Bứt phá từ cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do

e3.jpg

Bứt phá từ cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do

_____________________________________

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVII đã quyết tâm, lựa chọn mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2026 - 2030 từ 15,65% trở lên, gấp khoảng 1,5 lần bình quân cả nước - mức tăng trưởng cực kỳ thách thức. Ban Thường vụ Thành ủy thảo luận dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, đặc biệt là nhiều cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm thành công của nhiều nước trên thế giới.

Đó là chia sẻ của ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, BÍ THƯ THÀNH ỦY, TRƯỞNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÊ TIẾN CHÂU trước thềm Xuân Ất Tỵ 2025 về quyết tâm, nhận lãnh trách nhiệm của thành phố trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trên cơ sở nhìn lại những dấu son phát triển của một trong những đầu tàu tăng trưởng khu vực phía Bắc, đi đầu cả nước trong bảo đảm an sinh xã hội.

Đầu tư cho an sinh, phúc lợi xã hội đi trước tốc độ phát triển

- Thưa ông, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, TP. Hải Phòng đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chính thức đạt mốc 10 năm liên tiếp tăng trưởng 2 con số. Theo ông, đâu là bí quyết để thành phố luôn vững vàng trước đầu sóng, ngọn gió?

- Với vị thế là một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của miền Bắc, những năm qua, TP. Hải Phòng đã và đang đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, ý chí tự lực tự cường của người dân đất cảng, vượt qua khó khăn, thách thức, năm 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố đạt 11,01%, đứng thứ 3 cả nước. Theo đánh giá của Tổng Bí thư Tô Lâm: Hải Phòng đã đạt được những thành tựu mà nhiều địa phương khác chưa làm được khi cùng chung một bối cảnh và thể chế”. Nổi bật là việc duy trì 10 năm liền có tốc độ tăng trưởng đạt hai con số, cao nhất trong 5 địa phương có quy mô nền kinh tế lớn nhất cả nước; đồng thời, luôn nằm trong nhóm những địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất của cả nước (tính đến tháng 12.2024, Hải Phòng đã thu hút được hơn 1.000 dự án với tổng vốn đăng ký đạt trên 32 tỷ USD từ các nhà đầu tư đến từ 39 quốc gia, vùng lãnh thổ)…

h4.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu

Phát huy truyền thống đi đầu, “Trung dũng - Quyết thắng”, có thể khẳng định nền tảng cho kết quả hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ của thành phố chính là tinh thần đoàn kết được vun đắp và lan tỏa, nguyên tắc tập trung dân chủ được phát huy trong Đảng bộ, chính quyền và toàn thể Nhân dân… Đặc biệt, việc lựa chọn những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá để giao trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện cho từng cán bộ, đảng viên theo phương châm “rõ việc, rõ người, rõ nguồn lực, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm”, cùng với sự chung sức, đồng lòng, quyết tâm mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và Nhân dân - truyền thống quý báu của người dân Hải Phòng đã mang lại những kết quả hết sức mỹ mãn.

- Mục đích của sự phát triển không gì khác chính là phục vụ việc nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Sự phát triển mạnh mẽ của TP. Hải Phòng những năm qua đồng nghĩa với chất lượng cuộc sống người dân không ngừng được nâng lên, an sinh xã hội được bảo đảm, thưa ông?

- Đảng bộ và Chính quyền thành phố luôn kiên định với mục tiêu phát triển con người toàn diện, vì lợi ích của Nhân dân, bảo đảm mọi thành quả phát triển kinh tế đều hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, xây dựng một xã hội đoàn kết và đồng thuận.

63.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng luôn kiên định thực hiện chủ trương “Đầu tư cho an sinh, phúc lợi xã hội đi trước so với tốc độ phát triển kinh tế”, nhiều chính sách nhân văn ưu việt của thành phố đi trước, vượt trội so với cả nước, như: phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; miễn học phí cho học sinh các bậc mầm non, trung học cơ sở và trung học phổ thông; hỗ trợ học phí học nghề cho lao động; hỗ trợ cho các đối tượng chính sách luôn ở mức cao so với bình quân cả nước… Hết năm 2024, thành phố chính thức không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, sớm hơn 1 năm theo chỉ tiêu tại Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố; chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng chung cư cũ theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ được triển khai tích cực, hiệu quả…

Xây dựng “bộ máy công quyền xuất sắc và được người dân tin tưởng

- 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với nhiều công việc trọng tâm, đặc biệt là năm tập trung thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy để xây dựng “bộ máy công quyền xuất sắc và được người dân tin tưởng”. Trong cuộc cách mạng tinh gọn này, những nội dung nào được thành phố đặc biệt chú trọng để xây dựng bộ máy công quyền xuất sắc, được người dân tin tưởng, thưa ông?

