Sẵn sàng hành lang pháp lý cho cải cách bộ máy

Tại kỳ họp bất thường lần thứ Chín sắp tới, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. Các luật, quy định tại kỳ họp đã, đang được lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp Nhân dân, được sự quan tâm góp ý, đáng chú ý là Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) sửa đổi. Sau khi thông qua, đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương.

Trao “thanh kiếm” để HĐND phát huy quyền dân chủ

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi có sự điều chỉnh khá toàn diện trên các mặt. Trong đó, cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND có nhiều điều chỉnh. Theo đó, mô hình tổ chức chính quyền địa phương, dự thảo dự án luật quy định đơn vị hành chính đô thị tại thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố, thị trấn: tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ HĐND và UBND. Đối với đơn vị hành chính nông thôn, tại tỉnh, huyện, xã (trừ xã thuộc đô thị) tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ HĐND và UBND. Chỉ có quận, phường, xã thuộc đô thị (gồm thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố) không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND là cơ quan hành chính tại địa phương.

gd.jpg
Kiến nghị thành lập Tổ đại biểu HĐND ở cấp xã (nông thôn) được thông qua sẽ góp phần gắn chặt mối liên hệ giữa đại biểu với cử tri. Ảnh: Bình Nguyên

Theo cử tri Lê Hồng Thái - xã Ea'Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, việc tổ chức mô hình chính quyền địa phương như vậy là phù hợp với Hiến pháp 2013 trong quy định về tổ chức chính quyền địa phương tại đô thị và nông thôn. Qua đánh giá thực hiện việc không tổ chức HĐND ở đô thị (quận, phường ở thành phố Hà Nội) đã góp phần tinh gọn bộ máy, hoạt động của HĐND thành phố được tăng cường hơn, nhất là khi Luật Thủ đô được thông qua, cùng với tăng số lượng đại biểu chuyên trách thì việc quy định như vậy là phù hợp, hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Thùy - đại biểu HĐND huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh đặc biệt tâm đắc với quy định thành lập Tổ đại biểu HĐND ở cấp xã. Đây cũng là nội dung nhiều địa phương kiến nghị, tạo thuận lợi cho HĐND xã ở nông thôn hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn. Đặc biệt, sẽ phát huy được vai trò của cá nhân đại biểu, gắn liền với khu vực bầu cử, tăng cường mối liên hệ chặt chẽ với cử tri nơi bầu ra mình.

Bên cạnh những ý kiến đồng thuận, cũng có những quy định qua lấy ý kiến nhiều cử tri còn băn khoăn. Đơn cử như quy định tại Điều 18 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi: HĐND cấp huyện nói chung “Quyết định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật”; HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương “Quyết định chính sách thu hút đầu tư phát triển đô thị, biện pháp quản lý dân cư ở đô thị”. Tuy nhiên, trong quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL hiện hành cũng như dự thảo Luật Ban hành văn bản QPPL sửa đổi, HĐND cấp huyện không được phép ban hành cơ chế, chính sách trừ khi được luật giao. Do đó, kiến nghị cơ quan soạn thảo cần soát xét lại các quy định để tránh chồng chéo, mâu thuẫn. Đồng thời, nên xem xét cụ thể trong Luật Ban hành văn bản QPPL sửa đổi trình tự, thủ tục để HĐND cấp huyện ban hành các cơ chế, chính sách, phát huy vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Cân nhắc tránh chồng chéo

Một vấn đề được nhiều cử tri và cả chuyên gia đặt ra là nếu kỳ họp bất thường xem xét Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và các luật khác có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) thì cần xem xét một luật liên quan chặt chẽ, đó là Luật Ban hành văn bản QPPL (sửa đổi). Theo bà Trịnh Thị Vân, thành phố Đà Nẵng thì không chỉ trình mà cần phải sửa Luật Ban hành văn bản QPPL song hành, hoặc đi trước các luật về tổ chức bộ máy. Sở dĩ như vậy bởi có quá nhiều quy định trong Luật Ban hành văn bản QPPL hiện hành sẽ chồng chéo, mâu thuẫn với dự thảo các luật về tổ chức bộ máy nói trên.

