NGHỊ QUYẾT Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14, Luật số 47/2019/QH14, Luật số 31/2024/QH15, Luật số 34/2024/QH15 và Luật số 43/2024/QH15;

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13;

Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số 63/2014/QH13;

Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 50/2024/UBTVQH15 ngày 22 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định một số nội dung liên quan đến việc bảo đảm yêu cầu phân loại đô thị và tiêu chuẩn của đơn vị hành chính để thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025;

Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 738/TTr-CP ngày 31 tháng 10 năm 2024 và Báo cáo số 781/BC-CP ngày 13 tháng 11 năm 2024, Tòa án nhân dân tối cao tại Tờ trình số 1036/TTr-TANDTC ngày 05 tháng 11 năm 2024, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Tờ trình số 33/TTr-VKSTC ngày 08 tháng 11 năm 2024, Báo cáo tham gia thẩm tra số 4479/BC-UBTP15 ngày 09 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban Tư pháp và Báo cáo thẩm tra số 3456/BC-UBPL15 ngày 12 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban Pháp luật,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Sắp xếp thành phố Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên, huyện Lộc Hà, huyện Thạch Hà và các đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc

1. Sắp xếp thành phố Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên, huyện Lộc Hà và huyện Thạch Hà như sau:

a) Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 138,71 km2, quy mô dân số là 81.620 người của huyện Thạch Hà, tương ứng với toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, gồm: Đỉnh Bàn, Tân Lâm Hương, Thạch Đài, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Thắng, Thạch Trị, Thạch Văn và Tượng Sơn, để nhập vào thành phố Hà Tĩnh;

b) Điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,42 km2, quy mô dân số là 5.687 người của xã Cẩm Vịnh và toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,86 km2, quy mô dân số là 7.016 người của xã Cẩm Bình thuộc huyện Cẩm Xuyên để nhập vào thành phố Hà Tĩnh;

c) Điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,46 km2 và quy mô dân số là 9.250 người của xã Hộ Độ thuộc huyện Lộc Hà để nhập vào thành phố Hà Tĩnh.

2. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 110,51 km2, quy mô dân số là 96.331 người của huyện Lộc Hà sau khi điều chỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này vào huyện Thạch Hà.

3. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Tĩnh như sau:

a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 2,35 km2, quy mô dân số là 12.100 người của phường Nguyễn Du và điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 0,07 km2, quy mô dân số là 1.000 người của phường Trần Phú vào phường Bắc Hà. Sau khi sắp xếp, phường Bắc Hà có diện tích tự nhiên là 3,32 km2 và quy mô dân số là 29.193 người.

Phường Bắc Hà giáp các phường Nam Hà, Tân Giang, Thạch Trung, Thạch Quý và Trần Phú;

b) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,26 km2, quy mô dân số là 13.971 người của phường Thạch Linh vào phường Trần Phú. Sau khi nhập, phường Trần Phú có diện tích tự nhiên là 7,25 km2 và quy mô dân số là 24.791 người.

Phường Trần Phú giáp các phường Bắc Hà, Hà Huy Tập, Thạch Trung, xã Tân Lâm Hương, xã Thạch Đài và huyện Thạch Hà;

c) Thành lập phường Thạch Hưng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,67 km2 và quy mô dân số là 7.087 người của xã Thạch Hưng.

Phường Thạch Hưng giáp phường Đồng Môn, phường Thạch Quý và các xã Thạch Khê, Thạch Lạc, Tượng Sơn;

d) Thành lập phường Thạch Trung trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,15 km2 và quy mô dân số là 17.737 người của xã Thạch Trung;

Phường Thạch Trung giáp các phường Bắc Hà, Thạch Hạ, Thạch Quý, Trần Phú và huyện Thạch Hà;

đ) Thành lập phường Thạch Hạ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,97 km2 và quy mô dân số là 11.467 người của xã Thạch Hạ;

Phường Thạch Hạ giáp các phường Đồng Môn, Thạch Quý, Thạch Trung, xã Đỉnh Bàn, xã Hộ Độ và huyện Thạch Hà;

e) Thành lập phường Đồng Môn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 8,93 km2 và quy mô dân số là 9.880 người của xã Đồng Môn;

Phường Đồng Môn giáp các phường Thạch Hạ, Thạch Hưng, Thạch Quý, xã Đỉnh Bàn và xã Thạch Khê.

