5 phương pháp xử lý rác thải rắn

- Thứ Sáu, 22/12/2023, 16:47 - Chia sẻ

Đề cập đến phương pháp xử lý chất thải rắn, tại Hội thảo “Kiểm soát chất thải rắn: Chính sách, pháp luật và thực tiễn” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 22.12, TS. Nguyễn Gia Thọ, Phó trưởng Ban Môi trường và Phát triển bền vững, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, hiện nay ở Việt Nam có 5 phương pháp xử lý (công nghệ) để xử lý về rác thải rắn.

5 phương pháp xử lý rác thải rắn -1
TS. Nguyễn Gia Thọ, Phó trưởng Ban Môi trường và Phát triển bền vững, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Hội thảo“Kiểm soát chất thải rắn: Chính sách, pháp luật và thực tiễn”. Ảnh: Duy Thông

Thứ nhất là chôn lấp. Thứ hai là sản xuất phân bón hay phân vi sinh. Thứ ba là đốt, tiêu hủy bằng các lò công nghệ thủ công. Thứ tư đó là đốt rác để phát thải điện. Thứ năm là biogas.

Theo ông Thọ, 5 năm hình thức hay phương pháp này đều có những hạn chế rất lớn. Cụ thể:

Phương pháp thứ nhất, đối với phương pháp chôn lấp thì khi chôn lấp rác có thể làm quá tải các diện tích đất để dành cho sự chôn lấp.

Phương pháp thứ hai, dùng rác để sản xuất phân bón, phân vi sinh, nhưng do không phân loại rác tại nguồn ra nên khi sử dụng phương pháp này thì phân tạo ra sẽ có lẫn rất nhiều kim loại nặng. Do đó, khi sử dụng các loại phân này cho cây trồng như cây nông nghiệp, cây hoa màu thì cây rất dễ chết và những phân này hầu hết chỉ được dùng cho các cây công nghiệp và đặc biệt là khi sử dụng các loại này nó ảnh hưởng rất lớn đến việc ô nhiễm môi trường đất.

Phương pháp thứ ba là đốt bằng các lò thủ công. Phương pháp này chúng ta sử dụng rất nhiều trước đây, nhất là ở Hà Nội nhưng phương pháp này cũng gây ô nhiễm môi trường rất trầm trọng.

5 phương pháp xử lý rác thải rắn -0
TS. Nguyễn Gia Thọ, Phó trưởng Ban Môi trường và Phát triển bền vững, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Hội thảo“Kiểm soát chất thải rắn: Chính sách, pháp luật và thực tiễn”. Ảnh: Duy Thông

Phương pháp thứ tư là phương pháp hiện đại nhất, đó là đốt rác lấy điện. Hiện nay, ở Việt Nam dùng lò đốt rác để lấy điện nhưng có một hạn chế, đó là rác thải của chúng ta hiện nay tỷ lệ nước thì rất lớn, chiếm 65% đến 70 %, rồi chỉ số nhiệt của rác tại Việt Nam cũng thấp hơn so với rác của Châu Âu. Rác của Việt Nam chúng ta chỉ bằng 1/3 nhiệt lượng của rác thải ở các nước Châu Âu, nên khi chúng ta đốt rác để phát điện ra thì được rất ít điểm. Do đó, hiệu quả kinh tế rất thấp so với các chi phí mà chúng ta đầu tư. Đặc biệt, là khi đốt rác phát điện một hậu quả lớn có thể xảy ra, đó là trong quá trình đốt rác sẽ tạo ra khí Uranium hoặc là khí Dioxin, nó là tác động gây ung thư. Thế nên, bà con, người dân xung quanh các nhà máy này phản đối kịch liệt phản đối việc xây lò đốt rác, vì đó cũng là nguyên nhân tạo ra các vùng ung thư, nguy hiểm, ảnh hưởng tới đời sống người dân.

Cuối cùng là phương pháp biogas, đây là phương pháp khá truyền thống mà chúng ta đã dùng từ xưa đến nay. Nói đến phương pháp này nghĩa là vườn – ao - chuồng. Phương pháp này tạo các men vi sinh để tạo ra một metal, sau đó đốt nóng để phát ra điện.

Tuy nhiên, vì rác thải của chúng ta cũng không phân loại tại nguồn, do đó trong rác còn rất nhiều nhựa, nhiều túi nilon. Quá trình xử lý cũng sẽ tạo ra được ít khí metal. Điều này cũng gây ảnh hưởng và phương pháp này chỉ đạt được hiệu quả ở các mô hình quy mô nhỏ. Nếu nhân rộng thì cũng không khả thi.

Như vậy, phương pháp tiên tiến trên thế giới đó là phương pháp thứ tư, tức là phát thải điện, đốt rác lấy điện hay thu hồi năng lượng từ việc đốt rác. Dạng thu hồi năng lượng và khi mà sử dụng phương pháp này thì ngoài việc chúng ta thiêu hủy hay là nhiệt phân được rác, chúng ta tạo ra được một nguồn năng lượng. Có thể dùng để phát điện, hai là dùng năng lượng đó để làm việc khác. Đầu ra từ việc đốt rác tạo ra một loại gọi tạp chất mà tạp chất này có thể dùng để làm phân bón bón…

Song Hà
#