“Ngọn đèn pha’’ ngăn chặn lạm quyền

Hoạt động giám sát quyền lực của QH, HĐND cùng giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thời gian qua đã phát huy hiệu quả. Tuy vậy, không ít vụ việc vi phạm pháp luật diễn ra trong thời gian dài và rất nghiêm trọng nhưng chậm bị phát hiện cho thấy, công tác kiểm tra, giám sát, nhằm giữ nghiêm kỷ cương, pháp luật còn kém hiệu quả. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát được Người ví như “ngọn đèn pha’’, vừa để giúp cho việc lãnh đạo đúng đắn, vừa ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực trong các cơ quan nhà nước các cấp.

Bài học chính quyền “công bộc của dân”

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sinh, đứng đầu và là linh hồn của Nhà nước rất coi trọng và quan tâm xây dựng nhà nước pháp quyền hợp pháp, hợp hiến với nền hành chính công vụ của dân, do dân, vì dân. Sau khi Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập tại phiên họp đầu tiên ngày 3.9.1945, với tư cách người đúng đầu Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, nhiệm vụ thứ ba là phải có một Hiến pháp dân chủ và “tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” làm cho Nhà nước ta trở thành Nhà nước dân chủ, hợp hiến. Không lâu sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 63 SL (ngày 23.11.1945) về tổ chức chính quyền địa phương, quy định HĐND do dân bầu ra theo lối phổ thông và trực tiếp đầu phiếu, là cơ quan thay mặt cho dân; Ủy ban hành chính do các HĐND bầu ra là cơ quan hành chính vừa thay mặt cho dân vừa đại diện cho Chính phủ. Đây chính là những công cụ bảo đảm cho tính chất chính trị của dân, do dân, vì dân của nền dân chủ cộng hòa.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng Trần Đức Quận khảo sát và làm việc tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Đam Rông Ảnh: N.Ngàc
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng Trần Đức Quận khảo sát và làm việc tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Đam Rông 
Ảnh: N.Ngàc

Chuyển hóa những giá trị cốt lõi của thể chế dân chủ vào thực tiễn cách mạng nước ta, sau thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử bầu QH Khóa I ngày 6.1.1946 - cơ quan đại diện quyền lực cao nhất của nhân dân - công việc xây dựng chính quyền làng xã và bầu cử các đại biểu của nhân dân vào HĐND các cấp ở địa phương cũng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng. Người đã chỉ ra rằng “Các Ủy ban Nhân dân Làng, Phủ là hình thức chính phủ địa phương, phải chọn trong đó những người có công tâm, trung thành, sốt sắng với quyền lợi của dân chúng, có năng lực làm việc, được đông đảo nhân dân tín nhiệm. Nhất thiết không thể nhờ tiền tài hay một thế lực gì khác mà chui lọt vào đó được”. Tư tưởng về “Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh” đã thấm sâu quá trình xây dựng chính quyền nhân dân, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng nước ta trong hoàn cảnh “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” lúc bấy giờ.

Ngày nay, đất nước hòa bình, đổi mới, hội nhập và phát triển, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, bài học xây dựng chính quyền công bộc của dân vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt, hoạt động của các cơ quan dân cử địa phương phải bám sát phục vụ lợi ích của nhân dân, “… phải học dân chúng, phải hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng… mỗi một chính sách của chúng ta, phải dựa vào ý kiến và kinh nghiệm của dân chúng, phải nghe theo nguyện vọng của dân chúng.” (Hồ Chí Minh - Sửa đổi lối làm việc.).

Đáng tiếc, trong quá trình thực thi chính sách ở các địa phương, có không ít những vấn đề liên quan đến quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, quản lý đô thị, ô nhiễm môi trường, BOT giao thông… cử tri và nhân dân còn bức xúc, bất bình nhưng phản ứng của cơ quan dân cử các cấp chưa kịp thời, chưa thể hiện đầy đủ vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân. Để cử tri phải thốt lên: Đại biểu của dân ở đâu? Điều này cho thấy, cơ chế phát huy quyền dân chủ của nhân dân và thực hiện dân chủ ở cơ sở cần phải được cải cách hiệu quả hơn.

