“Ngày hội Hoa Ban” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng Ba, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức các hoạt động với chủ đề “Ngày hội Hoa Ban”, giới thiệu và trình diễn gắn với tình yêu và trách nhiệm của đồng bào với văn hóa dân tộc.

Các hoạt động tháng Ba có sự tham gia của khoảng 100 đồng bào 16 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer), với sự tham gia của 11 địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng); huy động khoảng 20 đồng bào X’tiêng tỉnh Bình Phước ngày 9 - 10.3 và 35 nghệ nhân đồng bào dân tộc Thái tỉnh Sơn La ngày 23 - 24.3.

“Ngày hội hoa Ban” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam -0
Nhiều hoạt động giới thiệu, trình diễn, giao lưu văn hóa sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng Ba. Ảnh: Thanh Hà   

Hoạt động điểm nhấn của “Ngày hội Hoa Ban" gồm tái hiện Lễ Crac Băr mêy (lễ mừng cơm mới) của đồng bào X’tiêng (nhóm Bù Đek) tỉnh Bình Phước và các hoạt động giao lưu, tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống, giới thiệu ẩm thực truyền thống của dân tộc X’tiêng. Trong đó có chương trình dân ca, dân vũ “Men say cao nguyên”; độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc S’tiêng; giới thiệu, trình diễn trang phục, trang sức bạc truyền thống “Hương sắc Bazan”; tái hiện, trình diễn, truyền dạy kỹ thuật đan lát truyền thống; giới thiệu không gian ẩm thực, trưng bày sản vật địa phương của đồng bào X’tiêng.

Góp mặt tại Ngày hội, dân tộc Thái tỉnh Sơn La tái hiện Lễ xên bản (Xên mường), giao lưu dân ca dân vũ “Tiếng hát mùa Ban”, giới thiệu ẩm thực từ Hoa Ban và vẻ đẹp hoa ban qua hình ảnh người con gái Thái, giới thiệu ảnh văn hóa du lịch về vẻ đẹp Hoa Ban và giới thiệu trang phục dân tộc Thái qua điệu múa xòe, trò chơi dân gian…

Hoạt động cuối tuần là chương trình “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” với các các bài hát, múa về mùa xuân dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người Tây Nguyên khi tháng Ba về, âm hưởng rộn rã của các nhạc cụ Tây Nguyên với sức sống mới, niềm cảm hứng mới.

Bên cạnh đó là hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng, hướng dẫn tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu dân tộc Mường; gà nướng dân tộc Dao; bánh cuốn dân tộc Nùng; khâu nhục, cá om măng chua, lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi… dân tộc Tày, Nùng cùng các hoạt động hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, chế biến thuốc Nam... Tìm hiểu về các loại bánh tình yêu A quát của dân tộc Tà Ôi; thưởng thức hương vị cà phê, ca cao của dân tộc Ê Đê; bánh tét của dân tộc Khmer…

Các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, hội xuân, chương trình du lịch homestay, trải nghiệm ẩm thực, trò chơi dân gian... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Văn hóa

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.