Cà Mau:

Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Là tỉnh chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai, Cà Mau đã chú trọng thực hiện lồng ghép các nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ðây là giải pháp đã được tỉnh triển khai nhiều năm qua nhằm nâng cao năng lực và nhận thức của cộng đồng trong phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Triển khai sâu rộng, tạo tính lan tỏa trong cộng đồng

Thời gian qua, nhiều hoạt động liên quan đến nâng cao nhận thức, năng lực phòng chống, giảm rủi ro thiên tai đã được tỉnh triển khai tạo tính lan tỏa trong cộng đồng. Theo ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, chỉ riêng trong năm 2021 đã dành số tiền gần 4 tỷ đồng cho các hoạt động nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai trong cộng đồng. Trong đó, trọng tâm là tập huấn, huấn luyện thực hành phòng, chống thiên tai, bao gồm nhiều nội dung lý thuyết gắn với thực hành tại chỗ.

Triều cường khiến nhiều tuyến đường tại Cà Mau ngập nặng
Triều cường khiến nhiều tuyến đường tại Cà Mau ngập nặng

Bên cạnh đó, tỉnh tranh thủ và nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức phi Chính phủ trong công tác phòng, chống thiên tai để tiếp tục tổ chức diễn tập vận hành cơ chế ứng phó với hạn hán khi có dự báo, cảnh báo sớm triển khai ở cấp xã, cấp huyện. Ngoài các lớp tập huấn, huấn luyện do Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh hướng dẫn, các địa phương còn chủ động phối hợp với các tổ chức, hội, đoàn thể để triển khai nhiều cuộc diễn tập, góp phần vào kết quả chung trong việc đào tạo, tập huấn phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, xây dựng được cộng đồng cấp xã, cấp huyện an toàn trước thiên tai, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Hình thành văn hóa phòng ngừa, chủ động và tích cực tham gia vào công tác phòng, chống thiên tai của người dân. Thực hiện hiệu quả tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản và môi trường do thiên tai”, ông Nguyễn Long Hoai nhấn mạnh.

11 chỉ tiêu phòng, chống thiên tai được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Một trong những chuyển biến tiêu biểu thể hiện sự ứng phó chủ động trước thiên tai là hàng năm, các địa phương trên địa bàn tỉnh đều thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển cho biết, xác định là địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai nên huyện luôn chỉ đạo các ban, ngành cấp huyện, xã lồng ghép các nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương phù hợp với chiến lược phát triển của huyện và bảo đảm phát triển an toàn, bền vững.

Sóng biển bào mòn cửa sông, cửa biển tại Cà Mau
Sóng biển bào mòn cửa sông, cửa biển tại Cà Mau

Ðặc biệt, để việc lồng ghép sát thực tế, phù hợp với điều kiện kinh tế, điều kiện của từng địa phương và đạt kết quả cao nhất cả trong phát triển kinh tế lẫn phòng, chống thiên tai, Chủ tịch UBND tỉnh giao các chỉ tiêu lồng ghép phòng, chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho các ngành có liên quan để thực hiện tại các quyết định về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

Theo đó, đã có 11 chỉ tiêu phòng, chống thiên tai được tiến hành lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, có một số chỉ tiêu quan trọng như: khu vực sạt lở bờ sông, bờ biển có biển báo, cảnh báo sạt lở; các điểm xác định là khu vực xung yếu của hệ thống điện (trạm biến thế, đường dây tải điện và lưới cung cấp) được rà soát, kiểm tra, gia cố nếu cần thiết để kịp thời khắc phục các sự cố do thiên tai gây ra; có biển báo, cảnh báo bảo đảm an toàn đường sông, đường bộ vào mùa mưa bão; tàu thuyền có trang bị phao cứu sinh, xuồng cứu hộ, đèn chiếu sáng; dân trong vùng thường xuyên xảy ra mưa bão được tuyên truyền, thông tin về mẫu nhà phù hợp với vùng mưa bão; trường học, nhà trẻ, bệnh viện trong khu vực đô thị được cấp nước sạch trong và sau thiên tai; tỷ lệ cơ sở giáo dục được kiên cố hóa và có khả năng chống chịu, giảm nhẹ thiệt hại trước tác động của thiên tai...