4. Sau khi sắp xếp:

a) Thành phố Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên là 220,00 km2 và quy mô dân số là 266.321 người; có 27 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 12 phường: Bắc Hà, Đại Nài, Đồng Môn, Hà Huy Tập, Nam Hà, Tân Giang, Thạch Hạ, Thạch Hưng, Thạch Trung, Thạch Quý, Trần Phú, Văn Yên và 15 xã: Cẩm Bình, Cẩm Vịnh, Đỉnh Bàn, Hộ Độ, Tân Lâm Hương, Thạch Bình, Thạch Đài, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Thắng, Thạch Trị, Thạch Văn, Tượng Sơn.

Thành phố Hà Tĩnh giáp huyện Cẩm Xuyên, huyện Thạch Hà và Biển Đông;

b) Huyện Thạch Hà có diện tích tự nhiên là 325,37 km2 và quy mô dân số là 190.335 người; có 22 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 20 xã: Bình An, Hồng Lộc, Ích Hậu, Lưu Vĩnh Sơn, Mai Phụ, Nam Điền, Ngọc Sơn, Phù Lưu, Tân Lộc, Thạch Châu, Thạch Kênh, Thạch Kim, Thạch Liên, Thạch Long, Thạch Mỹ, Thạch Ngọc, Thạch Sơn, Thạch Xuân, Thịnh Lộc, Việt Tiến và 02 thị trấn: Lộc Hà, Thạch Hà.

Huyện Thạch Hà giáp các huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên, Hương Khê, Nghi Xuân, thành phố Hà Tĩnh và Biển Đông;

c) Huyện Cẩm Xuyên có diện tích tự nhiên là 618,76 km2 và quy mô dân số là 178.133 người; có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã: Cẩm Duệ, Cẩm Dương, Cẩm Hà, Cẩm Hưng, Cẩm Lạc, Cẩm Lĩnh, Cẩm Lộc, Cẩm Minh, Cẩm Mỹ, Cẩm Nhượng, Cẩm Quan, Cẩm Quang, Cẩm Sơn, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Thịnh, Cẩm Trung, Nam Phúc Thăng, Yên Hòa và 02 thị trấn: Cẩm Xuyên, Thiên Cầm.

Huyện Cẩm Xuyên giáp các huyện Hương Khê, Kỳ Anh, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh; tỉnh Quảng Bình và Biển Đông.

Điều 2. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh

1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Hương Sơn như sau:

a) Thành lập xã Hàm Trường trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 22,37 km2, quy mô dân số là 4.270 người của xã Sơn Hàm và toàn bộ diện tích tự nhiên là 19,42 km2, quy mô dân số là 4.716 người của xã Sơn Trường. Sau khi thành lập, xã Hàm Trường có diện tích tự nhiên là 41,79 km2 và quy mô dân số là 8.986 người.

Xã Hàm Trường giáp các xã Kim Hoa, Quang Diệm, Sơn Phú, Sơn Tây, thị trấn Phố Châu và huyện Vũ Quang;

b) Thành lập xã Mỹ Long trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,79 km2, quy mô dân số là 2.891 người của xã Sơn Long và toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,21 km2, quy mô dân số là 2.985 người của xã Sơn Trà. Sau khi thành lập, xã Mỹ Long có diện tích tự nhiên là 13,00 km2 và quy mô dân số là 5.876 người.