Trong thực tế, Bộ Tư pháp đã xây dựng dự thảo dự án Luật Ban hành văn bản QPPL (sửa đổi) và dự kiến Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Chính phủ sẽ trình Quốc hội. Thế nhưng cũng có những quy định trong dự thảo luật này đang chồng chéo với các luật về tổ chức bộ máy. Đơn cử như quy định về việc ban hành cơ chế, chính sách của HĐND cấp huyện trong dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi sẽ chồng chéo với việc dự thảo dự án Luật Ban hành văn bản QPPL sửa đổi quy định HĐND cấp xã sẽ không được ban hành văn bản QPPL nữa, còn HĐND cấp huyện sẽ chỉ được ban hành văn bản QPPL khi được luật giao. Tuy nhiên, theo Luật Ban hành văn bản QPPL thì HĐND cấp huyện không được ban hành cơ chế, chính sách nếu như luật không giao. Do đó, khi sửa Luật Ban hành văn bản QPPL cần có sự điều chỉnh cho phù hợp để tạo thuận lợi cho HĐND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi đang dự thảo như đã phân tích ở trên.

Tin tưởng mặc dù cần phải khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, cơ quan soạn thảo, Chính phủ sẽ tôn trọng, tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý của các tầng lớp Nhân dân, các chuyên gia cùng với ý kiến thẩm định, thẩm tra của cơ quan chức năng, các dự án luật trình kỳ họp sẽ bảo đảm chất lượng, đúng tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII.

Diễn đàn

Cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng
Diễn đàn

Cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Bên cạnh nhiều điểm mới, tiến bộ, có tính đột phá, cũng còn những quy định trong dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (TCCQĐP) sửa đổi cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng. Như quy định “UBND làm việc theo chế độ thủ trưởng hành chính”, đồng nghĩa Chủ tịch UBND có toàn quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND. Quy định Chủ tịch UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp, trước pháp luật; không quy định chịu trách nhiệm trước HĐND...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu
Diễn đàn

Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, từng bước trở thành đô thị trung tâm vùng

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong năm 2025 cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Cần Thơ Phạm Văn Hiểu cho biết, HĐND thành phố Cần Thơ sẽ đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, tiếp tục tăng cường nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Quốc hội, của Chính phủ về phát triển thành phố, phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế để Cần Thơ từng bước trở thành đô thị trung tâm vùng.

Tăng thẩm quyền quyết định kịp thời những vấn đề phát sinh
Diễn đàn

Tăng thẩm quyền quyết định kịp thời những vấn đề phát sinh

Nguyễn Ngọc Thái - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Nam

Theo chương trình nghị sự, tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV sắp tới sẽ quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, trong đó, có Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); một trong những nội dung có sự sửa đổi, bổ sung là quy định về thẩm quyền của Thường trực HĐND, tạo căn cứ pháp lý để Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định kịp thời các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp HĐND.

Bài cuối: Giải quyết trực tiếp, nhanh kiến nghị bức xúc
Diễn đàn

Bài cuối: Giải quyết trực tiếp, nhanh kiến nghị bức xúc

Cùng với những cách làm hiệu quả trong thực hiện chức năng quyết định, HĐND tỉnh Bắc Giang tăng cường kết hợp giám sát, khảo sát trực tiếp và thông qua nghiên cứu các báo cáo, tài liệu, giám sát bằng hình ảnh; tập trung chất vấn những nội dung các cơ quan quản lý chậm hoặc né tránh trách nhiệm. Trong TXCT, sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố đã được chấn chỉnh, phát huy hiệu quả giải quyết trực tiếp, nhanh các kiến nghị bức xúc.

Bài 1: Bảo đảm quyết sách khả thi, hiệu lực
Diễn đàn

Bài 1: Bảo đảm quyết sách khả thi, hiệu lực

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức TXCT chuyên đề đối với các nghị quyết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều đối tượng, lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động của chính sách ban hành nhằm phát huy trí tuệ tập thể, các tầng lớp Nhân dân bảo đảm chính sách khi ban hành có tính khả thi, hiệu lực và đi vào cuộc sống; thực hiện kiểm soát chặt nội dung, tài liệu theo nhóm vấn đề và quy định cụ thể thời gian trình bày tóm tắt các báo cáo trình tại kỳ họp, dành thời gian thỏa đáng cho thảo luận, chất vấn…

Giám sát đột xuất, tập trung các vấn đề “nóng”, “điểm nghẽn”
Diễn đàn

Giám sát đột xuất, tập trung các vấn đề “nóng”, “điểm nghẽn”

Trên cơ sở ý kiến phản ánh của cử tri, nhân dân và những vấn đề vướng mắc được phát hiện qua công tác quản lý nhà nước, Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương đã tổ chức 7 cuộc giám sát đột xuất, tập trung vào các vấn đề “nóng”, “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở hoạt động giám sát chuyên đề, giám sát, khảo sát thường xuyên của các cơ quan HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức 6 hội nghị chất vấn, hội thảo chuyên đề về các nội dung rất thiết thực.

Đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri, Nhân dân
Diễn đàn

Đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri, Nhân dân

Nhìn lại năm 2024 có thể thấy, với tinh thần chủ động, trách nhiệm, HĐND tỉnh Phú Yên đã thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, nhất là kịp thời thể chế hóa, tạo hành lang pháp lý để các cấp, ngành triển khai thực hiện, phát huy tiềm năng, lợi thế thúc đẩy phát triển, tạo đồng thuận cao; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân trong tỉnh.

 Cần Thơ thực hiện nhiều quyết sách quan trọng để bước vào kỷ nguyên mới
Diễn đàn

Cần Thơ thực hiện nhiều quyết sách quan trọng để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2025, để đưa thành phố bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ quyết tâm thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị thành phố tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh huy động nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố; thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

“Mệnh lệnh” từ trái tim, khối óc của cơ quan, đại biểu dân cử
Diễn đàn

“Mệnh lệnh” từ trái tim, khối óc của cơ quan, đại biểu dân cử

Lần đầu tiên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai xác định cần phải có cơ cấu, giới thiệu bầu cấp ủy viên cùng cấp đối với Trưởng các Ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện để nâng cao vị thế, vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị; chủ động, kịp thời chuyển cơ quan chức năng cùng cấp xem xét, xử lý các hành vi vi phạm qua giám sát của HĐND các cấp, đồng thời báo cáo thường trực cấp ủy để biết và chỉ đạo; tổ chức lấy ý kiến Nhân dân thông qua phương tiện báo, đài của tỉnh…

Tạo cơ chế đột phá thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững
Diễn đàn

Tạo cơ chế đột phá thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững

Mai Văn Nhiều - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Long An

Cùng với tổ chức “Bàn tròn chính sách” giúp cơ quan chức năng có thêm kênh thông tin quan trọng, cơ sở khoa học, thực tiễn vững chắc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá, năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Long An đã rất nhạy bén, chủ động tổ chức chất vấn, giám sát trước về công tác phòng, chống lãng phí và tổ chức bộ máy. Qua đó, tạo cơ sở thực hiện đồng bộ, quyết liệt cuộc cách mạng phòng, chống lãng phí và sắp xếp bộ máy tinh - gọn - mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo tư tưởng chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm, góp phần khơi thông và kiến tạo nguồn lực phát triển của địa phương.

Bứt phá từ cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do
Diễn đàn

Bứt phá từ cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVII đã quyết tâm, lựa chọn mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2026 - 2030 từ 15,65% trở lên, gấp khoảng 1,5 lần bình quân cả nước - mức tăng trưởng cực kỳ thách thức. Ban Thường vụ Thành ủy thảo luận dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, đặc biệt là nhiều cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm thành công của nhiều nước trên thế giới.

Những mùa Xuân lịch sử và hạnh phúc của Nhân dân
Diễn đàn

Những mùa Xuân lịch sử và hạnh phúc của Nhân dân

NGUYỄN VÂN HẬU

Mùa Xuân mới 2025 đang đến rất gần, cử tri và Nhân dân mong mỏi, tin tưởng và kỳ vọng rất lớn rằng: cùng với cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chọn được người tài, đức phục vụ Nhân dân, cơ quan dân cử sẽ đổi mới mạnh mẽ hơn về tổ chức và hoạt động, thực sự chuyển mình, biến “lượng” thành “chất” trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc vì ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân
Hội đồng nhân dân

Tinh gọn bộ máy - cuộc cách mạng về chất trong kỷ nguyên mới

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Xác định tầm quan trọng đặc biệt đó, thời gian qua, từ Trung ương đến địa phương đã quyết liệt, khẩn trương triển khai các công việc theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”. Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân; Trưởng đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng Trần Phước Sơn về cuộc cách mạng tạo thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị, động lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Khẳng định mạnh mẽ vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
Diễn đàn

Khẳng định mạnh mẽ vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

Với tinh thần chủ động, trách nhiệm, năm 2024, HĐND tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung mới, quan trọng, khẳng định mạnh mẽ vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, nhất là việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá; tạo điều kiện để cử tri tham gia quản lý nhà nước… đóng góp tích cực vào thành tựu bứt phá của địa phương.