- Ngay từ thời điểm này, toàn hệ thống chính trị thành phố Hải Phòng tập trung cho công tác tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế. Đây là nhiệm vụ đang đặt ra rất cấp bách, cấp thiết từ Trung ương đến địa phương. Vì mục tiêu chung, xây dựng “bộ máy công quyền xuất sắc và được người dân tin tưởng” như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm với thành phố, Hải Phòng sẽ gương mẫu, đi đầu trong tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế. Không chỉ dừng lại ở các cơ quan hành chính trong hệ thống cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, mà còn phải tinh gọn các đơn vị sự nghiệp công lập; cơ quan báo chí, truyền thông; các ban quản lý dự án và các cơ quan khác trong hệ thống chính trị nếu cần thiết.

g3.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu thăm, động viên người dân sau bão số 3

Thành phố sẽ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trước, sau đó sẽ tiến hành tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhằm loại bỏ những vị trí không cần thiết, trùng lặp chức năng nhiệm vụ, giảm những công việc không hiệu quả, tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực then chốt, những con người thực sự xứng đáng và phù hợp với vị trí công việc.

Bên cạnh chính sách của Trung ương, thành phố sẽ có chính sách đặc thù, vượt trội để bảo đảm chế độ, chính sách cho cán bộ tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; đồng thời, nghiên cứu các giải pháp giữ lại, phát huy cao nhất cán bộ có năng lực, phẩm chất.

- Đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII đã quyết tâm, lựa chọn mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2026 - 2030 từ 15,65% trở lên. Để thành phố Hải Phòng phát triển bứt phá, trở thành động lực tăng trưởng của cả nước, lan tỏa cả vùng, cần những đột phá nào khai thông dư địa, động lực phát triển, thưa ông?

- Được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, ngày 13.11.2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng, góp phần quan trọng để Hải Phòng tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế là một trong những đầu tàu tăng trưởng của khu vực phía Bắc; công tác an sinh xã hội được quan tâm với nhiều chính sách ưu việt, nhân văn đi đầu cả nước.

Những kết quả đạt được dù rất tích cực nhưng chưa được như kỳ vọng. Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, TP. Hải Phòng càng nhận thức rõ và đầy đủ vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình đối với đất nước. Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII đã thảo luận và quyết tâm lựa chọn mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2026 - 2030 từ 15,65% trở lên, gấp khoảng 1,5 lần bình quân cả nước. Đây là mức tăng trưởng cực kỳ thách thức, chỉ có thể đạt được nếu có những thay đổi mang tính cách mạng để khai thông dư địa, động lực phát triển cho thành phố.

Dự án đầu tư xây dựng bến 3, 4, 5, 6 Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện đang được gấp rút hoàn thiện

Dự án đầu tư xây dựng bến 3, 4, 5, 6 Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện đang được gấp rút hoàn thiện

Thực hiện ý kiến của Bộ Chính trị tại Kết luận số 96-KL/TW ngày 30.9.2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW, Ban Thường vụ Thành ủy đã thảo luận dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội. Trong đó, có thí điểm thành lập Khu Thương mại tự do thế hệ mới vào năm 2025, phân cấp mạnh mẽ cho thành phố theo phương châm địa phương quyết, địa phương làm và địa phương chịu trách nhiệm”, cởi trói các “nút thắt: về thể chế, tạo động lực phát triển về giao thông, công nghiệp, đô thị và tài nguyên; thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao... Đặc biệt, tiếp thu kinh nghiệm thành công của nhiều nước trên thế giới, TP. Hải Phòng đề xuất nhiều cơ chế đột phá cho Khu Thương mại tự do, tạo bứt phá cho sự phát triển trong kỷ nguyên mới.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Diễn đàn