Xã Mỹ Long giáp xã Châu Bình, xã Tân Mỹ Hà; huyện Đức Thọ và huyện Vũ Quang;

c) Thành lập xã Châu Bình trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,83 km2, quy mô dân số là 4.206 người của xã Sơn Châu và toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,88 km2, quy mô dân số là 3.211 người của xã Sơn Bình. Sau khi thành lập, xã Châu Bình có diện tích tự nhiên là 11,71 km2 và quy mô dân số là 7.417 người;

Xã Châu Bình giáp các xã Kim Hoa, Mỹ Long, Sơn Ninh, Tân Mỹ Hà và huyện Vũ Quang;

d) Sau khi sắp xếp, huyện Hương Sơn có 22 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 20 xã và 02 thị trấn.

2. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Can Lộc như sau:

a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,92 km2, quy mô dân số là 5.442 người của xã Trung Lộc vào thị trấn Đồng Lộc. Sau khi nhập, thị trấn Đồng Lộc có diện tích tự nhiên là 24,61 km2 và quy mô dân số là 12.017 người;

Thị trấn Đồng Lộc giáp các xã Khánh Vĩnh Yên, Mỹ Lộc, Thượng Lộc, Xuân Lộc và huyện Hương Khê;

b) Sau khi sắp xếp, huyện Can Lộc có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 02 thị trấn;

3. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Hương Khê như sau:

a) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,89 km2, quy mô dân số là 4.369 người của xã Phú Phong, điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 0,81 km2, quy mô dân số là 758 người của xã Hương Xuân và một phần diện tích là 0,78 km2, quy mô dân số là 380 người của xã Phú Gia vào thị trấn Hương Khê. Sau khi sắp xếp, thị trấn Hương Khê có diện tích tự nhiên là 10,82 km2 và quy mô dân số là 19.436 người.

Thị trấn Hương Khê giáp các xã Gia Phố, Hương Long, Hương Xuân, Hương Vĩnh, Lộc Yên và Phú Gia;

b) Sau khi điều chỉnh theo quy định tại điểm a khoản này, xã Hương Xuân có diện tích tự nhiên là 27,51 km2 và quy mô dân số là 4.239 người.

Xã Hương Xuân giáp các xã Hương Lâm, Hương Trà, Hương Vĩnh, Lộc Yên và thị trấn Hương Khê;

c) Sau khi điều chỉnh theo quy định tại điểm a khoản này, xã Phú Gia có diện tích tự nhiên là 140,35 km2 và quy mô dân số là 5.339 người.

Xã Phú Gia giáp các xã Hòa Hải, Hương Bình, Hương Long, Hương Vĩnh, thị trấn Hương Khê và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;

d) Sau khi sắp xếp, huyện Hương Khê có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 01 thị trấn.

4. Thành lập thị trấn thuộc huyện Kỳ Anh như sau:

a) Thành lập thị trấn Kỳ Đồng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 13,94 km2 và quy mô dân số là 8.079 người của xã Kỳ Đồng.

Thị trấn Kỳ Đồng giáp các xã Kỳ Giang, Kỳ Khang và Kỳ Phú;

b) Sau khi thành lập thị trấn, huyện Kỳ Anh có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 01 thị trấn.

5. Thành lập các phường thuộc thị xã Kỳ Anh như sau:

a) Thành lập phường Kỳ Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 17,92 km2 và quy mô dân số là 5.691 người của xã Kỳ Nam.

Phường Kỳ Nam giáp phường Kỳ Phương; tỉnh Quảng Bình và Biển Đông;

b) Thành lập phường Kỳ Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 21,78 km2 và quy mô dân số là 9.833 người của xã Kỳ Ninh.

Phường Kỳ Ninh giáp xã Kỳ Hà, xã Kỳ Lợi; huyện Kỳ Anh và Biển Đông;

c) Sau khi thành lập các phường, thị xã Kỳ Anh có 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 08 phường và 03 xã.

Điều 3. Giải thể Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

1. Giải thể Tòa án nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

2. Giải thể Viện kiểm sát nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

3. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh có trách nhiệm kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

2. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 09 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố; 209 đơn vị đơn vị hành chính cấp xã, gồm 170 xã, 25 phường và 14 thị trấn.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.

