Nghị định số 78/2002/NĐ-CP giúp hàng chục triệu người thoát nghèo

Ngày 29.12, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã tổ chức tổng kết 20 năm thực hiện Nghị số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (Nghị định 78).

Qua 20 năm thực hiện Nghị định 78, có gần 6,3 triệu hộ gia đình vượt qua ngưỡng nghèo, giải quyết việc làm cho hơn 5,9 triệu lao động, hỗ trợ hơn 3,8 triệu học sinh sinh viên được vay vốn đi học… và mới đây nhất, nguồn vốn đã kịp thời hỗ trợ gần 2 nghìn doanh nghiệp, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho hơn 1,2 triệu lượt người lao động... góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước năm 2021 còn xuống 2,23%. 

Nghị định số 78/2002/NĐ-CP giúp hàng chục triệu người thoát nghèo -0
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: Trần Trung

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái dự và chỉ đạo Hội nghị; Thống đốc NHNN, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Nguyễn Thị Hồng, Tổng giám đốc NHCSHX Dương Quyết Thắng đồng chủ trì Hội nghị.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến và trực tiếp với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, các bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Là công cụ xóa đói giảm nghèo…

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho hay. với chủ trương của Đảng: “Phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, hình thành quỹ xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương trên cơ sở giúp dân và tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo”; ngày 04.10.2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Kể từ đó tới nay, hoạt động tín dụng chính sách xã hội luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội; đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao, trực tiếp, toàn diện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình, ủng hộ của người dân trong cả nước. Tiếp đó, ngày 22.11.2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Một lần nữa cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Trung ương Đảng đối với tín dụng chính sách cũng như thể hiện tính ưu việt của hoạt động này.

Báo cáo kết quả thực hiện Nghị định 78, Tổng giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng cho biết, 20 năm qua NHCSXH đã thiết lập được mô hình quản trị và điều hành tác nghiệp gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn và cấu trúc hệ thống chính trị của đất nước. Đồng thời, xây dựng tổ chức thực hiện thành công phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách thông qua hoạt động ủy thác cho Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên.

NHCSXH cũng đã phối hợp với chính quyền cấp xã, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng, quản lý 168.624 Tổ tiết kiệm và vay vốn đến từng thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố. Tổ tiết kiệm và vay vốn là “cánh tay nối dài”, cầu nối giữa ngân hàng với người vay vốn. Đây là sản phẩm sáng tạo, có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện thành công chính sách tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác. Hoạt động giao dịch tại 10.435 Điểm giao dịch xã trên địa bàn cả nước được tổ chức nề nếp, hiệu quả với phương thức “giao dịch tại nhà; thu nợ, giải ngân tại xã” là hoạt động đặc trưng, riêng có của NHCSXH…

Chính vì thế, tại Báo cáo số 660/BC-UBTVQH13 ngày 19/5/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII đã đánh giá: “Đây là chính sách xây dựng được mối liên kết tốt giữa Nhà nước, thông qua NHCSXH, với các tổ chức đoàn thể và người nghèo, phát huy được tính chủ động, nâng cao trách nhiệm của người nghèo với chính quyền cơ sở thông qua việc giữ mối liên hệ, hướng dẫn cách làm ăn, đôn đốc giải ngân, thu nợ của ngân hàng” .

Vươn tới những nơi khó khăn nhất

Nghị định số 78/2002/NĐ-CP giúp hàng chục triệu người thoát nghèo -0
Thống đốc NHNN, Chủ tịch HĐQT NHCSXH Nguyễn Thị Hồng phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Trần Trung

Nhờ sự quan tâm của Trung ương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nguồn vốn tín dụng chính sách có sự tăng trưởng vượt bậc. Đến 30.11.2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt gần 298 nghìn tỷ đồng, tăng gần 291 nghìn tỷ đồng (gấp 41,9 lần) so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 21,4%. Đặc biệt, kể từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, 100% đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đã cân đối, ủy thác vốn ngân sách địa phương sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay với nguồn vốn nhận ủy thác đến nay đạt gần 30 nghìn tỷ đồng.

