Chú trọng đào tạo nhân lực làm tín chỉ carbon

Việt Nam có tiềm năng rất lớn về chuyển đổi thị trường carbon, đầu tư làm tín chỉ carbon. Song, nếu không hành động, triển khai sớm sẽ tụt hậu với thế giới. Việc đào tạo nhân lực để thực hiện công tác này cũng vô cùng quan trọng, bởi hiện nay, ngoài số chuyên gia nước ngoài thì nhân sự người Việt còn yếu và thiếu.

Việt Nam có lợi thế lớn về làm tín chỉ carbon

Tại hội nghị các bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP) lần thứ 26 và 28, Chính phủ Việt Nam cam kết phấn đấu đến năm 2050 đưa phát thải về 0. Điều đó cho thấy, mục tiêu phát triển bền vững và quyết tâm mạnh mẽ của nước ta.

Về lĩnh vực tín chỉ carbon, Chính phủ Việt Nam khẳng định, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và lợi thế. Lợi thế lớn nhất là có hơn 3.260km bờ biển và hơn 14 triệu hecta rừng, độ bao phủ chiếm 42%. Theo tính toán của Công ty TNHH Hệ sinh thái The Vos, với trữ lượng rừng của Việt Nam, nếu 1 người phụ trách 100ha rừng, thì cần đến 150.000 người làm công việc kê khai.

Theo tính toán của The Vos, với trữ lượng rừng của Việt Nam và thị trường về dấu chân của carbon, nếu 1 người phụ trách 100ha rừng, thì cần đến 150.000 người làm công việc kê khai. (ITN)
Nhân lực trong lĩnh vực tín chỉ carbon của Việt Nam còn yếu và thiếu. Nguồn: ITN

Chia sẻ về vấn đề này, TS. Lê Hoàng Thế, Giám đốc Công ty TNHH Hệ sinh thái The Vos cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon, kỳ vọng mang lại lợi ích kinh tế cao khi nhu cầu thế giới được dự báo tăng gần 100 lần vào năm 2050. Trong đó, thẩm định viên carbon có chuyên môn và chứng nhận quốc tế là mắt xích quan trọng giúp Việt Nam vận hành được thị trường tín chỉ carbon. Tuy nhiên, môi trường trong nước vẫn chưa có chương trình hỗ trợ đào tạo và cấp chứng chỉ, bằng cấp.

Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện chương trình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và cam kết về chống biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc, đặt mục tiêu đạt phát thải carbon ròng bằng "0" vào năm 2050; Việt Nam cần có lực lượng lao động lớn, chuyên nghiệp để thực hiện giải pháp trọng tâm là xây dựng thị trường tín chỉ carbon bắt buộc. Lực lượng lao động này cần có hiểu biết chuyên sâu về các cơ chế thẩm định, lập hồ sơ liên quan, kê khai và đánh giá các loại tín chỉ carbon.

Tiến tới mở chương trình đào tạo phù hợp

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, việc phát triển nguồn nhân lực làm tín chỉ carbon đang là vấn đề mới và khó, nhưng nếu không làm ngay thì chỉ trong thời gian ngắn Việt Nam sẽ tụt hậu so với thế giới và để lỡ mất những cơ hội phát triển ngành công nghiệp mới vốn rất nhiều tiềm năng.

Thực tế cho thấy, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng để xây dựng, vận hành, khai thác thị trường tín chỉ carbon của Việt Nam hiện nay rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường tín chỉ carbon sắp tới, Việt Nam phải đào tạo, tổ chức đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực ngay từ bây giờ.

Nhiều chuyên gia cũng chung nhận định, việc nâng cao nhận thức về lĩnh vực này không quá khó nhưng để đào tạo cấp tín chỉ hành nghề lại phức tạp hơn rất nhiều. Để xây dựng hệ thống đào tạo tốt, đáp ứng các nhu cầu, lĩnh vực khác nhau trong lĩnh vực carbon phải xây dựng được module đào tạo ở các cấp khác nhau, như cho giáo viên thì như thế nào, doanh nghiệp phải ra sao… 

Lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa đồng ý với chủ trương giao Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lựa chọn thêm 3 trường có ngành, nghề phù hợp như tài nguyên môi trường, nông nghiệp; cùng với 4 trường đại học trực thuộc Bộ và trường Cao đẳng Lào Cai làm điểm triển khai chương trình đào tạo phát triển thị trường tín chỉ carbon và giao hiệu trưởng các trường trực tiếp trao đổi đàm phán, ký kết hợp tác triển khai chương trình với Công ty TNHH Intertek Việt Nam (INTERTEK) - đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, bền vững. 

Theo đó, quan trọng nhất phải xác định đối tượng học cho đúng, trước mắt chỉ làm điểm trong khối trường học. Trong 11 chương trình đào tạo mà INTERTEK đề xuất, học sinh, sinh viên hoặc thầy cô giáo có thể lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu học. Bộ trưởng cũng giao Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và INTERTEK tổ chức cho các trường làm điểm đi học tập kinh nghiệm ở một số nước đã triển khai chương trình đào tạo trên.

Môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề
Môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề

Ngày 5.11, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã khai mạc Hội thảo quốc tế của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề "Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề".

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hà Thị Mỹ Dung dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.

Huyện Bảo Thắng (Lào Cai) yêu cầu "giải cứu" ngay các hộ dân sống trong cảnh ô nhiễm sau phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân
Môi trường

Huyện Bảo Thắng (Lào Cai) yêu cầu "giải cứu" ngay các hộ dân sống trong cảnh ô nhiễm sau phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân

Ngày 25.10, trên báo Đại biểu Nhân dân có bài đăng với tiêu đề: “Thôn Làng My, huyện Bảo Thắng: Hàng chục hộ dân phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”. Ngày 29.10, UBND huyện Bảo Thắng có công văn số 3149/UBND-TH về việc rà soát, phúc đáp phản ánh của báo chí đối với Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Bảo Thắng.

Talkshow: Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt: Công cụ hướng tới giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Môi trường

Talkshow: Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt: Công cụ hướng tới giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Talkshow: “Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt: Công cụ hướng tới giảm thiểu ô nhiễm môi trường", do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức; thảo luận về thực trạng ô nhiễm môi trường nước mặt ở Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt, cũng như đưa ra những đề xuất, kiến nghị để thúc đẩy công tác này.

Cần sớm hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải y tế
Xã hội

Cần sớm hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải y tế

Liên quan đến loạt bài phản ánh về tình trạng xuống cấp, hư hỏng của hệ thống xử lý nước thải của một số bệnh viện, trung tâm y tế gây tiềm ẩn nguy cơ phát tán mầm bệnh, mùi hôi ra môi trường, Báo Đại biểu Nhân dân đã có bài phỏng vấn Bác sĩ Võ Thu Tùng – Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng về vấn đề này.

Thu hút nhà đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải
Diễn đàn

Thu hút nhà đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải

Làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý nhà nước về xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trên địa bàn, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Ninh Bình kiến nghị, Sở tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường; đồng thời, có cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng các nhà máy xử lý rác thải.