Ngành lao động sẽ chuyển đổi số toàn diện nhất trong số các bộ ngành

Sáng 26.12, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2024. Hội nghị nhằm đánh giá những kết quả, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm 2023, từ đó xác định những hoạt động, chỉ tiêu cụ thể của năm 2024. Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tới dự và chỉ đạo tại hội nghị.

Một năm nhiều khó khăn về kinh tế

Tham dự tại điểm cầu Hà Nội còn có  Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, các Thứ trưởng: Lê Tấn Dũng, Nguyễn Thị Hà, Lê Văn Thanh, Nguyễn Bá Hoan, Nguyễn Văn Hồi; lãnh đạo các Bộ, ngành… và lãnh đạo các tỉnh, thành phố tại 63 điểm cầu trên cả nước.

Triển khai đồng bộ, kịp thời và hiệu quả các chính sách lao động, người có công và xã hội
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và chỉ đạo hội nghị

Khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định, năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, năm bản lề, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, tạo động lực cho các năm tiếp theo để thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra.

Trong năm 2023, Bộ đã hoàn thiện Hồ sơ Luật BHXH (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Sáu; trình hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) để Chính phủ trình Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Đặc biệt, Bộ đã tham mưu Ban Chỉ đạo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020; Trình Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Triển khai đồng bộ, kịp thời và hiệu quả các chính sách lao động, người có công và xã hội
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu khai mạc hội nghị

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động đã mang lại những kết quả tích cực, giúp các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm cơ bản duy trì được lực lượng lao động ổn định; tình trạng hàng trăm nghìn lao động bị buộc nghỉ giãn việc, thôi việc, mất việc ở các doanh nghiệp diễn ra từ quý IV.2022 đã giảm nhiệt trong các tháng cuối năm 2023; các chỉ số về lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo, lao động có việc làm, thu nhập của người lao động cơ bản ổn định.

Ước thực hiện năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 27-27,5%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khoảng 2,76%, đạt mục tiêu.

Các giải pháp ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước được đẩy mạnh; công tác tuyển chọn, đào tạo và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quản lý chặt chẽ hơn. Ước thực hiện cả năm số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khoảng 155.000 người, đạt 129% so với kế hoạch năm, tăng 8,55% so với năm 2022, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Công tác đào tạo nghề cũng được xem là một trong những điểm sáng của ngành lao động. Tuyển sinh học nghề năm 2023 ước đạt 2.295.000 người, đạt mục tiêu; trong đó, trình độ cao đẳng, trung cấp là 530.000 người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là 1.765.000 người.

Hoạt động hợp tác quốc tế không ngừng được đẩy mạnh với các đối tác truyền thống và mở rộng ra nhiều đối tác tiềm năng mới, đặc biệt là thúc đẩy hợp tác về giáo dục nghề nghiệp gắn với phát triển thị trường lao động. Đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp trong GDNN, nhất là những ngành nghề mới, kỹ năng mới; tăng cường hoạt động đào tạo nghề cho lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa... Đây là nỗ lực rất lớn nhằm nâng tầm lao động Việt Nam trên trường quốc tế.

Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã xây dựng trình Chính phủ, trình Quốc hội Hồ sơ Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); trình Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29.6.2023 về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 24.4.2023 về việc phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

Công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Ước thực hiện cả năm, tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia BHXH khoảng 39,25%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia BHTN khoảng trên 31,58%, đạt và vượt các mục tiêu đề ra.

Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách BHTN; tính đến đến ngày 30.11.2023, tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là 1.034.889 người, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2022, số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 955.058 người, tăng 9,5%.

Công tác chăm sóc người có công với cách mạng, đời sống người có công tiếp tục được nâng cao hơn. Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách trợ cấp thường xuyên cho 1.138.816 đối tượng với kinh phí thực hiện cả năm khoảng 29.000 tỷ đồng; trợ cấp một lần cho 2.332 người với tổng kinh phí 100 tỷ đồng. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, huy động nguồn lực xã hội chăm lo đời sống người có công với cách mạng được đẩy mạnh. Đời sống người có công và thân nhân người có công tiếp tục được cải thiện, nâng cao hơn.

Cần tập trung cho những mục tiêu mới

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, lĩnh vực xã hội, Việt Nam là điểm sáng được quốc tế ghi nhận trong cuộc chiến chống đói nghèo. Việt Nam tăng nhiều bậc trong bảng xếp hạng những quốc gia tham gia các chỉ số đánh giá về phát triển xã hội.

Triển khai đồng bộ, kịp thời và hiệu quả các chính sách lao động, người có công và xã hội
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Bộ LĐ-TB&XH thực hiện một trong những nhiệm vụ trụ cột của nền kinh tế xã hội

Phó Thủ tướng nhắc lại việc tổng kết Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương về chính sách an sinh xã hội, từ đó  Trung ương tiếp tục ban hành Nghị quyết 42 về vấn đề chính sách xã hội trong tình hình mới, chuyển đổi từ việc thực hiện chính sách xã hội đảm bảo và ổn định sang ổn định và phát triển.

Về nhiệm vụ năm 2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gợi ý Bộ Lao động - Thương binh Xã hội tiếp tục tham mưu Chính phủ chương trình hành động triển khai Nghị quyết 42 của Trung ương.

