Máy bay và tàu nước ngoài tham gia tìm kiếm 13 ngư dân Quảng Nam mất tích trên biển

Ngoài các tàu của cơ quan chức năng Việt Nam thì các máy bay và tàu nước ngoài đã có mặt ở vùng biển xảy ra vụ 2 tàu cá của ngư dân Quảng Nam bị chìm để tham gia tìm kiếm 13 thuyền viên mất tích.

Ngày 18.10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu cho biết, địa phương này đang huy động mọi nguồn lực để tìm kiếm 13 thuyền viên mất tích trên biển.

Theo đó, lực lượng tham gia phối hợp tìm kiếm cứu nạn 2 tàu cá gồm có: Tại vị trí tàu Qna - 90129 TS bị nạn, một máy bay và một tàu nước ngoài tham gia tìm kiếm cứu nạn.

Đến 22 giờ 45 ngày 17.10, tàu Cảnh sát biển 8002 và 2 tàu Kiểm ngư (KN 467 và KN 471) tiếp cận tổ chức tìm kiếm cứu nạn. Tính đến 4 giờ sáng ngày 18.10 lực lượng tìm kiếm vẫn chưa phát hiện được người mất tích.

Máy bay và tàu nước ngoài tham gia tìm kiếm 13 ngư dân mất tích trên biển -0
Đến trưa ngày 18.10, lực lượng chức năng vẫn chưa tìm được 13 ngư dân mất tích do chìm tàu trên biển. (Trong ảnh: Sở Chỉ huy tiền phương tại cảng Kỳ Hà đang mở rộng phạm vi tìm kiếm)

Tại vị trí tàu QNa 90927 TS bị nạn có tàu Vạn Hoa 735 đã tiếp cận và tổ chức tìm kiếm; tính đến 4 giờ sáng cùng ngày chưa phát hiện được người mất tích.

Tính đến 7 giờ sáng ngày 18.10, còn 13 ngư dân đang mất tích (12 ngư dân tàu cá QNa 90129 TS và 1 ngư dân tàu QNa 90927 TS). Hiện nay, các lực lượng, phương tiện đang tiếp tục tìm kiếm.

Sở Chỉ huy tiền phương tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Kỳ Hà do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh chủ trì tiếp tục theo dõi tình hình và chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn.

Trước đó, vào tối ngày 16.10, tàu cá mang số hiệu QNa 90129 TS do ông Lương Văn Viên (SN 1976, trú Tam Giang, Núi Thành, Quảng Nam) làm thuyền trưởng, hành nghề câu mực, trên tàu có 54 lao động đang hoạt động tại tọa độ 13°37'N-114°39'E (cách mũi An Hòa, Quảng Nam khoảng 370 hải lý về hướng Đông Nam, cách đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa khoảng 132 hải lý về hướng Bắc Đông Bắc) thì bị lốc xoáy làm chìm tàu.

Tiếp đó, khoảng 1h ngày 17.10, tàu cá QNa 90927 TS (trên tàu có 39 ngư dân) đang đánh bắt hải sản tại khu vực cách đảo Song Tử Tây khoảng 135 hải lý về hướng Bắc Tây Bắc thì bị sóng đánh chìm.

Máy bay và tàu nước ngoài tham gia tìm kiếm 13 ngư dân mất tích trên biển -0
Người nhà ngư dân gặp nạn trên biển lo lắng chờ đợi thông tin của người thân

Trong ngày 17.10, 80 ngư dân hành nghề trên hai tàu cá bị chìm đã được các tàu hoạt động gần đó đưa lên bờ (2 người đã tử vong), còn 13 người mất tích. Trong đó, tàu cá QNa 90129 TS được vớt 42 thuyền viên, 2 người đã tử vong, 12 ngư dân mất tích. Tàu cá QNa 90927 TS có 38 thuyền viên được cứu, một ngư dân mất tích.

Vào cuối giờ sáng ngày 18.10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu cũng đã có báo cáo gửi Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN về việc “hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn ngư dân bị mất tích trên biển”. Theo đó, hiện trên khu vực 2 tàu bị nạn hiện có 11 phương tiện (4 tàu của Bộ Quốc phòng, 7 tàu cá của ngư dân).

Thời tiết khu vực này có sóng gió cấp 3, 4. Tàu Cảnh sát biển 8002 đã tiếp cận tàu QNa 90039 TS để hỗ trợ y tế và chăm sóc sức khỏe cho các ngư dân bị nạn.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam để chăm sóc sức khỏe và bảo quản thi thể, địa phương đề nghị Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN chỉ đạo Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 chỉ đạo Tàu Cảnh sát biển 8002 đón, tiếp nhận 78 thuyền viên và 2 thi thể. Sau khi kết thúc tìm kiếm cứu nạn vận chuyển về cầu cảng Vùng Cảnh sát biển Vùng 2 ở huyện Núi Thành.

Đời sống

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Hạn chế tình trạng chậm đóng bảo hiểm

Để tìm ra các giải pháp bảo đảm tốt nhất quyền lợi bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề "Tìm giải pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh".

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trao tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp BHXH Việt Nam” cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển ngành.
Xã hội

Hợp tác quốc tế nâng cao năng lực thực hiện chính sách

Bảo hiểm Việt Nam (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn phát triển mới". Hội thảo hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngành BHXH Việt Nam (1995 - 2025) nhằm chia sẻ với các đối tác, bạn bè quốc tế về thành tựu, định hướng phát triển, hội nhập quốc tế của BHXH Việt và tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, tổ chức quốc tế.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần đưa "hương trà" bay xa...
Xã hội

Bài cuối: Trụ cột giảm nghèo bền vững

Xác định giảm nghèo là một trong các công tác trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Qua đó, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.