Bài học cảnh báo về những “quan cách mạng”

 Thực tiễn công tác cán bộ hiện nay đang là vấn đề được người dân quan tâm nhưng còn nhiều bất cập. Người dân không biết hoặc ít biết về những “công bộc” sẽ được đề bạt để làm “đày tớ” cho mình, trong khi cán bộ lại có vai trò rất quan trọng đến đời sống của từng người dân. Tai mắt nhân dân ở mọi nơi, nếu có cơ chế đề cao vai trò của người dân trong công tác đánh giá, “chấm điểm” cán bộ, công chức thì chắc chắn nền hành chính quốc gia sẽ ngày càng trong sạch, vững mạnh, phục vụ nhân dân tốt hơn, đẩy lùi được nạn “chạy chức, chạy quyền” lạm dụng quyền lực trong bộ máy nhà nước.

Đối lập với những “công bộc của dân” là những “quan cách mạng”. Trước cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đến Việt Nam học xá (nay là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) dự lễ ra mắt các ứng cử viên trước toàn thể nhân dân Thủ đô, Người căn dặn: “Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu”. Đó cũng là lời cảnh báo sớm về nhận thức quyền lực nhân dân và việc sử dụng quyền lực đó đối với sự phát triển của đất nước trong buổi bình minh của nền dân chủ cộng hòa.

Trải qua hơn 7 thập kỷ xây dựng chính quyền nhân dân, quan điểm mọi quyền lực của đều thuộc về nhân dân đã khẳng định nhất quán bản chất của Nhà nước ta là nhà nước dân chủ, nhân dân ủy thác quyền lực của mình cho các cơ quan nhà nước các cấp, từ Trung ương đến địa phương thông qua hoạt động bầu cử bằng các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Ở nước ta, hai hình thức ứng cử luật định là tự ứng cử và được đề cử phù hợp với bản chất chế độ chính trị Việt Nam, phát huy được quyền làm chủ của mọi cá nhân và các tổ chức trong toàn bộ hệ thống, phù hợp với những giá trị phổ biến tiến bộ của nhân loại.

Tuy vậy, dân chủ, hay ý chí nhân dân trong bầu cử không chỉ trong bỏ phiếu mà còn thể hiện trong mọi thủ tục, trình tự tiến hành bầu cử, trong đó có quá trình hiệp thương. Nếu quá trình này không được đổi mới, khách quan, minh bạch thì rất có thể có những “quan cách mạng” lợi dụng “chui vào” bộ máy nhà nước làm tha hóa quyền lực nhân dân. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nguy hại nhất là khi được nhân dân ủy quyền, một số cán bộ, công chức “đã vác mặt làm quan cách mạng”, kéo bè, kéo cánh để thu vén lợi ích cá nhân, “Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân’’.

Bài học coi kiểm tra, giám sát như  “ngọn đèn pha’’

Quan điểm thực hành dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm được thể hiện rõ trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của cơ quan dân cử các cấp không ngừng hoàn thiện, Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND năm 2015 được ban hành là một minh chứng. Hoạt động giám sát quyền lực của QH, HĐND cùng giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thời gian qua phát huy khá hiệu quả.

Tuy vậy, trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng với thế giới, các phần tử cơ hội chính trị và “bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường len lỏi mọi nơi trong đời sống xã hội. Theo đó, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân đã biến một bộ phận cán bộ, công chức có chức có quyền thành hủ bại, thành “giặc nội xâm”, sâu mọt hại dân. Không ít vụ việc vi phạm pháp luật diễn ra trong thời gian dài và rất nghiêm trọng nhưng chậm bị phát hiện, cho thấy, bài học về công tác kiểm tra, giám sát nhằm giữ nghiêm kỷ cương, pháp luật, nhất là kiểm tra, giám sát ngay từ cơ sở còn kém hiệu quả, làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền.

 Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát được Người ví như “ngọn đèn pha’’ vừa để giúp cho việc lãnh đạo đúng đắn, vừa ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực trong các cơ quan nhà nước các cấp. Khi đã có chính sách đúng thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và nơi kiểm tra, giám sát; nếu ba điều ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vô ích.

Diễn đàn

Cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng
Diễn đàn

Cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Bên cạnh nhiều điểm mới, tiến bộ, có tính đột phá, cũng còn những quy định trong dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (TCCQĐP) sửa đổi cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng. Như quy định “UBND làm việc theo chế độ thủ trưởng hành chính”, đồng nghĩa Chủ tịch UBND có toàn quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND. Quy định Chủ tịch UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp, trước pháp luật; không quy định chịu trách nhiệm trước HĐND...

Sẵn sàng hành lang pháp lý cho cải cách bộ máy
Diễn đàn

Sẵn sàng hành lang pháp lý cho cải cách bộ máy

Tại kỳ họp bất thường lần thứ Chín sắp tới, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. Các luật, quy định tại kỳ họp đã, đang được lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp Nhân dân, được sự quan tâm góp ý, đáng chú ý là Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) sửa đổi. Sau khi thông qua, đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu
Diễn đàn

Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, từng bước trở thành đô thị trung tâm vùng

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong năm 2025 cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Cần Thơ Phạm Văn Hiểu cho biết, HĐND thành phố Cần Thơ sẽ đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, tiếp tục tăng cường nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Quốc hội, của Chính phủ về phát triển thành phố, phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế để Cần Thơ từng bước trở thành đô thị trung tâm vùng.

Tăng thẩm quyền quyết định kịp thời những vấn đề phát sinh
Diễn đàn

Tăng thẩm quyền quyết định kịp thời những vấn đề phát sinh

Nguyễn Ngọc Thái - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Nam

Theo chương trình nghị sự, tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV sắp tới sẽ quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, trong đó, có Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); một trong những nội dung có sự sửa đổi, bổ sung là quy định về thẩm quyền của Thường trực HĐND, tạo căn cứ pháp lý để Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định kịp thời các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp HĐND.

Bài cuối: Giải quyết trực tiếp, nhanh kiến nghị bức xúc
Diễn đàn

Bài cuối: Giải quyết trực tiếp, nhanh kiến nghị bức xúc

Cùng với những cách làm hiệu quả trong thực hiện chức năng quyết định, HĐND tỉnh Bắc Giang tăng cường kết hợp giám sát, khảo sát trực tiếp và thông qua nghiên cứu các báo cáo, tài liệu, giám sát bằng hình ảnh; tập trung chất vấn những nội dung các cơ quan quản lý chậm hoặc né tránh trách nhiệm. Trong TXCT, sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố đã được chấn chỉnh, phát huy hiệu quả giải quyết trực tiếp, nhanh các kiến nghị bức xúc.

Bài 1: Bảo đảm quyết sách khả thi, hiệu lực
Diễn đàn

Bài 1: Bảo đảm quyết sách khả thi, hiệu lực

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức TXCT chuyên đề đối với các nghị quyết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều đối tượng, lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động của chính sách ban hành nhằm phát huy trí tuệ tập thể, các tầng lớp Nhân dân bảo đảm chính sách khi ban hành có tính khả thi, hiệu lực và đi vào cuộc sống; thực hiện kiểm soát chặt nội dung, tài liệu theo nhóm vấn đề và quy định cụ thể thời gian trình bày tóm tắt các báo cáo trình tại kỳ họp, dành thời gian thỏa đáng cho thảo luận, chất vấn…

Giám sát đột xuất, tập trung các vấn đề “nóng”, “điểm nghẽn”
Diễn đàn

Giám sát đột xuất, tập trung các vấn đề “nóng”, “điểm nghẽn”

Trên cơ sở ý kiến phản ánh của cử tri, nhân dân và những vấn đề vướng mắc được phát hiện qua công tác quản lý nhà nước, Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương đã tổ chức 7 cuộc giám sát đột xuất, tập trung vào các vấn đề “nóng”, “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở hoạt động giám sát chuyên đề, giám sát, khảo sát thường xuyên của các cơ quan HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức 6 hội nghị chất vấn, hội thảo chuyên đề về các nội dung rất thiết thực.

Đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri, Nhân dân
Diễn đàn

Đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri, Nhân dân

Nhìn lại năm 2024 có thể thấy, với tinh thần chủ động, trách nhiệm, HĐND tỉnh Phú Yên đã thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, nhất là kịp thời thể chế hóa, tạo hành lang pháp lý để các cấp, ngành triển khai thực hiện, phát huy tiềm năng, lợi thế thúc đẩy phát triển, tạo đồng thuận cao; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân trong tỉnh.

 Cần Thơ thực hiện nhiều quyết sách quan trọng để bước vào kỷ nguyên mới
Diễn đàn

Cần Thơ thực hiện nhiều quyết sách quan trọng để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2025, để đưa thành phố bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ quyết tâm thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị thành phố tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh huy động nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố; thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

“Mệnh lệnh” từ trái tim, khối óc của cơ quan, đại biểu dân cử
Diễn đàn

“Mệnh lệnh” từ trái tim, khối óc của cơ quan, đại biểu dân cử

Lần đầu tiên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai xác định cần phải có cơ cấu, giới thiệu bầu cấp ủy viên cùng cấp đối với Trưởng các Ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện để nâng cao vị thế, vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị; chủ động, kịp thời chuyển cơ quan chức năng cùng cấp xem xét, xử lý các hành vi vi phạm qua giám sát của HĐND các cấp, đồng thời báo cáo thường trực cấp ủy để biết và chỉ đạo; tổ chức lấy ý kiến Nhân dân thông qua phương tiện báo, đài của tỉnh…

Tạo cơ chế đột phá thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững
Diễn đàn

Tạo cơ chế đột phá thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững

Mai Văn Nhiều - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Long An

Cùng với tổ chức “Bàn tròn chính sách” giúp cơ quan chức năng có thêm kênh thông tin quan trọng, cơ sở khoa học, thực tiễn vững chắc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá, năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Long An đã rất nhạy bén, chủ động tổ chức chất vấn, giám sát trước về công tác phòng, chống lãng phí và tổ chức bộ máy. Qua đó, tạo cơ sở thực hiện đồng bộ, quyết liệt cuộc cách mạng phòng, chống lãng phí và sắp xếp bộ máy tinh - gọn - mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo tư tưởng chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm, góp phần khơi thông và kiến tạo nguồn lực phát triển của địa phương.

Bứt phá từ cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do
Diễn đàn

Bứt phá từ cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVII đã quyết tâm, lựa chọn mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2026 - 2030 từ 15,65% trở lên, gấp khoảng 1,5 lần bình quân cả nước - mức tăng trưởng cực kỳ thách thức. Ban Thường vụ Thành ủy thảo luận dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, đặc biệt là nhiều cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm thành công của nhiều nước trên thế giới.

Những mùa Xuân lịch sử và hạnh phúc của Nhân dân
Diễn đàn

Những mùa Xuân lịch sử và hạnh phúc của Nhân dân

NGUYỄN VÂN HẬU

Mùa Xuân mới 2025 đang đến rất gần, cử tri và Nhân dân mong mỏi, tin tưởng và kỳ vọng rất lớn rằng: cùng với cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chọn được người tài, đức phục vụ Nhân dân, cơ quan dân cử sẽ đổi mới mạnh mẽ hơn về tổ chức và hoạt động, thực sự chuyển mình, biến “lượng” thành “chất” trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc vì ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân
Hội đồng nhân dân

Tinh gọn bộ máy - cuộc cách mạng về chất trong kỷ nguyên mới

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Xác định tầm quan trọng đặc biệt đó, thời gian qua, từ Trung ương đến địa phương đã quyết liệt, khẩn trương triển khai các công việc theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”. Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân; Trưởng đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng Trần Phước Sơn về cuộc cách mạng tạo thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị, động lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Khẳng định mạnh mẽ vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
Diễn đàn

Khẳng định mạnh mẽ vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

Với tinh thần chủ động, trách nhiệm, năm 2024, HĐND tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung mới, quan trọng, khẳng định mạnh mẽ vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, nhất là việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá; tạo điều kiện để cử tri tham gia quản lý nhà nước… đóng góp tích cực vào thành tựu bứt phá của địa phương.

