Mỹ, Iraq nhất trí về “thỏa thuận rút quân” sau nhiều vòng đàm phán

Iraq và Mỹ đã nhất trí về một kế hoạch 2 năm để rút các lực lượng của Liên minh quốc tế chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (ISIS) do Mỹ đứng đầu khỏi quốc gia Trung Đông, nhưng thỏa thuận cuối cùng vẫn chưa được ký kết, Bộ trưởng Quốc phòng Iraq cho biết hôm 8.9.

Thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng Iraq Thabet Al Abbasi trên kênh vệ tinh Al Hadath toàn Ảrập là tuyên bố chính thức đầu tiên từ chính phủ Iraq về thỏa thuận này.

z5812249494642_d9b0a4ae8d58e6498d451ca9546df7f2.jpg
Binh lính Mỹ trước buổi lễ bàn giao Lực lượng liên quân cho Lực lượng An ninh Iraq như một phần của quá trình rút quân ngày 30.3.2020. Ảnh lưu trữ: Reuters

"Sau 7 - 8 vòng đàm phán của các ủy ban quân sự cấp cao giữa phía Iraq và Mỹ, chúng tôi đã đạt được một nguyên tắc mà theo đó chúng tôi sẽ hoạt động, đó là nguyên tắc rút quân và chuyển đổi mối quan hệ thành quan hệ đối tác an ninh bền vững", ông Al Abbasi cho biết.

Trong vòng đàm phán ở Washington DC vào cuối tháng 7, Iraq và Mỹ đã nhất trí rằng liên minh sẽ rút khỏi các căn cứ ở Baghdad và các khu vực khác của Iraq vào tháng 9.2025 và khỏi khu vực tự trị Kurdistan ở phía Bắc Iraq vào tháng 9.2026, vị quan chức Iraq cho biết.

"Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi trong một cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã nói rằng 2 năm là không đủ", ông Al Abbasi cho biết, đồng thời nói thêm rằng Iraq đã từ chối đề xuất của người đứng đầu Lầu Năm Góc về tiến trình rút quân sẽ kéo dài sang năm thứ ba.

Ông Al Abbasi cho biết, tình hình leo thang trong khu vực và vụ ám sát nhà lãnh đạo chính trị của Hamas là Ismail Haniyeh tại Tehran vào cuối tháng 7 đã buộc Chính phủ phải trì hoãn kế hoạch thông báo về thỏa thuận. "Chúng tôi đang tiến hành kế hoạch của mình và chúng tôi có được sự hiểu biết nhất định. Nhiều khả năng chúng tôi sẽ ký thỏa thuận trong vài ngày tới", ông Al Abbasi cho biết mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Baghdad và Washington đã đàm phán về việc rút quân trong nhiều tháng, bắt đầu từ tháng 1 năm nay. Mỹ có khoảng 2.500 quân ở Iraq và 900 quân ở Syria trong khuôn khổ Liên minh quốc tế chống ISIS.

Các lực lượng liên minh đã bị tấn công hàng chục lần bằng máy bay không người lái (UAV/drone) và hỏa tiễn ở Iraq và Syria, vì bạo lực liên quan đến cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza kể từ đầu tháng 10 năm ngoái đã thu hút các nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn trên khắp Trung Đông.

Lực lượng Mỹ đã thực hiện các cuộc tấn công trả đũa vào các nhóm này ở cả 2 quốc gia.

ISIS đã chiếm giữ một số khu vực của Iraq và Syria vào năm 2014 và bị Baghdad đánh bại 3 năm sau đó và ở Syria vào năm 2019. Nhưng các chiến binh của tổ chức này vẫn tiếp tục hoạt động ở các vùng sa mạc xa xôi, mặc dù chúng không còn kiểm soát bất kỳ lãnh thổ nào nữa.

Lực lượng an ninh Iraq cho biết họ có khả năng giải quyết tàn dư của ISIS mà không cần hỗ trợ, vì nhóm này không gây ra mối đe dọa đáng kể nào.

Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi
Quốc tế

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi

Nhằm định hình lại lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, Chính phủ Australia mới đây đã trình dự thảo Luật Chăm sóc người cao tuổi năm 2024. Nếu được thông qua, nó sẽ thay thế luật hiện hành và thúc đẩy các cải cách toàn diện về cách cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trên toàn quốc.

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?
Quốc tế

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump và của đảng Dân chủ Kamala Harris đã có màn so găng đầu tiên trên sân khấu ngày 10.9 (sáng 11.9 theo giờ Việt Nam). Trái ngược với những gì diễn ra hồi tháng 6, ứng cử viên mới của đảng Dân chủ dường như đã cho thấy khả năng làm chủ tình hình và đẩy đối phương vào những tình huống bất lợi. Sau đây là những vấn đề chính trong cuộc tranh luận:

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu
Thế giới 24h

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu

Quốc hội Trung Quốc đã đánh giá kế hoạch chính thức về việc tăng độ tuổi nghỉ hưu, đánh dấu bước đi quan trọng nhằm giảm bớt áp lực kinh tế xuất phát từ tình trạng lực lượng lao động đang giảm sút. 

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp
Quốc tế

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp

Cơ quan Thị trường năng lượng Singapore (EMA) có thể sẽ thực hiện phân bổ điện như một "biện pháp cuối cùng" trong thời kỳ khủng hoảng, ưu tiên cho các dịch vụ quan trọng. Quyết định về việc phân bổ điện được đưa ra sau khi Dự luật hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Singapore được thông qua vào hôm 9.9.

Bạn bè quốc tế khâm phục trước “tình người trong bão” của người dân Việt Nam
Thế giới 24h

Bạn bè quốc tế khâm phục trước “tình người trong bão” của người dân Việt Nam

Những ngày qua, các câu chuyện cảm động về sự giúp đỡ giữa người với người trong cơn bão Yagi đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, khiến không chỉ người dân Việt Nam cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương mà bạn bè quốc tế cũng bày tỏ sự cảm phục và xúc động trước tình người và sự đoàn kết của người dân Việt Nam. 

Nữ ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "tái sinh" đảng và ưu tiên kinh tế
Quốc tế

Nữ ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "tái sinh" đảng và ưu tiên kinh tế

Ngày 9.9, Bộ trưởng An ninh kinh tế Nhật Bản Sanae Takaichi đã trở thành ứng cử viên nữ đầu tiên và là ứng cử viên thứ bảy tham gia cuộc đua vào vị trí Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, chỉ ba ngày trước khi chiến dịch vận động chính thức bắt đầu vào 12.9. Bà công bố quyết định tranh cử với ưu tiên về tăng trưởng kinh tế và kêu gọi tái sinh đảng cầm quyền.

Australia thông qua luật yêu cầu phải báo cáo bắt buộc về khí hậu vào năm 2025
Quốc tế

Australia thông qua luật yêu cầu phải báo cáo bắt buộc về khí hậu vào năm 2025

Hạ viện Australia vừa đạt được bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với việc thông qua dự luật sửa đổi Luật Ngân khố ngày 9.9. Văn bản pháp lý này yêu cầu các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ phải báo cáo các thông tin liên quan đến các rủi ro, cơ hội về khí hậu và lượng khí thải nhà kính trên toàn bộ chuỗi giá trị của mình, bắt đầu từ năm 2025.