Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”

Khắc phục bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng không khí

Tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, các đại biểu tập trung đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam và đề xuất các nhóm giải pháp cần tập trung triển khai nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí. 

hoi-thao1.jpg
Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”. Ảnh: Hồ Long

Các đại biểu cho rằng, thực trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam, đặc biệt tại các đô thị lớn, đang ở mức báo động và có xu hướng ngày càng phức tạp. Đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam hiện nay, Phó Cục trưởng Cục Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Hoài Nam cho biết, ô nhiễm tập trung vào hàm lượng bụi, trong đó có bụi mịn, ô nhiễm có tính quy luật theo mùa và tập trung chủ yếu tại một số điểm có mật độ giao thông và tập trung nhiều cơ sở sản xuất. Các nguyên nhân chính phát sinh bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí gồm: hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp, hoạt động đốt mở, hoạt động dân sinh, khí hậu thời tiết.

z6541332710017-f093a1b52e55096de68270edfcebb100.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Các đại biểu cũng cho rằng, dù đã có nhiều nỗ lực từ phía Nhà nước trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và triển khai các công cụ quản lý môi trường nhưng hiệu quả kiểm soát ô nhiễm không khí vẫn còn nhiều hạn chế. Phân tích thực trạng cho thấy, những bất cập mang tính hệ thống trong chính sách quản lý chất lượng không khí, từ khâu thiết kế pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật đến tổ chức thực thi và giám sát; việc thiếu luật chuyên ngành, quy chuẩn lỗi thời, dữ liệu phân tán, chế tài không đủ mạnh, nguồn lực yếu kém, phối hợp liên ngành chưa hiệu quả... đã và đang làm giảm đáng kể năng lực quản lý của Nhà nước đối với kiểm soát chất lượng không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

tc1.jpg
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hồ Long

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung phân tích một số bất cập trong chính sách về quản lý chất lượng không khí như: chưa có quy định đủ mạnh để quản lý, xử lý các vi phạm làm phát sinh bụi, khí thải từ các công trình xây dựng, công trình giao thông, công trình công ích; chưa có quy định đủ mạnh để xử lý các vi phạm liên quan đến hành vi đốt chất thải, rác thải, phụ phẩm nông nghiệp và sinh khối diễn ra rất phổ biến, thường xuyên ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và khu vực thành phố Hà Nội; khó khăn trong xây dựng quy định về kiểm soát nguồn khí thải từ phương tiện giao thông cũ, phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt đối với phương tiện xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành với đối tượng sử dụng là người có thu nhập thấp, người nghèo trong xã hội…

cn-ub-khcn1.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Một số đại biểu đề xuất các nhóm giải pháp cần tập trung triển khai nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí như: nhóm giải pháp về quy hoạch, đầu tư hạ tầng (hạ tầng chung, hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng giao thông); nhóm giải pháp chủ động về kiểm soát nguồn phát sinh khí thải; hoàn thiện, bổ sung quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với nguồn phát thải; xây dựng lộ trình giảm phát thải; chuyển đổi giao thông xanh, phát thải thấp; kiểm kê nguồn thải; đầu tư hệ thống quan trắc môi trường hiện đại…

bt-bo-nn1.jpg
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hồ Long

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, kiểm soát ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn là vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự quan tâm đúng mức, đầu tư nguồn lực thỏa đáng của Nhà nước nhằm triển khai ngay các giải pháp quyết liệt, đồng bộ để giải quyết, xử lý.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Bộ trưởng cũng nêu rõ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện, trong đó có: hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo vệ môi trường; nghiên cứu thiết lập cơ chế điều phối liên vùng, liên tỉnh về chất lượng không khí; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong theo dõi, phát hiện, xử lý, cung cấp thông tin về ô nhiễm không khí; tăng cường kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát sinh khí thải…

pho-cuc-truong1.jpg
Phó Cục trưởng Cục Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Hoài Nam phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nhấn mạnh, kiểm soát ô nhiễm không khí không phải vấn đề riêng của những đô thị lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh.