Quang cảnh kỳ họp HĐND tỉnh Lào Cai
Diễn đàn

Tập trung các vấn đề cử tri, Nhân dân quan tâm

Với phương châm gần dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của Nhân dân, trong năm 2024, hoạt động của HĐND hai cấp tỉnh Lào Cai luôn tập trung vào các vấn đề được cử tri và Nhân dân quan tâm, nhiều quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân được HĐND tỉnh ban hành đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn... Năm 2025, Thường trực, các Ban HĐND đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin; chuẩn bị kỳ họp kỹ lưỡng, chu đáo, bảo đảm tiến độ; tăng cường giám sát vấn đề cử tri quan tâm...

Bài cuối: “Tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể
Diễn đàn

Bài cuối: “Tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể

Trần Thị Thuỳ Dương, Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình được phân công chủ trì, phối hợp tham mưu tổ chức giám sát, khảo sát trực tiếp tại thực địa theo phương châm “tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể cử tri kiến nghị; Tổ đại biểu HĐND tỉnh giám sát các ý kiến, kiến nghị cử tri trên từng địa bàn… Qua giám sát, nhiều kiến nghị của cử tri, ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh được UBND tỉnh và các cơ quan chức năng quan tâm xem xét với tinh thần trách nhiệm cao, nhiều kiến nghị đã được giải quyết dứt điểm hoặc có chuyển biến tích cực.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mai Văn Nhiều (đeo huy hiệu) và chuyên gia trao đổi, khuyến nghị tại Chương trình “Bàn tròn chính sách”
Hội đồng nhân dân

10 HOẠT ĐỘNG, SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN NĂM 2024

Năm 2024, HĐND tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung mới, quan trọng; khẳng định mạnh mẽ vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của cử tri và Nhân dân; đóng góp tích cực vào thành tựu chung của địa phương. Trong đó, có thể kể đến 10 hoạt động, sự kiện nổi bật năm 2024:

Kịp thời ổn định đời sống người dân
Diễn đàn

Kịp thời ổn định đời sống người dân

Giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri trước, sau Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lai Châu Khóa XV và các kiến nghị từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh quan tâm, tiếp tục ý kiến với các cơ quan thẩm quyền sớm bố trí nguồn vốn sắp xếp ổn định dân cư khu vực nguy cơ sạt lở cao, kịp thời ổn định đời sống người dân; đề nghị UBND huyện Nậm Nhùn chỉ đạo hướng dẫn UBND xã Nậm Manh thực hiện các thủ tục sớm trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân…

Bài 2: Xác minh tính xác thực, chắt lọc ý kiến đại diện, hợp lý
Diễn đàn

Bài 2: Xác minh tính xác thực, chắt lọc ý kiến đại diện, hợp lý

Trần Thị Thùy Dương - Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Để báo cáo tổng hợp được đầy đủ, phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri và bảo đảm chuyển đến đúng cấp thẩm quyền, sau mỗi buổi tiếp xúc, Tổ đại biểu HĐND các cấp họp trao đổi nhanh với cấp ủy, chính quyền và Ủy ban MTTQ cùng cấp để làm rõ các nội dung, sự việc cử tri quan tâm; đồng thời, thống nhất phân định ý kiến, kiến nghị theo thẩm quyền giải quyết của từng cấp, cần thiết xác minh tính xác thực của ý kiến cử tri, chắt lọc những nội dung mang tính đại diện, hợp lý.