TP. Hồ Chí Minh bỏ địa giới hành chính trong tuyển sinh lớp 1, 6

TP. Hồ Chí Minh chính thức bỏ địa giới hành chính xã, phường trong tuyển sinh lớp 1 và tuyển sinh lớp 6. Học sinh lớp 1 ưu tiên theo diện “nơi ở hiện tại”; học sinh lớp 6 ưu tiên “nơi ở hiện tại” thuộc địa bàn, đã hoàn thành chương trình tiểu học.

Theo yêu cầu của UBND TP. Hồ Chí Minh, các quận/huyện xây dựng kế hoạch tuyển sinh linh hoạt dựa trên 3 yếu tố: phân bố trường lớp tại địa phương; số lượng trẻ em trong độ tuổi tuyển sinh; thông tin “nơi ở hiện tại” của học sinh từ cơ sở dữ liệu ngành.

Sử dụng hệ thống bản đồ GIS để tính khoảng cách di chuyển của học sinh, không phân bổ theo ranh giới hành chính phường nhằm tạo điều kiện cho học sinh học gần nơi ở hiện tại và phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

z6092424612903-e41776701adb7d1623c7c910c8a7dbd4.jpg
Sử dụng hệ thống bản đồ GIS để tính khoảng cách di chuyển của học sinh

Đối với các trường học nằm ở ranh giới giữa các địa phương, ban chỉ đạo tuyển sinh đầu cấp xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học gần nơi ở hiện tại.

Việc tuyển sinh thực hiện trên trang https://tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn, thông qua mã định danh, thông tin trích xuất 100% từ hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục.

Ban chỉ đạo tuyển sinh đầu cấp các quận/huyện xác định rõ các đối tượng được ưu tiên xét tuyển, tạo cơ sở pháp lý cho việc phân loại.

Có 2 đối tượng tuyển sinh, trong đó đối tượng 1 - với lớp 1 sẽ ưu tiên học sinh có “nơi ở hiện tại” thuộc địa bàn và trong độ tuổi quy định; đối với lớp 6 là học sinh có “nơi ở hiện tại” thuộc địa bàn, đã hoàn thành chương trình tiểu học và trong độ tuổi quy định. Đối tượng 2 là học sinh có nguyện vọng học tại khu vực không thuộc địa bàn cư trú thực tế.

Xem xét ưu tiên xét tuyển theo thứ tự các trường hợp đặc thù của mỗi khu vực như: học sinh đã hoàn thành chương trình mầm non hoặc tiểu học trên địa bàn; học sinh có cha hoặc mẹ làm việc tại địa bàn (các khu công nghiệp, cơ quan, tổ chức đặt trên địa bàn); học sinh có “nơi ở hiện tại” theo VNEID thuộc các khu vực ranh giới giữa các quận, huyện; học sinh chuyển tỉnh; học sinh thuộc các trường hợp đặc thù của địa phương.

Bên cạnh đó, Trường THCS và THPT Trần Đại Nghĩa và một số trường THCS tại địa phương có thể thực hiện xét tuyển dựa trên kết hợp 2 tiêu chí gồm kết quả rèn luyện, học tập các năm học ở cấp tiểu học và kết quả khảo sát đánh giá năng lực.

Trong đó, các trường THCS tại địa phương phải đáp ứng đồng thời hai yêu cầu có số lượng thí sinh đăng ký vượt chỉ tiêu tuyển sinh trong những năm gần đây và được UBND TP.Thủ Đức, quận, huyện đề xuất với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT).

Các trường THCS còn lại thực hiện xét tuyển dựa trên kết quả rèn luyện, học tập ở cấp tiểu học và sử dụng dữ liệu từ bản đồ số phục vụ công tác phân bổ học sinh, trong đó khu vực tuyển sinh của các trường do UBND TP. Thủ Đức, quận, huyện quyết định theo tình hình thực tế tại địa phương.

Tùy tình hình thực tế về cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên và dân cư của mỗi địa phương, trên cơ sở tham mưu của Phòng GD-ĐT, ban chỉ đạo tuyển sinh đầu cấp xác định chỉ tiêu tuyển sinh lớp 6 cho các trường.

Trường TH-THCS-THPT Nam Sài Gòn theo kế hoạch riêng, trong đó đảm bảo thực hiện đăng ký trên trang tuyển sinh đầu cấp của thành phố, tuân thủ đúng khung thời gian, quy định tại các văn bản hướng dẫn của Sở GD-ĐT, bảo đảm đồng bộ với công tác tuyển sinh của thành phố.

Dự kiến, một số trường sẽ khảo sát tuyển vào lớp 6 như: Trường THCS- THPT Trần Đại Nghĩa, THCS Trần Quốc Toản 1, THCS Hoa Lư và THCS Bình Thọ.

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.