db1-7733.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, trách nhiệm của chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước, nhà giáo dục, nhà khoa học là làm sao có các giải pháp mới về kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí phải dễ hiểu, dễ làm và dễ tin với người dân.

db3-1315.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần tiếp tục rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các quyết định của Chính phủ về thực hiện kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí trong thời gian qua; thực hiện hoạt động quan trắc chất lượng không khí thường xuyên, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ chất lượng không khí; kịp thời cảnh báo về chất lượng không khí theo thời gian thực để bảo vệ sức khoẻ cho người dân; rà soát, nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng cường năng lực quan trắc môi trường; đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí…

db4.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Đoàn giám sát tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng các ý kiến tại hội thảo, đánh giá, làm rõ trong các hoạt động của Đoàn giám sát, phục vụ việc hoàn thiện báo cáo giám sát đáp ứng yêu cầu, mục đích của chuyên đề giám sát.

db001.jpg
PGS. TS Nghiêm Trung Dũng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hồ Long
db002.jpg
PGS. TS Bùi Thị An phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hồ Long

Gợi mở một số giải pháp kiểm soát , khắc phục ô nhiễm không khí trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần thay đổi cách tiếp cận trong kiểm soát ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn như: chuyển từ cảnh báo ô nhiễm sang nuôi dưỡng không khí; phát triển giao thông công cộng; thí điểm mô hình giảm rác thải, khí thải; mở rộng đường cho người đi bộ, xe đạp; vận động các hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh không đốt rác mà chuyển sang sử dụng vật liệu xanh; tăng cường giáo dục trong nhà trường nhằm trang bị kiến thức, nhận thức về bảo vệ môi trường…

db003.jpg
PGS.TS Nguyễn Thị Nhật Thanh, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu. Ảnh: Hồ Long
db004.jpg
Trưởng Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Nguyễn Đức Lượng phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, cần áp dụng chính sách thuế môi trường nhằm khuyến khích tiêu dùng xanh; hỗ trợ các khu dân cư cải thiện môi trường sống tại chỗ; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, phân loại rác, thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường…

db006.jpg
TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam phát biểu. Ảnh: Hồ Long
db005.jpg
Đại diện Vingroup phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hồ Long
bv1.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Hồ Long

Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo Phó Chủ tịch Quốc hội và các ý kiến tham luận, trao đổi tại hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy khẳng định, các ý kiến tại hội thảo là nguồn thông tin đầu vào quan trọng cho Đoàn giám sát nghiên cứu, tiếp thu vào báo cáo giám sát.

Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế, giải pháp phòng ngừa, tránh việc trục lợi chính sách gây thất thoát, lãng phí, tiêu cực

Chiều 25.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu
Chính trị

Tập trung sửa đổi các quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp

Chiều 25.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phá sản.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và các đại biểu tặng hoa chúc mừng tân Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ

Chiều 25.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tham dự, phát biểu tại Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ.

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu
Chính trị

Đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức lãnh đạo, kiến tạo đường hướng không gian phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) sáng nay, 25.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc có những cơ hội và thách thức đan xen. Bằng tác phẩm và thông qua các tác phẩm của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ chính là những người đã ươm trồng hạt giống về cái đẹp về lòng nhân ái và sự nhân văn cao cả, gìn giữ và thổi bùng lên ngọn lửa của truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tự tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Chính trị

Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục, thể hiện tính ưu việt của chế độ

Chiều 25.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Có chính sách đặc thù thu hút và giữ chân nhà khoa học giỏi
Chính trị

Có chính sách đặc thù thu hút và giữ chân nhà khoa học giỏi

Sáng 25.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về phát triển và sử dụng nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng phát biểu
Chính trị

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)

Sáng 25.4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Ưu tiên sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, cấp bách

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát nhằm bảo đảm sửa đổi, bổ sung phải là những vấn đề thực sự cần thiết, cấp bách, có khả năng triển khai thực hiện ngay để giải quyết các khó khăn, ách tắc hiện nay nhằm tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và thúc đẩy tăng trưởng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật
Chính trị

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật

Sáng 25.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Ảnh Hồ Long
Chính trị

Khai mạc Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước

Sáng 25.4, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên Hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).