Quang cảnh kỳ họp HĐND tỉnh Lào Cai
Diễn đàn

Tập trung các vấn đề cử tri, Nhân dân quan tâm

Với phương châm gần dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của Nhân dân, trong năm 2024, hoạt động của HĐND hai cấp tỉnh Lào Cai luôn tập trung vào các vấn đề được cử tri và Nhân dân quan tâm, nhiều quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân được HĐND tỉnh ban hành đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn... Năm 2025, Thường trực, các Ban HĐND đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin; chuẩn bị kỳ họp kỹ lưỡng, chu đáo, bảo đảm tiến độ; tăng cường giám sát vấn đề cử tri quan tâm...

Bài cuối: “Tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể
Diễn đàn

Bài cuối: “Tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể

Trần Thị Thuỳ Dương, Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình được phân công chủ trì, phối hợp tham mưu tổ chức giám sát, khảo sát trực tiếp tại thực địa theo phương châm “tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể cử tri kiến nghị; Tổ đại biểu HĐND tỉnh giám sát các ý kiến, kiến nghị cử tri trên từng địa bàn… Qua giám sát, nhiều kiến nghị của cử tri, ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh được UBND tỉnh và các cơ quan chức năng quan tâm xem xét với tinh thần trách nhiệm cao, nhiều kiến nghị đã được giải quyết dứt điểm hoặc có chuyển biến tích cực.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mai Văn Nhiều (đeo huy hiệu) và chuyên gia trao đổi, khuyến nghị tại Chương trình “Bàn tròn chính sách”
Hội đồng nhân dân

10 HOẠT ĐỘNG, SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN NĂM 2024

Năm 2024, HĐND tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung mới, quan trọng; khẳng định mạnh mẽ vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của cử tri và Nhân dân; đóng góp tích cực vào thành tựu chung của địa phương. Trong đó, có thể kể đến 10 hoạt động, sự kiện nổi bật năm 2024:

Kịp thời ổn định đời sống người dân
Diễn đàn

Kịp thời ổn định đời sống người dân

Giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri trước, sau Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lai Châu Khóa XV và các kiến nghị từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh quan tâm, tiếp tục ý kiến với các cơ quan thẩm quyền sớm bố trí nguồn vốn sắp xếp ổn định dân cư khu vực nguy cơ sạt lở cao, kịp thời ổn định đời sống người dân; đề nghị UBND huyện Nậm Nhùn chỉ đạo hướng dẫn UBND xã Nậm Manh thực hiện các thủ tục sớm trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân…

Bài 2: Xác minh tính xác thực, chắt lọc ý kiến đại diện, hợp lý
Diễn đàn

Bài 2: Xác minh tính xác thực, chắt lọc ý kiến đại diện, hợp lý

Trần Thị Thùy Dương - Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Để báo cáo tổng hợp được đầy đủ, phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri và bảo đảm chuyển đến đúng cấp thẩm quyền, sau mỗi buổi tiếp xúc, Tổ đại biểu HĐND các cấp họp trao đổi nhanh với cấp ủy, chính quyền và Ủy ban MTTQ cùng cấp để làm rõ các nội dung, sự việc cử tri quan tâm; đồng thời, thống nhất phân định ý kiến, kiến nghị theo thẩm quyền giải quyết của từng cấp, cần thiết xác minh tính xác thực của ý kiến cử tri, chắt lọc những nội dung mang tính đại diện, hợp lý.

Bài 1: Chỉ đạo giải quyết ngay, có lộ trình hoàn thành báo cáo
Diễn đàn

Bài 1: Chỉ đạo giải quyết ngay, có lộ trình hoàn thành báo cáo

Trần Thị Thuỳ Dương - Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Đối với những kiến nghị chính đáng, hợp pháp cử tri kiến nghị nhiều lần chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, giải quyết thấu đáo, nhiều đại biểu HĐND không ngại va chạm, đã đeo bám, theo đuổi tới cùng, nhất là lồng ghép trong phát biểu thảo luận tại kỳ họp, kiến nghị lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình, các sở, ngành liên quan có giải pháp, thời gian cụ thể giải quyết. Với sự quyết liệt như vậy, một số kiến nghị của cử tri đã được chỉ đạo giải quyết ngay và có lộ trình thời gian hoàn thành báo cáo UBND tỉnh.