Nguồn vốn đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước, trong đó tập trung ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, huyện đảo, xã đảo, vùng bãi ngang ven biển. Trong 20 năm qua, với việc triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, NHCSXH đã tập trung huy động được nguồn lực lớn để cho vay, đảm bảo hoàn thành 100% chỉ tiêu, kế hoạch tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao, tạo điều kiện giúp trên 42,8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn với doanh số cho vay gần 830 nghìn tỷ đồng.

Đến hết tháng 11.2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt gần 280 nghìn tỷ đồng với gần 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ. Trong tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội, dư nợ cho vay các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 99.810 tỷ đồng, chiếm 35,7%, với gần 2,2 triệu khách hàng còn dư nợ; dư nợ cho vay tại huyện nghèo là 30.494 tỷ đồng, chiếm 10,9%, với gần 590 nghìn khách hàng còn dư nợ; dư nợ đối với khách hàng là đồng bào dân tộc thiểu số là 69.175 tỷ đồng, chiếm 24,7% với trên 1,4 triệu khách hàng còn dư nợ.

Nghị định số 78/2002/NĐ-CP giúp hàng chục triệu người thoát nghèo -0
Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng phát biểu. Ảnh: Trần Trung

Ngoài chính sách cho vay vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, tạo sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập, còn có các chính sách cho vay vốn để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, để giảm nghèo, tín dụng chính sách còn hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với doanh số cho vay gần 18 nghìn tỷ đồng cho gần 280 nghìn lượt khách hàng. Chất lượng tín dụng luôn được duy trì, củng cố, nâng cao, đảm bảo mục tiêu bảo toàn, phát triển vốn cho Nhà nước. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh giảm từ 13,75%/tổng dư nợ (khi nhận bàn giao) xuống còn 0,67%/tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,26%/tổng dư nợ (thời điểm 30/11/2022).

Tiếp tục gánh vác nhiệm vụ trọng tâm

Nghị định số 78/2002/NĐ-CP giúp hàng chục triệu người thoát nghèo -0
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Trần Trung

Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đặt ra yêu cầu: (i) Thực hiện tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030), góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; (ii) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù.

Cụ thể hóa nhiệm vụ, giải pháp trong kế hoạch thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư và kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ ban hành, Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 xác định: (i) Tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. (ii) Duy trì và tiếp tục phát huy hiệu lực, hiệu quả mô hình tổ chức, phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội đặc thù, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam; tập trung thống nhất chức năng tín dụng chính sách từ các ngân hàng thương mại sang NHCSXH; nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH để phát triển theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội.

Trong giai đoạn tới, NHCSXH đặt mục tiêu phát triển thành tổ chức có khả năng tự chủ, phát triển ổn định lâu dài, bền vững, duy trì được vai trò là định chế tài chính công thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ, tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần. Tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả hơn chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác phù hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Để chung tay hoàn thành nhiệm vụ chăm lo cho người nghèo, người yếu thế, các đại biểu tham dự Hội nghị cho rằng, thời gian tới cần thiết bổ sung nguồn lực cho NHCSXH để thực hiện cho vay. Đặc biệt, bổ sung đối tượng có mức sống trung bình được vay vốn tín dụng chính sách nhằm giúp các hộ có điều kiện vươn lên trong sản xuất - kinh doanh.

Tín dụng chính sách là chủ trương đúng đắn; giải pháp sáng tạo của Việt Nam khi huy động nguồn lực của xã hội, kết nối được cả hệ thống chính trị vào công cuộc giảm nghèo. Tôi đặc biệt biểu dương NHCSXH trong việc đưa chính sách thâm nhập sâu rộng, có kết quả vào cuộc sống. Đồng thời, đề nghị NHCS và các cơ quan liên quan quan tâm một số vấn đề sau:

NHCSXH tiếp tục chủ động huy động các nguồn lực tài chính một cách linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm nguồn vốn cơ bản thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, đặc biệt là nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương. Tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, đáp ứng nhu cầu cho vay của trên 42,8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay gần 830 nghìn tỷ đồng, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tiếp tục duy trì chất lượng tín dụng, thực hiện tốt mục tiêu bảo toàn, phát triển vốn cho Nhà nước.

