Xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân ban hành văn bản trái pháp luật

Theo Nghị quyết Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) (VBQPPL) đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025) theo quy trình một kỳ họp. Để bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, tăng tính trách nhiệm, có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật cần quy định xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật.

Không kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật

Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, Luật Ban hành VBQPPL 2015 quy định chưa rõ ràng về văn bản thuộc đối tượng kiểm tra. Các quy định về kiểm tra văn bản hiện nay được quy định tại các Điều 165, 166, 167 của Luật, tuy nhiên, giữa tên điều luật và nội dung điều luật, nội dung giữa các điều với nhau chưa thực sự tương thích, rõ ràng, dẫn đến cách hiểu chưa thống nhất, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, xác định diện văn bản được kiểm tra, thời điểm kiểm tra. Mối quan hệ giữa VBQPPL nói chung với VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật hoặc giữa đối tượng của hoạt động tự kiểm tra văn bản và kiểm tra theo thẩm quyền chưa phân định rõ ràng... Bên cạnh đó, văn bản hành chính có chứa QPPL hiện nay được quy định là đối tượng kiểm tra nhưng chưa có cơ sở vững chắc trong luật.

imagedaidoanketvn-images-upload-vanpt-01082021-anh-bai-chinh.jpg

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, thẩm quyền của Bộ Tư pháp trong xử lý văn bản trái pháp luật chưa thực sự tương xứng, chưa đáp ứng yêu cầu xử lý văn bản trái pháp luật kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả.

Ngoài ra, việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật, không kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật chưa được quy định trong luật. Do đó, cần có quy định về vấn đề này trong luật nhằm tạo cơ sở đề xuất xử lý trách nhiệm trong trường hợp Đảng và Nhà nước có quy định pháp luật liên quan về vấn đề này. Qua đó, góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm, chất lượng ban hành văn bản, hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, giảm thiểu văn bản trái pháp luật, giảm được rủi ro, hậu quả, tác hại từ các văn bản trái pháp luật.

Câu chuyện chậm xử lý văn bản trái luật nhiều lần được đề cập đến trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và diễn đàn Quốc hội. Tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, với số lượng văn bản có quy định trái pháp luật vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhưng mới chỉ xử lý được 80/138 văn bản, số văn bản chưa được xử lý là 58 văn bản, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Chính phủ nêu rõ nguyên nhân vẫn còn những văn bản trái pháp luật chưa được xử lý?

Không quy định, khó xử lý

Không khó để thấy được hệ lụy của việc văn bản trái pháp luật gây ra. Đó là sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định, phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật, gây khó khăn cho cơ quan thực thi, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức cá nhân. Và ở mức độ rộng hơn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội. Điều đáng nói là, dường như câu chuyện xử lý trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân để “lọt” những văn bản này vẫn còn bỏ ngỏ. Khoảng trống pháp lý, khoảng trống trách nhiệm này đã ảnh hưởng đến chất lượng VBQPPL. Điều này cần sớm được khắc phục.

Trong Báo cáo Tổng kết Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020, Bộ Tư pháp đã đề nghị, đổi mới, hoàn thiện các quy định về rà soát, kiểm tra, xử lý VBQPPL. Theo đó, nghiên cứu để hoàn thiện theo hướng quy định nguyên tắc nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan, người ban hành văn bản thông qua cơ chế xử lý trách nhiệm khi ban hành văn bản trái pháp luật. Cùng với đó, quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương trong việc chủ động kiểm tra, rà soát văn bản. Xác định rõ văn bản thuộc đối tượng kiểm tra là VBQPPL nói chung hay VBQPPL “có dấu hiệu trái pháp luật”, tránh tạo ra cách hiểu khác nhau gây khó khăn trong áp dụng, thực hiện.