“Mệnh lệnh” từ trái tim, khối óc của cơ quan, đại biểu dân cử
Diễn đàn

“Mệnh lệnh” từ trái tim, khối óc của cơ quan, đại biểu dân cử

Lần đầu tiên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai xác định cần phải có cơ cấu, giới thiệu bầu cấp ủy viên cùng cấp đối với Trưởng các Ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện để nâng cao vị thế, vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị; chủ động, kịp thời chuyển cơ quan chức năng cùng cấp xem xét, xử lý các hành vi vi phạm qua giám sát của HĐND các cấp, đồng thời báo cáo thường trực cấp ủy để biết và chỉ đạo; tổ chức lấy ý kiến Nhân dân thông qua phương tiện báo, đài của tỉnh…

Tạo cơ chế đột phá thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững
Diễn đàn

Tạo cơ chế đột phá thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững

Mai Văn Nhiều - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Long An

Cùng với tổ chức “Bàn tròn chính sách” giúp cơ quan chức năng có thêm kênh thông tin quan trọng, cơ sở khoa học, thực tiễn vững chắc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá, năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Long An đã rất nhạy bén, chủ động tổ chức chất vấn, giám sát trước về công tác phòng, chống lãng phí và tổ chức bộ máy. Qua đó, tạo cơ sở thực hiện đồng bộ, quyết liệt cuộc cách mạng phòng, chống lãng phí và sắp xếp bộ máy tinh - gọn - mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo tư tưởng chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm, góp phần khơi thông và kiến tạo nguồn lực phát triển của địa phương.

Những mùa Xuân lịch sử và hạnh phúc của Nhân dân
Diễn đàn

Những mùa Xuân lịch sử và hạnh phúc của Nhân dân

NGUYỄN VÂN HẬU

Mùa Xuân mới 2025 đang đến rất gần, cử tri và Nhân dân mong mỏi, tin tưởng và kỳ vọng rất lớn rằng: cùng với cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chọn được người tài, đức phục vụ Nhân dân, cơ quan dân cử sẽ đổi mới mạnh mẽ hơn về tổ chức và hoạt động, thực sự chuyển mình, biến “lượng” thành “chất” trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc vì ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân
Hội đồng nhân dân

Tinh gọn bộ máy - cuộc cách mạng về chất trong kỷ nguyên mới

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Xác định tầm quan trọng đặc biệt đó, thời gian qua, từ Trung ương đến địa phương đã quyết liệt, khẩn trương triển khai các công việc theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”. Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân; Trưởng đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng Trần Phước Sơn về cuộc cách mạng tạo thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị, động lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Khẳng định mạnh mẽ vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
Diễn đàn

Khẳng định mạnh mẽ vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

Với tinh thần chủ động, trách nhiệm, năm 2024, HĐND tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung mới, quan trọng, khẳng định mạnh mẽ vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, nhất là việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá; tạo điều kiện để cử tri tham gia quản lý nhà nước… đóng góp tích cực vào thành tựu bứt phá của địa phương.

Quang cảnh kỳ họp HĐND tỉnh Lào Cai
Diễn đàn

Tập trung các vấn đề cử tri, Nhân dân quan tâm

Với phương châm gần dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của Nhân dân, trong năm 2024, hoạt động của HĐND hai cấp tỉnh Lào Cai luôn tập trung vào các vấn đề được cử tri và Nhân dân quan tâm, nhiều quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân được HĐND tỉnh ban hành đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn... Năm 2025, Thường trực, các Ban HĐND đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin; chuẩn bị kỳ họp kỹ lưỡng, chu đáo, bảo đảm tiến độ; tăng cường giám sát vấn đề cử tri quan tâm...

