Cơ quan điều tra có được yêu cầu cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không?

Xin hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan điều tra có được yêu cầu cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không? – Câu hỏi của bạn Thanh Hải (Hòa Bình).

Luật sư Nguyễn Hoàng Thịnh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?

Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Căn cước 2023 quy định thì cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung, tập hợp thông tin của công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được số hóa, chuẩn hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ có các thông tin được quy định tại Điều 9 Luật Căn cước 2023 như sau:

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh.

- Tên gọi khác.

- Số định danh cá nhân.

- Ngày, tháng, năm sinh.

- Giới tính.

- Nơi sinh.

- Nơi đăng ký khai sinh.

- Quê quán.

- Dân tộc.

- Tôn giáo.

-Quốc tịch.

- Nhóm máu.

- Số chứng minh nhân dân 9 số.

- Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp.

- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện.

- Nơi thường trú.

- Nơi tạm trú.

- Nơi ở hiện tại.

- Tình trạng khai báo tạm vắng.

- Số hồ sơ cư trú.

- Tình trạng hôn nhân.

- Mối quan hệ với chủ hộ.

- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình.

- Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.

- Số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử.

- Thông tin khác theo quy định của Chính phủ.

11.jpg
Ảnh minh họa/ITN

Cơ quan điều tra có được yêu cầu cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không?

Căn cứ Điều 43 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định:

Điều 43. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Công an, Quân đội các cấp đối với hoạt động Điều tra hình sự

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng cơ quan Công an, Quân đội các cấp có liên quan đến tổ chức, hoạt động Điều tra hình sự có trách nhiệm sau đây:

...

4. Tiến hành các hoạt động, biện pháp theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia và pháp luật khác có liên quan để thu thập thông tin, tài liệu cần thiết hỗ trợ cho hoạt động Điều tra hình sự;

Căn cứ Điều 8 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật căn cước quy định:

Điều 8. Đối tượng, phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thông qua phương thức khai thác thông tin quy định tại khoản 5 Điều 10 Luật Căn cước.

Các hệ thống thông tin cung cấp thông tin về công dân cần khai thác gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, số định danh cá nhân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cung cấp thông tin phù hợp chức năng nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khai thác.

Theo các quy định trên thì cơ quan điều tra được yêu cầu cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ cho hoạt động điều tra hình sự.

Phương thức khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thực hiện như thế nào?

Theo khoản 5 Điều 10 Luật Căn cước 2023 thì có thể khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo các phương thức sau:

- Kết nối, chia sẻ trực tiếp giữa cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác, trung tâm dữ liệu quốc gia với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc theo các phương thức khác của Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam;

- Cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an;

- Văn bản cung cấp thông tin;

- Ứng dụng định danh quốc gia;

- Nền tảng định danh và xác thực điện tử;

- Phương thức khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Giải đáp pháp luật

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.

Hình ảnh minh họa/ITN
Giải đáp pháp luật

Tài sản trên đất, giá trị tài sản còn lại của người có đất thu hồi do vi phạm pháp luật đất đai được xử lý như thế nào?

Xin hỏi, trường hợp nào thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai? Tài sản trên đất, giá trị tài sản còn lại của người có đất thu hồi do vi phạm pháp luật đất đai được xử lý như thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Phát (Hải Dương).