Nâng cao số lượng và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý

Với những kết quả đạt được trong năm 2024, công tác trợ giúp pháp lý tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, người có công với cách mạng và đối tượng yếu thế, dễ tổn thương trong xã hội; thể hiện rõ nét chức năng xã hội của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

Thực hiện 63.361 vụ việc trong năm 2024

Ở Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai nội dung về trợ giúp pháp lý trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và "kết nối, đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình, chính sách về an sinh xã hội" theo yêu cầu Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 9.5.2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24.11.2023, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Năm 2024, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên toàn quốc đã thực hiện 63.361 vụ việc. Nguồn: ITN
Năm 2024, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên toàn quốc đã thực hiện 63.361 vụ việc. Nguồn: ITN

Theo Cục Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp), năm 2024, được sự quan tâm, ghi nhận của Đảng, Nhà nước, trợ giúp pháp lý tiếp tục là 1 trong các nội dung triển khai của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa, vừa được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Đến nay, trợ giúp pháp lý đã trở thành nội dung 5 Chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần nâng cao vai trò của dịch vụ pháp lý trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Thống kê năm 2024, số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng đạt mốc cao nhất từ trước đến nay. Năm 2024, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên toàn quốc đã thực hiện 63.361 vụ việc; trong đó, thụ lý mới 39.641 vụ việc (chủ yếu là vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng với 32.748 vụ); số vụ việc kết thúc trong năm là 37.343 vụ việc, trong đó có 30.538 vụ việc tham gia tố tụng.

Với số liệu này, số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng trong năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm 2023 và đạt mốc cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, việc giao chỉ tiêu tham gia tố tụng cho trợ giúp viên pháp lý đã và đang trở thành công cụ hữu hiệu trong quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý đã trở thành lực lượng thực hiện chính và ngày càng trở nên chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý.

Năm 2024, mỗi trợ giúp viên pháp lý đã thực hiện được 38,4 vụ/năm (năm 2023, mỗi trợ giúp viên pháp lý thực hiện được 32,4 vụ/năm). Bên cạnh đó, việc thực hiện chỉ tiêu tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý giúp cơ quan quản lý ở địa phương có căn cứ xác định vị trí việc làm phù hợp cho viên chức làm việc tại Trung tâm; phù hợp với thực tiễn và yêu cầu từ việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay.

Bảo đảm nhanh chóng, chất lượng và hiệu quả

Không chỉ tăng về số lượng, chất lượng vụ việc tham gia tố tụng cũng được nâng cao hơn, với các tiêu chí thẩm định, đánh giá cụ thể, hầu hết các vụ việc được thẩm định, đánh giá đều đạt chất lượng trở lên.

Đối tượng phạm tội người dân tộc thiểu số huyện Trạm Tấu, Yên Bái được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa

Đối tượng phạm tội người dân tộc thiểu số huyện Trạm Tấu, Yên Bái được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa

Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, đã có 45 Sở Tư pháp thực hiện đánh giá chất lượng vụ việc được 2.692 vụ việc; 62 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện thẩm định chất lượng được 17.053 vụ việc. Trong đó, tất cả các vụ việc thẩm định, đánh giá đều đạt chất lượng trở lên, không có vụ việc nào không đạt chất lượng. Số vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công là 9.592 vụ việc (tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023)…

Đặc biệt, công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều phương thức đa dạng. Trong năm 2024, ở Trung ương và địa phương đã tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý; lựa chọn các vụ việc thành công để xây dựng kịch bản các vụ diễn án, phóng sự và phát sóng trên các kênh truyền hình; tiếp tục xây dựng tờ gấp pháp luật, thông điệp về trợ giúp pháp lý. Bên cạnh đó, cập nhật, theo dõi các bài viết, bài nghiên cứu và xử lý thông tin liên quan đến trợ giúp pháp lý trên các phương tiện truyền thông để đăng tải lên Trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam...

Theo Cục Trợ giúp pháp lý, năm 2024, Hệ thống quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý đã bước đầu kết nối, khai thác được một số trường thông tin liên quan đến diện người trợ giúp pháp lý với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, theo yêu cầu của Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6.1.2022 phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Thời gian tới, nếu triển khai đồng bộ việc kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu về người thuộc diện được trợ giúp pháp lý với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác (cơ sở dữ liệu an sinh xã hội, cơ sở dữ liệu về tố tụng và cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành khác có liên quan) sẽ giảm bớt thủ tục hành chính, chi phí hành chính và thời gian xác minh diện đối tượng được trợ giúp pháp lý, xử lý các thông tin, thủ tục tố tụng liên quan; góp phần vào việc thụ lý, giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý nhanh chóng, chất lượng, hiệu quả.

Pháp luật

Ảnh minh họa
Pháp luật

Xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân ban hành văn bản trái pháp luật

Theo Nghị quyết Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) (VBQPPL) đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025) theo quy trình một kỳ họp. Để bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, tăng tính trách nhiệm, có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật cần quy định xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật.

Quảng Bình: Bắt đối tượng lừa đảo chạy án, chiếm đoạt hơn 640 triệu đồng
Pháp luật

Quảng Bình: Bắt đối tượng lừa đảo chạy án, chiếm đoạt hơn 640 triệu đồng

Ngày 10.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Trương Văn Bắt (SN 1988) trú tại xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi (Cà Mau); tạm trú tại phường 8, quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Triệt phá đường dây lập công ty “ma” mua bán trái phép hóa đơn quy mô lớn
Pháp luật

Triệt phá đường dây lập công ty “ma” mua bán trái phép hóa đơn quy mô lớn

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 4 đối tượng về hành vi mua, bán trái phép hoá đơn. Các đối tượng này đã dùng thủ đoạn mua căn cước công dân của người dân để thành lập các công ty, doanh nghiệp “ma”, thực hiện mua bán hóa đơn giá trị gia tăng khống để trục lợi bất chính.

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?
Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?

Xin hỏi, trường hợp bị cho nghỉ việc cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không? Không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đủ điều kiện hưởng thì bị phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Huy (Hải Dương).

Phát hiện cơ sở sản xuất tất chân tại Quốc Oai giả mạo sản phẩm nhãn hiệu bảo hộ tại Việt Nam
Pháp luật

Phát hiện cơ sở sản xuất tất chân tại Quốc Oai giả mạo sản phẩm nhãn hiệu bảo hộ tại Việt Nam

Đội Quản lý thị trường số 19 vừa phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy (Công an huyện Quốc Oai) kiểm tra và phát hiện đơn vị có hành vi sản xuất và kinh doanh tất chân giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ tại Việt Nam.

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.