Bài cuối: “Tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể
Diễn đàn

Bài cuối: “Tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể

Trần Thị Thuỳ Dương, Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình được phân công chủ trì, phối hợp tham mưu tổ chức giám sát, khảo sát trực tiếp tại thực địa theo phương châm “tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể cử tri kiến nghị; Tổ đại biểu HĐND tỉnh giám sát các ý kiến, kiến nghị cử tri trên từng địa bàn… Qua giám sát, nhiều kiến nghị của cử tri, ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh được UBND tỉnh và các cơ quan chức năng quan tâm xem xét với tinh thần trách nhiệm cao, nhiều kiến nghị đã được giải quyết dứt điểm hoặc có chuyển biến tích cực.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mai Văn Nhiều (đeo huy hiệu) và chuyên gia trao đổi, khuyến nghị tại Chương trình “Bàn tròn chính sách”
Hội đồng nhân dân

10 HOẠT ĐỘNG, SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN NĂM 2024

Năm 2024, HĐND tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung mới, quan trọng; khẳng định mạnh mẽ vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của cử tri và Nhân dân; đóng góp tích cực vào thành tựu chung của địa phương. Trong đó, có thể kể đến 10 hoạt động, sự kiện nổi bật năm 2024:

Kịp thời ổn định đời sống người dân
Diễn đàn

Kịp thời ổn định đời sống người dân

Giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri trước, sau Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lai Châu Khóa XV và các kiến nghị từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh quan tâm, tiếp tục ý kiến với các cơ quan thẩm quyền sớm bố trí nguồn vốn sắp xếp ổn định dân cư khu vực nguy cơ sạt lở cao, kịp thời ổn định đời sống người dân; đề nghị UBND huyện Nậm Nhùn chỉ đạo hướng dẫn UBND xã Nậm Manh thực hiện các thủ tục sớm trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân…

Bài 2: Xác minh tính xác thực, chắt lọc ý kiến đại diện, hợp lý
Diễn đàn

Bài 2: Xác minh tính xác thực, chắt lọc ý kiến đại diện, hợp lý

Trần Thị Thùy Dương - Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Để báo cáo tổng hợp được đầy đủ, phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri và bảo đảm chuyển đến đúng cấp thẩm quyền, sau mỗi buổi tiếp xúc, Tổ đại biểu HĐND các cấp họp trao đổi nhanh với cấp ủy, chính quyền và Ủy ban MTTQ cùng cấp để làm rõ các nội dung, sự việc cử tri quan tâm; đồng thời, thống nhất phân định ý kiến, kiến nghị theo thẩm quyền giải quyết của từng cấp, cần thiết xác minh tính xác thực của ý kiến cử tri, chắt lọc những nội dung mang tính đại diện, hợp lý.

Bài 1: Chỉ đạo giải quyết ngay, có lộ trình hoàn thành báo cáo
Diễn đàn

Bài 1: Chỉ đạo giải quyết ngay, có lộ trình hoàn thành báo cáo

Trần Thị Thuỳ Dương - Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Đối với những kiến nghị chính đáng, hợp pháp cử tri kiến nghị nhiều lần chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, giải quyết thấu đáo, nhiều đại biểu HĐND không ngại va chạm, đã đeo bám, theo đuổi tới cùng, nhất là lồng ghép trong phát biểu thảo luận tại kỳ họp, kiến nghị lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình, các sở, ngành liên quan có giải pháp, thời gian cụ thể giải quyết. Với sự quyết liệt như vậy, một số kiến nghị của cử tri đã được chỉ đạo giải quyết ngay và có lộ trình thời gian hoàn thành báo cáo UBND tỉnh.

Giám sát chuyên đề nội dung cử tri kiến nghị nhiều lần
Diễn đàn

Giám sát chuyên đề nội dung cử tri kiến nghị nhiều lần

Nghị quyết của HĐND tỉnh Gia Lai về kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri theo Nghị quyết 367/NQ-HĐND ngày 10.7.2024 và các kiến nghị gửi đến Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Khóa XII nhấn mạnh yêu cầu: Các Ban HĐND tỉnh tổ chức giám sát, khảo sát trước khi thẩm tra việc giải quyết; chủ động đề xuất nội dung để Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát chuyên đề đối với nội dung cử tri kiến nghị nhiều lần chưa được giải quyết dứt điểm, những vấn đề mới phát sinh liên quan đến đời sống dân sinh…

Phối hợp gỡ khó trong bồi thường giải phóng mặt bằng
Hội đồng nhân dân

Phối hợp gỡ khó trong bồi thường giải phóng mặt bằng

Giám sát việc triển khai các dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương đến hết năm 2023, Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh; các huyện, thị, thành ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo UBND cùng cấp chủ động phối hợp với các chủ đầu tư các dự án trên địa bàn tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các công trình dự án, nhất là trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Linh hoạt trong chi trả chế độ bảo trợ xã hội
Diễn đàn

