Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Hiện nay, trẻ em phải đối mặt với hàng loạt những mối đe dọa trên không gian mạng như bắt nạt trực tuyến, tiếp cận thông tin không phù hợp, nghiện trò chơi điện tử, nghiện mạng xã hội… Do đó, cần có sự chung tay của xã hội để giúp các em tránh những rủi ro không đáng có trên không gian mạng.

Đối mặt với nhiều rủi ro

Sự phát triển bùng nổ công nghệ đã mang lại cho trẻ em nhiều cơ hội tiếp cận thông tin kiến thức, trở thành môi trường học tập, làm việc và giải trí. Tuy nhiên, mặt trái của nó đó là nhiều em học sinh không được trang bị kĩ năng tự vệ nên có nguy cơ chịu nhiều rủi ro như tiết lộ thông tin cá nhân bị sử dụng vào mục đích xấu, bị lôi kéo, bị lừa đảo trên mạng, bị xâm hại tình dục. Đồng thời, trẻ em phải đối mặt với hàng loạt những mối đe dọa trên không gian mạng như bắt nạt trực tuyến, tiếp cận thông tin không phù hợp, nghiện trò chơi điện tử, nghiện mạng xã hội…Trong bối cảnh đó, việc xây dựng an toàn không gian trên mạng cho trẻ em là ưu tiên hàng đầu và cần chung tay của toàn xã hội.

Nhiều rủi ro, xâm hại trẻ em trên mạng

Nhiều rủi ro, xâm hại trẻ em trên mạng

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tới hết năm 2023, dân số Việt Nam đạt khoảng 100,3 triệu người, trẻ em chiếm gần 1/4 dân số, trong đó 2/3 trẻ em có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet. Cũng theo số liệu Trung tâm quốc gia về trẻ theo em mất tích và bị bóc lột (NCMEC), năm 2023 có khoảng 533.236 báo cáo về hình ảnh/video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng liên quan tới Việt Nam - đứng thứ 3 trong ASEAN, sau Indonesia và Phillipine.

Một số liệu khác từ báo cáo "Đánh giá sự tham gia của trẻ em Việt Nam" do Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) đã thực hiện khảo sát tại 6 tỉnh, thành phố ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam trên cả nước cho thấy, 83,9% trẻ em có sử dụng điện thoại, trong đó điện thoại thông minh chiếm 76%; 86,1% trẻ em được khảo sát có sử dụng mạng xã hội và 97% trẻ em được khảo sát sử dụng điện thoại từ 1 tiếng/ngày, trong đó gần 27% sử dụng điện thoại từ 5 tiếng/ngày. Mục đích sử dụng lớn nhất của các em là giải trí, chiếm 86%, bao gồm xem phim ảnh, nghe nhạc...

Bộ cẩm năng bảo vệ trẻ em trên không gian mạng do Cục An toàn thông tin phát hành đã chỉ ra những rủi ro khi thanh thiếu niên tham gia hoạt động trên mạng sẽ phải đối mặt với những nội dung độc hại (bạo lực, khiêu dâm,…) làm lệch lạc suy nghĩ, lối sống, sự phát triển; bị phát tán thông tin riêng tư, thông tin cá nhân của trẻ; bị bắt nạt trực tuyến; sử dụng quá mức và nghiện Internet; bị lôi kéo, dụ dỗ, quấy rối, lừa đảo, dọa nạt, tống tiền, ép tham gia các hoạt động phi pháp, mại dâm, bị xâm hại tình dục…

Tăng cường các biện pháp bảo vệ

Mục đích lớn nhất của các em khi sử dụng điện thoại là giải trí. Ảnh minh họa

Mục đích lớn nhất của các em khi sử dụng điện thoại là giải trí. Ảnh minh họa

Bảo vệ trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Bên cạnh sự vào cuộc của nhà nước, Chính phủ, cha mẹ, thầy cô cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đồng hành, trang bị cho trẻ các kiến thức, kỹ năng phù hợp theo từng lứa tuổi để tự nhận biết và có khả năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng.

