháp hiện nay là ngôn ngữ được khoảng 80 triệu người sử dụng làm ngôn ngữ thứ nhất và 190 triệu người sử dụng làm ngôn ngữ thứ hai, và khoảng 200 triệu người sử dụng như ngoại ngữ, với số lượng người sử dụng ở 57 quốc gia.

Việt Nam và các nước

Báo Mỹ Latin: Việt Nam đã sẵn sàng cho Lễ duyệt binh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Việt Nam và các nước

Báo Mỹ Latin: Việt Nam đã sẵn sàng cho Lễ duyệt binh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Cơ quan thông tấn Mỹ Latin đã có nhiều bài viết sâu rộng, khắc họa sinh động không khí chuẩn bị cho lễ diễu binh hoành tráng tại Thành phố Hồ Chí Minh - nơi cách đây nửa thế kỷ, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã khép lại cuộc trường chinh vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm
Thế giới 24h

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của hãng Thông tấn xã Mỹ Latin Prensa Latina, được Prensa Latina trích dẫn và đăng lại trong loạt bài nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Trật tự thế giới đang thay đổi như thế nào?
Việt Nam và các nước

Trật tự thế giới đang thay đổi như thế nào?

Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, Tổng thống Hoa Kỳ George HW Bush đã tuyên bố về một “trật tự thế giới mới”. Bây giờ, chỉ hai tháng sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ lần thứ hai, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu đã tuyên bố rằng “trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở quy mô chưa từng thấy kể từ năm 1945”. Nhưng “trật tự thế giới” là gì và trật tự này đang được duy trì hay thay đổi như thế nào? Dưới đây là bài viết của Giáo sư Joseph S. Nye, Jr., tại Đại học Harvard (*).

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ
Quốc tế

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố chiến lược ProtectEU, một Kế hoạch An ninh Nội bộ châu Âu toàn diện được thiết kế để hỗ trợ các quốc gia thành viên và tăng cường năng lực của Liên minh châu Âu (EU) trong việc bảo đảm an toàn cho công dân của mình. Chiến lược này phác thảo tầm nhìn và kế hoạch làm việc cho tương lai, bao gồm khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ, chia sẻ thông tin nâng cao và hợp tác chặt chẽ hơn; đồng thời tăng cường khả năng phục hồi trước các mối đe dọa hỗn hợp bằng cách bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, củng cố an ninh mạng và chống lại các mối đe dọa trực tuyến.

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP
Việt Nam và các nước

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP

Được tổ chức song song với Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới tại Tashkent, Uzbekistan từ 6-9.4, Hội nghị các Tổng Thư ký nghị viện thế giới (ASGP) đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham dự của đông đảo các Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký nghị viện và đại diện các tổ chức quốc tế.

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam

Những ngày qua, các hãng thông tấn, báo chí đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Trong đó, các cơ quan thông tấn báo chí đặc biệt nhấn mạnh phát biểu của Tổng thống Uzbekistan trong cuộc tiếp Chủ tịch Quốc hội, rằng Tashkent ủng hộ thúc đẩy mối quan hệ thực chất với Việt Nam.

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới
Theo dòng sự kiện

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới

Tiến sĩ Tulanbay Kurbanov - Chuyên gia quan hệ quốc tế, thành viên Liên hiệp nhà báo Uzbekistan, IPU-150
Từ ngày 4-8.4, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU). Đây được đánh giá là chuyến thăm mang tính lịch sử, giúp đưa đến những cơ hội hợp tác mới cho Uzbekistan và Việt Nam.

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN
Quốc tế

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN

Năm 2025 có thể đánh dấu một bước mở rộng quan trọng của ASEAN với việc đón nhận Đông Timor trở thành thành viên mới. Mặc dù vẫn còn một số băn khoăn, sự gia nhập của Đông Timor có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên nếu tận dụng tốt mối quan hệ đối tác, biến những thách thức địa chính trị thành tăng trưởng kinh tế và chính trị.

Nguồn: en.moneyandbanking.co.th
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy chủ quyền kinh tế khu vực

ASEAN đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực bằng cách phát triển hệ thống thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới. Sáng kiến này giúp giao dịch tài chính diễn ra liền mạch, thúc đẩy tăng trưởng và củng cố quan hệ kinh tế; đồng thời, giúp tăng cường chủ quyền kinh tế khu vực, giảm phụ thuộc bên ngoài và nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nguồn: Reuters
Quốc tế

Thủ tướng tương lai có tạo nên bước ngoặt trên chính trường Canada?

Ngày 9.3, Mark Carney, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Anh, người được đánh giá là không có kinh nghiệm về chính trị, đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc đua lãnh đạo đảng Tự do, thay thế Thủ tướng Justin Trudeau. Với 86% số phiếu bầu, ông Carney đã đánh bại cựu Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland để trở thành người kế nhiệm vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền.