Long An: Công ty TNHH MTV Bảo Khanh Đức Hòa khai thác khoáng sản khi chưa hoàn thành thủ tục pháp lý

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An yêu cầu Công ty TNHH MTV Bảo Khanh Đức Hòa dừng hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ vật liệu đất san lấp và sét gạch ngói (xã Mỹ Thạnh Bắc, huyện Đức Huệ) cho đến khi hoàn thành các thủ tục pháp lý.

anh-khai-thac-dat-mo.jpg
Công ty TNHH MTV Bảo Khanh Đức Hòa là chủ đầu tư Dự án khai thác mỏ vật liệu đất san lấp và sét gạch ngói (xã Mỹ Thạnh Bắc, huyện Đức Huệ). Ảnh minh họa

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Long An vừa có Kết luận thanh tra (KLTT) số 38/KL-TTr liên quan đến chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản đối với Công ty TNHH MTV Bảo Khanh Đức Hòa (Công ty Bảo Khanh Đức Hòa) trên địa bàn xã Mỹ Thạnh Bắc, huyện Đức Huệ.

Công ty Bảo Khanh Đức Hòa là chủ đầu tư Dự án khai thác mỏ vật liệu đất san lấp và sét gạch ngói (xã Mỹ Thạnh Bắc, huyện Đức Huệ) với diện tích mặt đất sử dụng khoảng 7,2ha. Dự án được cấp phép khai thác khoáng sản vào tháng 11.2019 với diện tích 6,59ha.

Theo KLTT, tại thời điểm kiểm tra, Công ty Bảo Khanh Đức Hòa đã ngưng khai thác, diện tích đã khai thác khoảng 5ha, hầm đang ngập nước nên chưa xác định độ sâu khai thác. Công ty chưa hoàn thành khắc phục các vị trí sạt lở taluy, đai bảo vệ; cây xanh và hàng rào chưa hoàn chỉnh; thu gom triệt để nước tháo không moong khai thác về ao lắng theo yêu cầu tại Kết luận số 996/KL-STNMT ngày 20.5.2024 của Sở TN-MT. Ngoài các vị trí sạt lở taluy, đai bảo vệ trước đây theo kết luận thì hiện nay có một số đoạn cặp kênh nội đồng có dấu hiệu sạt lở và sạt lở khoảng 80m.

bao-gia-cat-san-lap-tai-long-an-3.jpg
Thanh tra Sở TN-MT tỉnh Long An yêu cầu Công ty Bảo Khanh Đức Hòa ngừng khai thác cho đến khi hoàn thành thủ tục pháp lý. Ảnh minh họa

Kết quả kiểm kê trữ lượng khoáng sản tại khu vực khai thác của Công ty Bảo Khanh Đức Hòa do Trung tâm Phát triển quỹ đất và Dịch vụ tài nguyên, môi trường lập, cho thấy: diện tích đã khai thác: hơn 65.400m2; độ sâu đã khai thác: -10m đến -14m; trữ lượng đã khai thác: 469.200m3 (trong đó bao gồm khối lượng tại 2 thửa đất số 880, 902, tờ bản đồ số 07, loại đất nuôi trồng thủy sản là hơn 151.600m3 và khối lượng do chủ cũ đào ao năm 2008 tại các thửa 857, 879, 1557, tờ bản đồ số 7 là 120.000m3).

Cũng theo KLTT, tại Kết luận số 996/KL-STNMT có nội dung: yêu cầu Công ty Bảo Khanh Đức Hòa không thực hiện khai thác đến khi hoàn thành các thủ tục pháp lý tại điểm mỏ theo quy định và khẩn trương lập các thủ tục: điều chỉnh tiến độ, cấp phép môi trường…; khẩn trương khắc phục các vị trí sạt lở, đai bảo vệ…thời gian chậm nhất đến ngày 30.6.2024. Trường hợp quá thời hạn trên mà Công ty chưa hoàn thành thì Sở TN-MT sẽ tham mưu UBND tỉnh xử lý thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định.

Theo Thanh tra Sở TN-MT, Công ty Bảo Khanh Đức Hòa chưa hoàn thành khắc phục các vị trí sạt lở taluy, đai bảo vệ; cây xanh và hàng rào chưa hoàn chỉnh; thu gom triệt để nước tháo khô moong khai thác về ao lắng theo yêu cầu tại Kết luận số 996/KL-STNMT.

Thanh tra Sở TN-MT yêu cầu Công ty Bảo Khanh Đức Hòa không thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản đến khi hoàn thành thủ tục pháp lý tại điểm mỏ theo quy định và khẩn trương lập các thủ tục: điều chỉnh tiến độ đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, thuê đất phần diện tích còn lại 0,61ha theo quy định pháp luật về đất đai, cấp giấy phép môi trường và báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ theo quy định pháp luật bảo vệ môi trường; phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính có liên quan thì mới được phép hoạt động khai thác.

Thanh tra Sở TN-MT cũng yêu cầu Công ty Bảo Khanh Đức Hòa khẩn trương phối hợp với UBND huyện Đức Huệ và đơn vị có liên quan khắc phục các vị trí sạt lở taluy, đai bảo vệ; cây xanh chưa hoàn chỉnh; thu gom triệt để nước tháo khô moong khai thác về ao lắng.

Pháp luật

Phát hiện cơ sở sản xuất tất chân tại Quốc Oai giả mạo sản phẩm nhãn hiệu bảo hộ tại Việt Nam
Pháp luật

Phát hiện cơ sở sản xuất tất chân tại Quốc Oai giả mạo sản phẩm nhãn hiệu bảo hộ tại Việt Nam

Đội Quản lý thị trường số 19 vừa phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy (Công an huyện Quốc Oai) kiểm tra và phát hiện đơn vị có hành vi sản xuất và kinh doanh tất chân giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ tại Việt Nam.

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.

Tủ sách Pháp luật của Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng
Pháp luật

Nâng chất lượng tủ sách pháp luật

Đánh giá kết quả 5 năm triển khai Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, các chuyên gia nhận định rằng, hoạt động khai thác tủ sách pháp luật đã thực sự đi vào cuộc sống, hướng về cơ sở; đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức ở cơ sở, cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân; hỗ trợ một phần nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người tiếp cận thông tin pháp luật một cách dễ dàng.

Đến hết năm 2024, 77 triệu dữ liệu hộ tịch đã được số hóa
Pháp luật

Nỗ lực số hóa dữ liệu hộ tịch

Theo Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) Nhâm Ngọc Hiển, năm 2024, đánh dấu bước tiến quan trọng trong thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch; đơn vị đã quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc địa phương triển khai nhiệm vụ số hóa dữ liệu hộ tịch.

Lực lượng công an hướng dẫn người dân đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID
Pháp luật

Bảo đảm minh bạch trong cấp phiếu lý lịch tư pháp

Sự chuyển mình mạnh mẽ trong công tác lý lịch tư pháp, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo ra những thay đổi đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025 do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia vừa tổ chức mới đây.