Mỹ: Giáo viên dạy học sinh cách tư duy phản biện với ChatGPT

Một số trường học ở New York (Mỹ) đã thử nghiệm phương pháp dạy học mới giúp học sinh lập trình suy nghĩ, mở rộng tư duy thông qua sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo (AI).

Nỗ lực giải quyết vấn đề gian lận, lạm dụng công nghệ AI

Nhiều trường học trên khắp nước Mỹ đang nỗ lực giải quyết các vấn đề liên quan đến gian lận thi cử, viết luận văn khi học sinh lạm dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, ChatGPT.  

Trong khi nhiều người đang gấp rút cấm, loại bỏ ChatGPT khỏi nền giáo dục, thì những giáo viên như cô Shuman đang tận dụng những tiến bộ mới này để thúc đẩy tư duy phản biện trong lớp học. 

Cô khuyến khích học sinh của mình đặt câu hỏi về sức mạnh, tiến bộ của các công cụ trí tuệ nhân tạo đang phát triển trong thời đại mới và xem xét các tác dụng phụ tiềm ẩn của công nghệ.

Nhiều nhà giáo dục cũng có quan điểm muốn đổi mới giáo dục, thay đổi cách nhìn với việc áp dụng công nghệ trong giảng dạy. Mục đích của họ là mong muốn đào tạo một thế hệ trẻ trở thành những người sáng tạo và sử dụng công nghệ một cách thông minh. 

Đây là một cách tiếp cận công nghệ dựa trên phân tích, trong đó việc hiểu cơ chế hoạt động, phê bình các thuật toán máy tính cũng quan trọng tương đương hoặc thậm chí quan trọng hơn việc biết cách lập trình máy tính.

Trường Lãnh đạo Phụ nữ Trẻ Bronx (Young Women’s Leadership School of the Bronx) là một trường trung học cơ sở và trung học phổ thông công lập dành cho nữ sinh đi đầu trong xu hướng này. Ngôi trường hiện là nơi theo học của gần 550 nữ sinh. 

Lớp khoa học máy tính của cô Marisa Shuman tại Trường Lãnh đạo Phụ nữ Trẻ Bronx luôn rất sôi nổi. 

Lần đầu tiên trong sự nghiệp giảng dạy hàng chục năm của mình, cô Shuman không cần bất kỳ một giáo án nào. Cô đã tạo tài liệu cho lớp học bằng ChatGPT, một chatbot dựa trên trí tuệ nhân tạo để đưa ra các câu trả lời soạn thảo bằng văn bản cho câu hỏi của người dùng. 

Cô Shuman sẽ phải dành hàng giờ đồng hồ nếu muốn tự lên một giáo án về tiết học các thiết bị công nghệ đeo trên người như đồng hồ thông minh. Hơn cả kỳ vọng, ChatGPT có thể nhanh chóng tạo ra một giáo án dài 30 phút cực kỳ chi tiết, hoàn chỉnh với phần khởi động, các bài đọc, nghiên cứu được soạn thảo sẵn, thiết kế bài tập trên lớp và phần thảo luận tổng kết.

Khi tiết học bắt đầu, cô Shuman yêu cầu học sinh dành 20 phút để theo dõi giáo án đã viết sẵn. Sau đó, họ sẽ cùng phân tích hiệu quả của ChatGPT với tư cách là một giáo viên mô phỏng.

Học sinh ghép thành các nhóm nhỏ, đọc to thông tin mà chatbot đã tạo ra về sự tiện lợi, lợi ích sức khỏe, tên thương hiệu và giá trị thị trường của đồng hồ thông minh và các thiết bị theo dõi vận động. Tuy vậy, một vài thông tin trên chatbot này không được sàng lọc, biên tập hiệu quả.

Khi đọc đến những câu từ lủng củng nghe giống như bản sao tiếp thị hoặc đánh giá sản phẩm nào đó của ChatGPT, các học sinh đều tỏ ra chán nản.

“Nó làm em hồi tưởng đến quãng thời gian lớp bốn. Bài giảng rất nhạt nhẽo”, học sinh Jayda Arias nói.

Cả lớp nhận thấy bài giảng của AI thật ngớ ngẩn so với tiết học của cô Shuman. Cô có các tiết học rất lôi cuốn, đặt cho học sinh những câu hỏi mang tính gợi mở và đưa ra những ví dụ thực tế một cách nhanh chóng.

“Điểm cộng duy nhất của tiết học với AI là nó rất đơn giản”, học sinh Alexania Echevarria, 17 tuổi, nhận xét về tài liệu do ChatGPT tạo ra.

Cô Shuman áp dụng ChatGPT vào việc dạy học để cân nhắc tính hữu dụng và những rủi ro tiềm tàng của chatbot với học sinh của mình. 

Nhìn nhận đúng giá trị mà công nghệ có thể đem lại

Theo thông tin từ nhà trường, các giáo viên được khuyến khích giúp học sinh trở thành những phụ nữ trẻ “sáng tạo”, được trang bị các kỹ năng xã hội để sẵn sàng cho việc giáo dục ở bậc đại học. Hơn nữa, trường cũng có tỷ lệ tốt nghiệp trung học hệ bốn năm đáng ngưỡng mộ là 98%, cao hơn đáng kể so với mức trung bình của các trường trung học ở thành phố New York (Mỹ).

Cô Shuman chia sẻ rằng: “Chúng ta đang đánh giá tác động của ChatGPT với nền giáo dục. Mục tiêu của học sinh là xác định xem bài học có hiệu quả hay không”.

Các trường công lập tại thành phố New York, khu học chánh lớn nhất nước Mỹ, nơi quản lý khoảng 900.000 học sinh, đang đào tạo một nhóm giảng viên khoa học máy tính để giúp học sinh của họ xác định sai lệch và rủi ro tiềm ẩn của AI. Các bài học, đề tài nghiên cứu bao gồm các cuộc thảo luận về thuật toán nhận dạng khuôn mặt, danh tính bị lỗi trên các thiết bị, ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Abby Hahn, một giáo viên tin học cũng khuyến khích học sinh của mình có thể tìm hiểu và nhận biết được những hạn chế của trí tuệ nhân tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Trong các tiết học của mình, Abby đã chia sẻ rằng: “Các em là thế hệ tiếp theo”, chúng ta cần nhìn nhận đúng giá trị mà công nghệ có thể đem lại.

Ở các thành phố Illinois, Florida, New York và Virginia, một số giáo viên khoa học và nhân văn ở trường cấp hai cũng đang sử dụng giáo trình đọc viết bởi AI do các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts phát triển.

Với các công nghệ AI ngày càng phát triển, các nhà giáo dục và nhà nghiên cứu cho biết việc hiểu các thuật toán máy tính là một kỹ năng quan trọng mà học sinh sẽ cần để định hướng và sử dụng công nghệ đúng đắn trong tương lai.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.