Với sự chủ động và quyết liệt trong triển khai thực hiện, kết thúc năm 2021, huyện Ngọc Hiển đã có 10 trong số 11 chỉ tiêu lồng ghép đạt và vượt kế hoạch. Theo đó, Trung ương đánh giá Cà Mau là 1 trong 3 tỉnh đứng đầu cả nước trong công tác phòng, chống thiên tai.

Nguyên đại biểu Quốc hội Trần Văn Minh nhìn nhận, năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. Về việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế - xã hội ở cấp quốc gia là một nội dung hết sức quan trọng, vì đó là cơ sở pháp lý và cân đối nguồn lực quốc gia cho việc lồng ghép ở cấp bộ, ngành, địa phương.

Trong năm 2021 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã ban hành Thông tư số 10/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia và các kế hoạch phát triển ngành, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp được quy định tại Điều 16, Luật Phòng, chống thiên tai. Theo đó, quy hoạch, kế hoạch có nội dung phòng, chống thiên tai được lồng ghép, xây dựng phù hợp với đặc thù thiên tai của từng vùng, địa phương để bảo đảm phát triển bền vững; góp phần phát triển ngành, phát triển kinh tế - xã hội và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xã hội

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số
Xã hội

Can thiệp sớm, hạn chế tối đa dị tật bẩm sinh

Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Vì những đứa con khỏe mạnh vùng cao" do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức, các chuyên gia khẳng định, sàng lọc trước sinh và sơ sinh đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh, giúp giảm thiểu các rủi ro và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Việc thực hiện sàng lọc giúp các gia đình và cộng đồng có thể chủ động chăm sóc sức khỏe và phát triển bền vững.

Tỉnh Cà mau luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em
Đời sống

Cà Mau quan tâm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Với phương châm “Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau cùng cộng đồng xã hội đã chung tay thực hiện nhiều chương trình, hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo… Qua đó, đã phần nào bù đắp, san sẻ yêu thương, giúp các em có điều kiện được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ bình đẳng như những trẻ em khác.

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống
Xã hội

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống

Công tác dân số Việt Nam thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu, khống chế tốc độ gia tăng dân số nhanh, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và duy trì đến năm 2021. Song, Việt Nam hiện đang đối mặt với thách thức mới là mức sinh chưa bền vững và có xu hướng giảm. Từ năm 2021 đến năm 2023, mức sinh giảm từ 2,11 xuống 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất lịch sử và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Đó là nhận định của Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng về thực trạng công tác dân số ở Việt Nam.

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
Xã hội

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26.12) năm 2024 với chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc", Chi cục Dân số tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác dân số và phát triển năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản
Đời sống

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản

Tại Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai đang trở thành một vấn đề đáng báo động, đặc biệt ở nhóm trẻ vị thành niên. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam hiện đứng đầu khu vực và thứ 5 thế giới về tỷ lệ nạo phá thai, với con số dao động từ 250.000 đến 300.000 ca mỗi năm. Điều này cho thấy, nhiều thanh thiếu niên tại Việt Nam vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản. 

Dự báo thời tiết ngày 26.12: Rét đậm ở Bắc Bộ, mưa dông ở Trung Nam Bộ
Xã hội

Dự báo thời tiết ngày 26.12: Rét đậm ở Bắc Bộ, mưa dông ở Trung Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm ngày 26 và ngày 27.12, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Từ đêm 27.12, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn và ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ, Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh lên cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4.  

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Đời sống

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Hiện nay, trẻ em phải đối mặt với hàng loạt những mối đe dọa trên không gian mạng như bắt nạt trực tuyến, tiếp cận thông tin không phù hợp, nghiện trò chơi điện tử, nghiện mạng xã hội… Do đó, cần có sự chung tay của xã hội để giúp các em tránh những rủi ro không đáng có trên không gian mạng.

Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26.12
Xã hội

Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26.12

Nhằm tăng cường các hoạt động truyền thông về công tác dân số, tạo sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự đồng thuận của dư luận xã hội, động viên các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia thực hiện chương trình dân số và phát triển; Sở Y tế TP. Đà Nẵng vừa phối hợp với UBND Quận Thanh Khê tổ chức mít tinh và diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26.12) năm 2024.

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu giảm 0,15% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
Xã hội

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu giảm 0,15% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên

Khẳng định công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững của Hà Nội; TS. Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế TP. Hà Nội cho biết, trong năm 2024, mặc dù còn không ít khó khăn, thách thức, song, ngành y tế Thủ đô đã phấn đấu hoàn thành hiệu quả các chỉ tiêu được thành phố giao.