Người đàn ông bị viêm màng não do ăn lòng lợn

Mới đây, Khoa Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ đã tiếp nhận và điều trị cho một nam bệnh nhân bị viêm màng não do liên cầu lợn (Steptococcus Suis).

Trường hợp người bệnh V.H.K (58 tuổi, Đoan Hùng - Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn và nổi ban xuất huyết lấm tấm dưới da, tiếp xúc chậm, giảm thính lực.

Người đàn ông bị viêm màng não do ăn lòng lợn -0
Người bệnh bị viêm màng não do liên cầu lợn (Ảnh: BVCC)

Khai thác thông tin, khoảng 10 ngày trước khi bị sốt, người bệnh có ăn lòng lợn. Tại bệnh viện, bác sĩ chỉ định chọc dịch não tủy cho người bệnh làm xét nghiệm cấy máu và cấy dịch não tủy.

Kết quả cho thấy, bệnh nhân dương tính với liên cầu lợn (Steptococcus Suis); dịch não tủy có 350 tế bào; Protein 1,017; Glucose 0,97 và xác định bị viêm màng não do liên cầu lợn (Steptococcus Suis). Sau 21 ngày điều trị theo kháng sinh đồ, người bệnh đã khỏi, sức khỏe ổn định và được ra viện.

Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, liên cầu lợn (tên khoa học: Steptococcus Suis) là tác nhân gây bệnh ở lợn và một số gia súc khác như trâu, bò, dê, ngựa mang mầm bệnh, đôi khi gây bệnh trên người.

Trong đó, bệnh ở lợn biểu hiện bằng viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, viêm khớp. Đặc biệt, thường xuất hiện tản phát nhưng cũng có khi bùng phát thành dịch.

Còn ở người, khi tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm, lợn chết hoặc ăn tiết canh, lòng lợn, thịt lợn nấu chưa chín, vi khuẩn gây 2 bệnh chính bao gồm viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết có thể gây sốc nhiễm khuẩn. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh có thể tử vong.

Người đàn ông bị viêm màng não do ăn lòng lợn -0
Bác sĩ tiến hành chọc dịnh não tủy cho người bệnh làm xét nghiệm (Ảnh: BVCC)

Với trường hợp người bệnh K, các bác sĩ đã nghĩ đến tình huống người bệnh ăn phải thịt lợn, lòng lợn… có chứa liên cầu khuẩn nhưng chế biến chưa đảm bảo yêu cầu (chưa được nấu chín hoặc dùng chung dụng cụ thái đồ sống và chín…).

Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân nên chọn thực phẩm tươi sống, không nhiễm bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không ăn tiết canh, các loại thịt tái, sống.

Khi chế biến cần đảm bảo nấu chín, sử dụng riêng các dụng cụ chế biến thực phẩm sống – chín như dao, thớt, kéo, bát, đĩa. Đồng thời, bảo quản thực phẩm cũng cần chú ý để riêng thực phẩm sống và chín để tránh nhiễm khuẩn chéo.

Sau khi giết mổ lợn hoặc chế biến thịt lợn sống phải vệ sinh tay sạch bằng dung dịch sát khuẩn. Không tiếp xúc với lợn ốm, lợn bệnh để tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bên cạnh đó, liên cầu khuẩn có thể bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn thông thường như xà phòng, cloramin, nước javen, nước vôi, nhiệt độ trên 60oC, ánh sáng mặt trời…

Những biểu hiện của bệnh liên cầu lợn trên người

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ chỉ ra, biểu hiện lâm sàng bệnh liên cầu lợn trên người gồm 3 giai đoạn như sau:

Thời gian ủ bệnh (từ 1-10 ngày)

Giai đoạn này người bệnh không có biểu hiện gì rõ rệt.

Thời kỳ khởi phát (cấp tính)

Người bệnh có những biểu hiện như sốt cao, rét run; đau đầu, buồn nôn và nôn; đau bụng, tiêu chảy; có thể lơ mơ, hôn mê; trường hợp nhiễm khuẩn huyết có xuất huyết dưới da.

Thời kỳ toàn phát

Với biểu hiện 2 thể lâm sàng chính. Cụ thể:

– Viêm màng não mủ: Sốt, đau đầu, nôn, cứng gáy, chậm chạp, lú lẫn, hôn mê, dịch não tủy đục.

– Nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn: Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, nổi vân tím trên da. Thiểu niệu hoặc vô niệu.

– Các biểu hiện khác có thể gặp: Xuất huyết dưới da, niêm mạc, nội tạng; Vàng da gan to; Suy hô hấp; Suy thận cấp…

Chính vì vậy, khi nghi ngờ người bệnh bị nhiễm liên cầu lợn, mọi người cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.