2. Chính phủ chỉ đạo các Bộ có liên quan và chính quyền tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục rà soát, thống kê cụ thể số lượng các đơn vị hành chính thuộc diện phải sắp xếp mà chưa thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025, xây dựng phương án và lộ trình hoàn thiện các tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết để bảo đảm thực hiện sắp xếp trong những năm tiếp theo theo đúng quy định.

3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện các nội dung của Nghị quyết thuộc trách nhiệm quản lý; sắp xếp, bố trí công chức, người lao động, xử lý trụ sở, tài sản công tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân bị giải thể; sắp xếp tổ chức bộ máy, quyết định biên chế, số lượng Thẩm phán, Kiểm sát viên, công chức khác, người lao động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện Thạch Hà và các nội dung khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

4. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.


Nghị quyết này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, phiên họp thứ 39 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2024.

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Trần Thanh Mẫn

Thời sự Quốc hội

Đại hội Chi bộ Vụ Văn hóa và Xã hội nhiệm kỳ 2025 - 2027
Thời sự Quốc hội

Đại hội Chi bộ Vụ Văn hóa và Xã hội nhiệm kỳ 2025 - 2027

Sáng 27.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Chi bộ Vụ Văn hóa và Xã hội trực thuộc Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội đã tiến hành Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027. Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh dự và chỉ đạo Đại hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước do thành phố Cần Thơ tổ chức.
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đồng lòng, hiệp lực, đưa Cần Thơ sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Cần Thơ sẽ tiếp tục đồng lòng, hiệp lực, biến khó khăn thành động lực, biến thách thức thành cơ hội, đưa thành phố ngày càng phát triển, sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Cần Thơ

Tối 26.4, tại Công viên Sông Hậu, quận Ninh Kiều, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) do thành phố Cần Thơ tổ chức. 

Trao Quyết định chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025
Chính trị

Trao Quyết định chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025

Chiều 26.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì Lễ công bố, trao Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về việc chỉ định Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tổ chức Tòa án nhân dân theo mô hình 3 cấp

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành quy định hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực. Các Tòa án quân sự được giữ nguyên theo Luật hiện hành; đồng thời kết thúc hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp huyện.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn phát biểu tại Hội thảo
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

Sáng 26.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà, tri ân Mẹ Việt Nam anh hùng tại thành phố Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt các Mẹ Việt Nam anh hùng, nguyên lãnh đạo Trung ương tại Cần Thơ

Sáng 26.4, tại thành phố Cần Thơ, trong không khí cả nước phấn khởi, tự hào, tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt các Mẹ Việt Nam anh hùng, nguyên lãnh đạo Trung ương và lãnh đạo thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang qua các thời kỳ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Cho ý kiến về chủ trương hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Cho rằng, việc tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã là có cơ sở, tuy nhiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, với mức vốn hỗ trợ là 5 nghìn tỷ đồng như đề xuất của Chính phủ không thuộc mức dự án quan trọng quốc gia, do đó không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ trên cơ sở xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn sẽ xem xét, quyết định việc hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đồng ý với việc Chính phủ ban hành nghị định về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Sáng 26.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai năm 2024 (bao gồm cả nội dung giảm tiền thuê đất năm 2025).

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu
Chính trị

Khắc phục bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng không khí

Tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, các đại biểu tập trung đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam và đề xuất các nhóm giải pháp cần tập trung triển khai nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí. 

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế, giải pháp phòng ngừa, tránh việc trục lợi chính sách gây thất thoát, lãng phí, tiêu cực

Chiều 25.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu
Chính trị

Tập trung sửa đổi các quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp

Chiều 25.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phá sản.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và các đại biểu tặng hoa chúc mừng tân Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ

Chiều 25.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tham dự, phát biểu tại Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ.

Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn” - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì Hội thảo về kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn

Chiều 25.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan - Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” đã chủ trì Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Chính trị

Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục, thể hiện tính ưu việt của chế độ

Chiều 25.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Có chính sách đặc thù thu hút và giữ chân nhà khoa học giỏi
Chính trị

Có chính sách đặc thù thu hút và giữ chân nhà khoa học giỏi

Sáng 25.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về phát triển và sử dụng nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.