Cục trưởng Cục trẻ em - Đặng Hoa Nam cho rằng: Cần có quá trình thu học hỏi kiến thức về các kỹ năng ứng xử, kỹ năng ở trên môi trường mạng; từ các hành vi văn hóa cho đến những hành vi cảnh giác như tự bảo vệ mình trên môi trường mạng cho những đối tượng trẻ em và người chưa thành niên nói riêng và người dân nói chung. Cần phải nhìn nhận sự phòng ngừa và ngăn chặn hơn việc ứng cứu và đối phó.

Nhận thức được tầm quan trọng này, ngày 1.6.2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 830/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025.” Chương trình này đã tạo động lực thúc đẩy sự tham gia tích cực từ các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai, vẫn còn những hạn chế trong việc kết nối và phối hợp giữa các bên liên quan, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

Đáng chú ý, từ ngày 25.12, Nghị định số 147/2024/NĐ-CP của Chính phủ: Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng sẽ có hiệu lực. Nghị định số 147 có nhiều điểm mới đã luật hóa các yêu cầu bảo vệ trẻ em trên mạng, áp dụng cho các nền tảng dịch vụ trong nước và cả nước ngoài cung cấp xuyên biên giới. Quy định trẻ dưới 16 tuổi không được tạo tài khoản mạng xã hội. Cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ sẽ đăng ký tài khoản mạng xã hội có trách nhiệm giám sát, quản lý nội dung trẻ truy cập, đăng tải, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Nghị định số 147 cũng quy định rõ nền tảng xuyên biên giới, trang thông tin điện tử tổng hợp và đơn vị cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước, đều có trách nhiệm phân loại và hiển thị cảnh báo những nội dung không phù hợp với trẻ em.

Theo bí kíp an toàn trên mạng cho thanh thiếu niên tại Tài liệu phát tay Swipe Safe Leaflet do ChildFund Việt Nam (văn phòng đại diện của ChildFund Australia – một tổ chức phát triển quốc tế độc lập và phi tôn giáo hoạt động để giảm nghèo cho trẻ em trong các cộng đồng đang phát triển) phát hành đã nêu ra nhiều cách thức hỗ trợ cho trẻ em về những hướng dẫn và hành động khi tiếp xúc những mối nguy hiểm trên không gian mạng. Theo đó, trẻ em vị thành niên được khuyến cáo tuyệt đối không công khai số điện thoại hoặc email trên mạng; không tiết lộ ngày sinh trên trang cá nhân tài khoản; đặt tài khoản ở chế độ riêng tư và đăng nên đăng nội dung cá nhân bằng cài đặt chỉ dành cho bạn bè. Bên cạnh đó, các em học thanh thiếu niên nên cẩn trọng sử dụng họ tên thật trên không gian mạng và cân nhắc sử dụng họ tên giả tại cá nhân. Khi đăng thông tin trên không gian mạng cần tôn trọng quyền riêng tư người khác bằng cách hỏi ý kiến họ trước khi đăng ảnh, gắn thông tin. Đăng ảnh hoặc thông tin bản thân cần có gắn địa điểm, chi tiết cần thiết để người thân theo dõi sự an toàn. Tuyệt đối không cung cấp cho bất kỳ ai, kể cả những người bạn biết ngoài đời, hình ảnh hoặc video cá nhân hoặc nhạy cảm…

Đời sống

Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26.12
Xã hội

Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26.12

Nhằm tăng cường các hoạt động truyền thông về công tác dân số, tạo sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự đồng thuận của dư luận xã hội, động viên các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia thực hiện chương trình dân số và phát triển; Sở Y tế TP. Đà Nẵng vừa phối hợp với UBND Quận Thanh Khê tổ chức mít tinh và diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26.12) năm 2024.

