Người dân Đà Nẵng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Dọc theo những tuyến phố, trên các công trường, những tòa nhà cao tầng hay trước cổng các cơ quan, đoàn thể của thành phố Đà Nẵng hôm nay đều treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

Trên cương vị người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng về thăm Đà Nẵng, chủ trì các buổi làm việc của Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tại Trụ sở Trung ương Đảng, từ đó Trung ương đã có nhiều quyết sách quan trọng tạo động lực cho sự phát triển của Đà Nẵng. 

Người Đà Nẵng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0
Các công sở, quảng trường ở TP. Đà Nẵng đều treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, (Ảnh chụp trước tòa nhà số 32 Bạch Đằng). Ảnh: SH

Năm 2003, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đây là sự quan tâm đặc biệt của Trung ương đối với công cuộc xây dựng và phát triển Đà Nẵng.

Năm 2013, tại trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị khóa XI đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về tình hình 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16.10.2003 của Bộ Chính trị (khóa IX) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Người Đà Nẵng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0
Trường Đại học Duy Tân treo cờ rủ trong hai ngày quốc tang

Từ một thành phố nhỏ vừa chia tách, kinh tế chưa phát triển, trong 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Đà Nẵng đã đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo được những chuyển biến khá toàn diện, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố trong 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW. Những kết quả đạt được đã khẳng định Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đi vào cuộc sống. Những thành tựu của Đà Nẵng là thực tiễn sinh động chứng minh sự đúng đắn trong đường lối đổi mới của Đảng ta. 

Người Đà Nẵng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0
Cờ rủ trước Trung tâm hành chính TP. Đà Nẵng

Trên cơ sở đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra những chỉ đạo cụ thể, sát sườn, bám sát thực tế phát triển của Đà Nẵng để thành phố khắc phục những hạn chế, tiếp tục bứt phá đi lên.  

Tháng 3.2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đến thăm, làm việc tại thành phố Đà Nẵng, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XX của Đảng bộ thành phố và các nghị quyết, kết luận của Trung ương.

Người Đà Nẵng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0
Trước khi bắt đầu bước vào giờ làm việc, lãnh đạo, nhân viên một công ty trên địa bàn TP. Đà Nẵng mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh vai trò, vị trí quan trọng của Đà Nẵng và vui mừng nhận thấy Đà Nẵng đã có bước phát triển nhanh, khá toàn diện, có dấu ấn rõ rệt, được cả nước ghi nhận. 

Tổng Bí thư cho rằng, Đà Nẵng có tiềm năng rất lớn cả về nguồn lực con người, vị trí hết sức thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp, cảng biển... lại có truyền thống cách mạng kiên cường. Sự phát triển của thành phố Đà Nẵng những năm qua đã tạo ấn tượng và thương hiệu mạnh, được cả nước, khu vực và thế giới biết đến. Trong đó, sự phát triển khá toàn diện về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng; tính năng động, sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt trong mọi lĩnh vực đã tạo nên nét riêng, là vốn quý của Đà Nẵng.

Người Đà Nẵng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0
Người dân Đà Nẵng thành kính tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 

Tháng 2.2018, tại buổi làm việc của Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về việc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng một lần nữa ghi nhận, sự phát triển nhanh, mạnh, đúng hướng của Đà Nẵng.

Tháng 1.2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị khóa XII ký ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Những nội dung của Nghị quyết quan trọng này đặt nền tảng cho bước phát triển của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn mới. 

Với quan điểm chiến lược và các chính sách phát triển thành phố Đà Nẵng được đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và khu vực; phát triển thành phố Đà Nẵng theo hướng đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh, mang tầm quốc tế và có bản sắc riêng, Nghị quyết 43-NQ/TW đã đặt ra những mục tiêu tổng quát và cụ thể cho từng giai đoạn.

Sau 5 năm Đà Nẵng triển khai thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Kết luận số 79-KL/TW ngày 13-5-2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW, tạo quyết tâm chính trị để Quốc hội khóa XV ban hành Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26.6.2024 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. 

Trong dòng chảy phát triển của TP. Đà Nẵng luôn có những dấu ấn, tình cảm, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ người lãnh đạo cao nhất của Đảng dành cho thành phố bên bờ sông Hàn.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.