Đặc biệt là quan tâm đến những vấn đề, thách thức, khó khăn đặt ra và có phân công và lộ trình để sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống, đồng thời thể chế hoá các quan điểm, chủ trương, nghị quyết trong dự án của Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi thông qua vào kỳ họp thứ bảy và Luật Việc làm sửa đổi lấy ý kiến vào kỳ họp thứ tám. 

Bộ cần sớm tham mưu hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiêu chuẩn lao động, quan hệ lao động, việc làm, an sinh xã hội hợp với tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và các cam kết trong FTA thế hệ mới; giải quyết các vấn đề trong quan hệ với người sử dụng lao động và người lao động, đối thoại, thương lượng tập thể…

Triển khai đồng bộ, kịp thời và hiệu quả các chính sách lao động, người có công và xã hội
Toàn cảnh hội nghị

Thứ hai, chú trọng bám sát nhu cầu thị trường lao động, trong đó có sàn giao dịch việc làm quốc gia để bộ theo dõi, đánh giá, cập nhật, nắm được cung và cầu. Dự kiến, thời điểm quý I.2024, Thủ tướng sẽ dự khởi công khai trương sàn giao dịch việc làm quốc gia. Qua đó, ngành lao động sẽ chuyển đổi số toàn diện nhất trong số các bộ ngành khi có sàn giao dịch điện tử này. Đây là sàn giao dịch lao động - việc làm quốc gia, phục vụ yêu cầu phát triển đất nước.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì với Bộ Giáo dục - Đào tạo cần ban hành một cơ chế để xây dựng chuẩn chương trình, nội dung giáo dục, bằng cấp và thừa nhận để đảm bảo liên thông giáo dục giữa các cấp học.

Thứ ba, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đóng vai trò hạt nhân trong chỉ đạo, tổ chức, thực hiện chính sách ưu đãi về người có công với cách mạng. Thời gian tới cần nghiên cứu, tham mưu, hoàn thiện mức chuẩn trợ cấp, cung cấp ưu đãi, hướng tới mức ưu đãi cao nhất trong các chính sách xã hội. Ngành chức năng đang gấp rút bổ sung hồ sơ và hoàn thiện tiêu chuẩn cho người có công.

Thứ tư, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng, khuyến khích người lao động, người sử dụng lao động tham gia BHXH; hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, khắc phục tình trạng chậm đóng BHXH, cần có chế tài tốt hơn đặc biệt trong việc thanh tra, kiểm tra với việc trốn, chậm đóng BHXH.

Thứ năm, triển khai hệ thống dịch vụ xã hội, đa dạng, đa tầng, liên thông, chuyên nghiệp đáp ứng cơ bản, tăng khả năng tiếp cận với các nhóm đối tượng nhất là công nhân, người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào di cư tự do, đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng động ngũ nhân viên làm công tác xã hội có hiểu biết pháp luật, có phẩm chất đạo đức, tận tâm, chuyên nghiệp, thúc đẩy xã hội hoá phát triển mạng lưới dịch vụ chăm sóc xã hội.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã công bố các quyết định khen thưởng với tập thể, cá nhân có thành tích, đóng góp lớn trong năm 2023. Lãnh đạo Nhà nước quyết định trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì cho hai tập thể Cục Quan hệ lao động, tiền lương và Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã có thành tích xuất sắc năm 2018-2022.  Huân chương lao động hạng Ba được trao tặng Bệnh viện phục hồi và chỉnh hình chức năng Quy Nhơn, Trung tâm điều dưỡng, phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì có thành tích xuất sắc năm 2018-2022.

Đời sống

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam
Xã hội

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam

Tiếp nối thành công tại Hậu Giang, Bình Dương và Hà Nam, chương trình trao học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” của Tân Hiệp Phát tiếp tục đến với 2 huyện miền núi khó khăn thuộc tỉnh Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My. Hơn 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính đã được đơn vị trao tận tay cho các em học sinh.

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ
Đời sống

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Về đích sớm hơn 45 ngày so với kế hoạch, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên của tỉnh Lào Cai. Đây là cột mốc ý nghĩa khi công trình hoàn thành ngay trước thềm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Điện lực Việt Nam (21.12.1954 – 21.12.2024), thể hiện tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ ngành Điện đối với các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi) lịch sử.

Vẫn diễn ra tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc ở nhiều nơi trên cả nước
Đời sống

Cần chấm dứt tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc

Theo Điều tra quốc gia về lao động trẻ em do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Tổng cục Thống kê thực hiện, Việt Nam hiện có 1,031 triệu trẻ em tham gia lao động, trong đó, có một nửa các em đã bỏ học hoặc chưa từng tới trường. Việc trẻ em phải tham gia lao động sớm, dù là nguyên nhân gì cũng đều có những nguy cơ rủi ro về thể chất, ảnh hưởng học tập, phát triển trí tuệ và ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

Bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Vì tầm vóc Việt nhận Bằng khen của Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng trao.
Đời sống

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam

“Trong 10 năm từ 2025 - 2034, mục tiêu của Quỹ Vì tầm vóc Việt là trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ”, bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, chia sẻ nhân dịp Quỹ kỷ niệm 10 năm thành lập.