Triệt phá đường dây lập công ty “ma” mua bán trái phép hóa đơn quy mô lớn

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 4 đối tượng về hành vi mua, bán trái phép hoá đơn. Các đối tượng này đã dùng thủ đoạn mua căn cước công dân của người dân để thành lập các công ty, doanh nghiệp “ma”, thực hiện mua bán hóa đơn giá trị gia tăng khống để trục lợi bất chính.

Các đối tượng bị khởi tố, bắt tạm giam gồm: Lê Thiện Nhật Thi (sinh năm 1989), Lò Ái Nhi (sinh năm 1991) cùng trú tại quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh; Trần Vinh Sơn (sinh năm 1988), trú tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Tô Diễm Xuân (sinh năm 1994), trú tại huyện Phong Điền, TP. Huế về hành vi mua bán trái phép hoá đơn.

Theo kết quả điều tra, đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng do Lê Thiện Nhật Thi cầm đầu đã thành lập trên 80 công ty nhưng không tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh thực tế nào mà chỉ để thực hiện hành vi bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng khống.

528-hinh-1.jpg
Các đối tượng trong vụ án tại cơ quan điều tra.

Từ năm 2022 đến nay, Lê Thiện Nhật Thi, Lò Ái Nhi, Trần Vinh Sơn, Diễm Xuân và một số đối tượng khác đã xuất bán hơn 20.000 hóa đơn giá trị gia tăng cho các công ty, doanh nghiệp tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng số tiền giao dịch qua tài khoản ngân hàng là hơn 10.000 tỷ đồng, tổng số tiền hàng hóa sau thuế ghi trên hóa đơn khoảng 2.150 tỷ đồng, thu lợi bất chính nhiều tỷ đồng.

Trưởng Công an thành phố Gia Nghĩa Thượng tá Nguyễn Xuân Đức cho biết, vụ án đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Gia Nghĩa tiếp tục mở rộng điều tra để xử lý nghiêm các đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật, trong đó có các đối tượng mua hoá đơn trái phép của các đối tượng này.

636-hinh-2.jpg
Tang vật thu giữ trong quá trình điều tra.

Qua điều tra cho thấy, nhóm đối tượng này dùng thủ đoạn mua căn cước công dân của người dân rồi về sử dụng để thành lập các công ty, doanh nghiệp “ma” để thực hiện mua bán hóa đơn giá trị gia tăng khống, chủ yếu là hóa đơn các mặt hàng vật liệu xây dựng như cát, sỏi và đá, làm thất thu ngân sách nhà nước và thu lợi bất chính số tiền lớn.

Quá trình điều tra, Công an thành phố Gia Nghĩa đã thu giữ hơn 80 mẫu hộp dấu của các công ty “ma”, hơn 70 căn cước công dân để sử dụng vào việc thành lập công ty, trên 120 hồ sơ thành lập công ty “ma”, 8 điện thoại; 3 bộ máy tính, máy in, máy móc các loại và các tài liệu liên quan đến việc mua bán hoá đơn giá trị gia tăng.

Ngày 8.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 4 đối tượng nói trên về hành vi mua, bán trái phép hoá đơn

Pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?
Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?

Xin hỏi, trường hợp bị cho nghỉ việc cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không? Không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đủ điều kiện hưởng thì bị phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Huy (Hải Dương).

Phát hiện cơ sở sản xuất tất chân tại Quốc Oai giả mạo sản phẩm nhãn hiệu bảo hộ tại Việt Nam
Pháp luật

Phát hiện cơ sở sản xuất tất chân tại Quốc Oai giả mạo sản phẩm nhãn hiệu bảo hộ tại Việt Nam

Đội Quản lý thị trường số 19 vừa phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy (Công an huyện Quốc Oai) kiểm tra và phát hiện đơn vị có hành vi sản xuất và kinh doanh tất chân giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ tại Việt Nam.

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.

Tủ sách Pháp luật của Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng
Pháp luật

Nâng chất lượng tủ sách pháp luật

Đánh giá kết quả 5 năm triển khai Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, các chuyên gia nhận định rằng, hoạt động khai thác tủ sách pháp luật đã thực sự đi vào cuộc sống, hướng về cơ sở; đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức ở cơ sở, cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân; hỗ trợ một phần nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người tiếp cận thông tin pháp luật một cách dễ dàng.

Đến hết năm 2024, 77 triệu dữ liệu hộ tịch đã được số hóa
Pháp luật

Nỗ lực số hóa dữ liệu hộ tịch

Theo Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) Nhâm Ngọc Hiển, năm 2024, đánh dấu bước tiến quan trọng trong thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch; đơn vị đã quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc địa phương triển khai nhiệm vụ số hóa dữ liệu hộ tịch.

Lực lượng công an hướng dẫn người dân đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID
Pháp luật

Bảo đảm minh bạch trong cấp phiếu lý lịch tư pháp

Sự chuyển mình mạnh mẽ trong công tác lý lịch tư pháp, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo ra những thay đổi đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025 do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia vừa tổ chức mới đây.