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu giảm 0,15% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
Xã hội

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu giảm 0,15% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên

Khẳng định công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững của Hà Nội; TS. Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế TP. Hà Nội cho biết, trong năm 2024, mặc dù còn không ít khó khăn, thách thức, song, ngành y tế Thủ đô đã phấn đấu hoàn thành hiệu quả các chỉ tiêu được thành phố giao.

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao
Xã hội

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, với phương châm phát triển nông nghiệp của thủ đô phải khác với các địa phương khác, tập trung vào đa lĩnh vực và mang lại giá trị cao nhất, thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với một số sản phẩm, lĩnh vực, địa bàn, phát triển lĩnh vực nông nghiệp kết hợp du lịch,…

Na Hang: Đồng bộ nhiều giải pháp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Đời sống

Na Hang: Đồng bộ nhiều giải pháp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Xác định công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp quan trọng giúp tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững, thời gian qua huyện Na Hang đã quan tâm, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Theo đó, nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài đã có thu nhập cao và ổn định, gửi tiền về xây nhà cửa khang trang, giúp gia đình đầu tư các mô hình sản xuất vươn lên thoát nghèo, làm giàu hiệu quả.

Chi gộp 2 tháng lương hưu vào tháng 1.2025
Xã hội

Chi gộp 2 tháng lương hưu vào tháng 1.2025

Thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18.12.2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; tạo điều kiện cho người hưởng lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH) vui đón Tết Nguyên đán, BHXH Việt Nam vừa có công văn hướng dẫn về việc chi trả lương hưu, trợ cấp tháng 1, tháng 2.2025.

Lừa tiền sinh viên bằng chiêu trò mạo danh các trường đại học
Đời sống

Lừa tiền sinh viên bằng chiêu trò mạo danh các trường đại học

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, gần đây một số trường đại học liên tục phát cảnh báo sinh viên đề cao cảnh giác trước các thông tin giả mạo, lừa đảo yêu cầu chuyển khoản dưới dạng trúng tuyển học bổng, yêu cầu đóng khoản phí để được xét duyệt. Có sinh viên bị lừa chuyển khoản tới 150 triệu đồng.

Em bé chào đời khỏe mạnh tại Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM)
Xã hội

Triển khai nhiều giải pháp duy trì mức sinh thay thế

Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng cho biết, trong điều kiện kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đô thị hóa ngày càng nhanh; hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng; xu hướng mức sinh xuống thấp sẽ càng được củng cố, lan rộng. Nếu mức sinh giảm thấp và kéo dài sẽ tác động trực tiếp, sâu sắc tới quy mô dân số, cơ cấu dân số và để lại nhiều hệ lụy như thiếu hụt lực lượng lao động, già hóa dân số nhanh và suy giảm quy mô dân số… tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Tổng tỷ suất sinh tại TP. Hồ Chí Minh năm 2024 dự ước là 1,4 con/phụ nữ, có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2023 nhưng vẫn ở mức rất thấp.
Xã hội

Tỷ suất sinh tại TP. Hồ Chí Minh vẫn ở mức rất thấp

Theo thông tin tại Hội nghị hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và kỷ niệm 63 năm Ngày Dân số Việt Nam (26.12.1961 - 26.12.2024) do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức, các chuyên gia cho rằng, dù tỷ suất sinh có dấu hiệu cải thiện nhưng vẫn ở mức báo động; tình trạng này kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy, làm cho quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh, thiếu hụt nguồn lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của thành phố…

Tình cảm ấm áp của Bác Hồ với đồng bào công giáo
Xã hội

Tình cảm ấm áp của Bác Hồ với đồng bào công giáo

Ngày nay, Lễ Giáng sinh không chỉ là ngày lễ hàng năm của đồng bào công giáo mà còn là ngày hội văn hóa của người dân mọi miền, thể hiện sự đoàn kết trong niềm vui chung. Ôn lại những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào công giáo, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, chúng ta cảm nhận muôn vàn tình thương yêu của Người dành cho đồng bào, vững tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.