Linh hoạt trong chi trả chế độ bảo trợ xã hội

Theo ghi nhận của Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hải Dương qua giám sát việc thực hiện các chính sách của Nhà nước và nghị quyết của HĐND tỉnh về công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay: việc chi trả chế độ trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt được đẩy mạnh, tăng tính minh bạch, giảm thiểu nguy cơ phát sinh tiêu cực. Tuy nhiên, việc chi trả chế độ bảo trợ xã hội không dùng tiền mặt cần quan tâm xem xét cho phù hợp với từng đối tượng.

Quan tâm tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, Quốc hội, HĐND các cấp
Diễn đàn

Quan tâm tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, Quốc hội, HĐND các cấp

Lục Thị Liên - Phó Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Nghệ An

Cùng với nghiên cứu quy định thống nhất việc lồng ghép giới đối với văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); bảo đảm quyền của mỗi giới trong trình tự xây dựng văn bản QPPL… trong giai đoạn chuẩn bị các bước cho Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025 - 2030, Trung ương, Đảng bộ, HĐND các cấp cần quan tâm việc xây dựng cơ cấu, đề xuất, bố trí và bảo vệ tỷ lệ nữ tham gia vào cấp ủy; tỷ lệ nữ tham gia vào Quốc hội, HĐND các cấp, bảo đảm thực hiện mục tiêu về bình đẳng giới, lồng ghép giới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn trao Bằng khen của Thành ủy cho các cá nhân
Diễn đàn

Nâng cao vị thế Hội đồng nhân dân trong hệ thống chính trị Thủ đô

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết hoạt động HĐND các cấp thành phố năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, HĐND các cấp trên địa bàn tiếp tục “chủ động, đồng hành, thực chất, hiệu quả” trong thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác. Đặc biệt, cần tập trung thực hiện hiệu quả công tác sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 18-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII.

Tiếp xúc cử tri chuyên đề, lấy ý kiến đối tượng chịu tác động
Diễn đàn

Tiếp xúc cử tri chuyên đề, lấy ý kiến đối tượng chịu tác động

Phát huy tinh thần trí tuệ và trách nhiệm, năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang chủ động, phối hợp tổ chức TXCT chuyên đề đối với các nghị quyết có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều đối tượng, tổ chức lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động của chính sách ban hành. Các Ban HĐND tỉnh tăng cường khảo sát phục vụ thẩm tra các dự thảo nghị quyết trình kỳ họp, giúp đại biểu HĐND tỉnh có cơ sở xem xét, quyết định các nội dung trình tại kỳ họp…

Bãi bỏ thủ tục lấy ý kiến trước khi phê duyệt phương án xử lý tài sản
Diễn đàn

Bãi bỏ thủ tục lấy ý kiến trước khi phê duyệt phương án xử lý tài sản

Qua giám sát công tác quản lý, xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023, Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương kiến nghị việc giảm thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng đối với các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ trong trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp từ 1 năm xuống còn 30 ngày; bãi bỏ thủ tục lấy ý kiến trước khi phê duyệt phương án xử lý tài sản…

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chuyển đổi vị trí công tác
Diễn đàn

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chuyển đổi vị trí công tác

Giám sát tình hình thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn từ tháng 1.2021 đến tháng 6.2024, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Đắk Lắk đề nghị UBND tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác tại các cơ quan, đơn vị để đánh giá kết quả, có giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện.

Ổn định cuộc sống những hộ chăn nuôi không có khả năng chuyển đổi nghề
Diễn đàn

Ổn định cuộc sống những hộ chăn nuôi không có khả năng chuyển đổi nghề

Để thực hiện đúng quy định khu vực không được phép chăn nuôi, qua khảo sát việc thực hiện Nghị quyết số 44/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Cao Bằng quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn, Ban Dân tộc HĐND tỉnh kiến nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nghiên cứu để tham mưu các giải pháp cụ thể đối với những hộ sống bằng nghề chăn nuôi không có khả năng chuyển đổi nghề có thể ổn định cuộc sống.