Tôi cũng đánh giá cao các Bộ ngành, địa phương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78 của Chính phủ trong suốt 20 năm qua. Đồng thời, mong các đồng chí tiếp tục phối hợp để thực hiện hiệu quả hơn nữa công cuộc giảm nghèo bền vững của đất nước trong thời gian tới.

Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái

20 năm qua, nguồn vốn chính sách đã giúp gần 6,3 triệu hộ gia đình vượt qua ngưỡng nghèo; giải quyết việc làm cho hơn 5,9 triệu lao động, hỗ trợ hơn 3,8 triệu HSSV vay vốn đi học; xây dựng hơn 16,8 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng gần 729 nghìn căn nhà cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác; hỗ trợ vốn mua/thuê mua hơn 29,7 nghìn căn nhà ở xã hội; hỗ trợ gần 2 nghìn doanh nghiệp, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 vay vốn để trả lương ngừng việc; phục hồi sản xuất cho hơn 1,2 triệu lượt người lao động... góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước: giai đoạn 2001-2005 từ 17% xuống 7%; giai đoạn 2005-2010 từ 22% xuống 9,45%... giai đoạn 2016-2021 từ 9,88% xuống 2,23%.

Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức giáo dục kỹ năng sống, tư vấn tuyển sinh
Đời sống

Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức giáo dục kỹ năng sống, tư vấn tuyển sinh

Sáng nay, 31.3, tại Trường Trung học phổ thông Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, gần 1.500 học sinh đã tham gia buổi giáo dục kỹ năng sống vô cùng bổ ích do giảng viên Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức. Qua đó, giúp các em trang bị kiến thức thực tiễn, góp phần định hướng tương lai, hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện và khuyến khích tinh thần vượt khó.

Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa khẳng định sự cùng đồng lòng cùng hỗ trợ từ các cơ quan quản lý và các chuyên gia, VNA sẽ tiếp tục khẳng định vị thế hãng hàng không hàng đầu khu vực. Ảnh: VNA
Đời sống

Vietnam Airlines nâng cao năng lực quản lý khủng hoảng

Vietnam Airlines vừa tổ chức chương trình diễn tập và hội thảo quản lý khủng hoảng, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hãng Hàng không Quốc gia trong việc nâng cao năng lực ứng phó khủng hoảng, bảo vệ an toàn hành khách, cán bộ nhân viên và uy tín thương hiệu, đồng thời củng cố vị thế tiên phong trong ngành hàng không khu vực và toàn cầu.

Công chức UBND xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Đời sống

Sát hạch để sàng lọc đội ngũ công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến góp ý. So với luật hiện hành, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới, trong đó bổ sung quy định về sát hạch để thực hiện cơ chế sàng lọc đội ngũ công chức theo nguyên tắc cạnh tranh, “có vào, có ra”, “có lên, có xuống” để giải quyết tình trạng né tránh, đùn đẩy, chây ì; tâm lý đã vào Nhà nước là an toàn, “tình trạng công chức suốt đời”.

Lực lượng Công an, Quân đội lên đường cứu trợ động đất tại Myanmar
Đời sống

Lực lượng Công an, Quân đội lên đường cứu trợ động đất tại Myanmar

Trước tình hình khẩn cấp tại Myanmar sau thảm hoạ động đất, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đã nhanh chóng cử đoàn sang cứu trợ người dân Myanmar. Hãng hàng không Vietjet dùng hai máy bay A330 và A321 hiện đại tham gia nhiệm vụ đặc biệt chuyên chở đoàn công tác của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng Việt Nam tới Myanmar.

Ra mắt cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” của tác giả Chu Xuân Cảnh
Đời sống

Ra mắt cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” của tác giả Chu Xuân Cảnh

Ngày 30.3, cuốn sách đầu tiên với nội dung toàn bộ về Lan Hài ở Việt Nam đã được ra mắt. Với phiên bản song ngữ, cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” của tác giả Chu Xuân Cảnh  phối hợp với công ty Sách Liên Việt cho ra đời đã mang lại những hiểu biết mới cho độc giả về loài lan quyến rũ của Việt Nam.