Trong cuộc làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và phương hướng thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành tư pháp mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, tuyệt đối không để xảy ra lợi ích nhóm, tác động pháp luật, để lọt, đánh giá không toàn diện yếu tố an ninh gây tác động tiêu cực đến lợi ích chung, lợi ích quốc gia. Đổi mới mạnh mẽ quy trình xây dựng pháp luật với 3 bảo đảm: Một là, bảo đảm dân chủ, minh bạch, kịp thời, khả thi, hiệu quả, dễ áp dụng trên thực tế, tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao "năng suất và chất lượng" xây dựng pháp luật. Hai là, bảo đảm đánh giá tác động chính sách thực chất. Ba là, bảo đảm thực hiện cơ chế tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các đối tượng chịu tác động là người dân, doanh nghiệp, không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách và các quy định pháp luật.

Cùng với đó, Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, phân định rõ khâu xây dựng chính sách và quy phạm hoá chính sách; chính sách phải cụ thể, rõ ràng; các hoạt động tổng kết, khảo sát thực tiễn, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, thu thập thông tin, đánh giá tác động chính sách, lựa chọn chính sách cần thực hiện kỹ lưỡng, nghiêm túc. Nghiên cứu việc tổ chức soạn thảo VBQPPL tập trung, bảo đảm tính chuyên nghiệp, đồng bộ, thống nhất. Quy định rõ trách nhiệm của từng chủ thể, nhất là người đứng đầu trong từng khâu của quá trình soạn thảo, thẩm định, trình, thẩm tra, xây dựng chính sách và ban hành VBQPPL Bộ Tư pháp khẩn trương tham mưu với Chính phủ, Quốc hội sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hoá các tư duy, quan điểm mới trong xây dựng pháp luật.

Như vậy, việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật là rất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới, nhằm khơi thông điểm nghẽn về mặt thể chế. Qua đó, tạo lập khung khổ pháp lý vừa bảo đảm tính thống nhất, chặt chẽ vừa bảo đảm thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Muốn vậy, ở lần sửa đổi Luật lần này, cần rõ hơn trách nhiệm của từng chủ thể trong quá trình xây dựng VBQPPL, trong đó, cần rõ cơ chế để xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, cá nhân đề xuất, xây dựng, ban hành văn bản trái pháp luật.

Pháp luật

Nâng cao số lượng và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý
Pháp luật

Nâng cao số lượng và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý

Với những kết quả đạt được trong năm 2024, công tác trợ giúp pháp lý tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, người có công với cách mạng và đối tượng yếu thế, dễ tổn thương trong xã hội; thể hiện rõ nét chức năng xã hội của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

Quảng Bình: Bắt đối tượng lừa đảo chạy án, chiếm đoạt hơn 640 triệu đồng
Pháp luật

Quảng Bình: Bắt đối tượng lừa đảo chạy án, chiếm đoạt hơn 640 triệu đồng

Ngày 10.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Trương Văn Bắt (SN 1988) trú tại xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi (Cà Mau); tạm trú tại phường 8, quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Triệt phá đường dây lập công ty “ma” mua bán trái phép hóa đơn quy mô lớn
Pháp luật

Triệt phá đường dây lập công ty “ma” mua bán trái phép hóa đơn quy mô lớn

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 4 đối tượng về hành vi mua, bán trái phép hoá đơn. Các đối tượng này đã dùng thủ đoạn mua căn cước công dân của người dân để thành lập các công ty, doanh nghiệp “ma”, thực hiện mua bán hóa đơn giá trị gia tăng khống để trục lợi bất chính.

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?
Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?

Xin hỏi, trường hợp bị cho nghỉ việc cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không? Không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đủ điều kiện hưởng thì bị phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Huy (Hải Dương).

Phát hiện cơ sở sản xuất tất chân tại Quốc Oai giả mạo sản phẩm nhãn hiệu bảo hộ tại Việt Nam
Pháp luật

Phát hiện cơ sở sản xuất tất chân tại Quốc Oai giả mạo sản phẩm nhãn hiệu bảo hộ tại Việt Nam

Đội Quản lý thị trường số 19 vừa phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy (Công an huyện Quốc Oai) kiểm tra và phát hiện đơn vị có hành vi sản xuất và kinh doanh tất chân giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ tại Việt Nam.

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.