Linh hoạt và hiệu quả

Theo Đại tá Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng ban Phụ nữ quân đội, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục Chính trị; sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan, đơn vị có liên quan; Ban Phụ nữ quân đội đã chủ động, tích cực triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, PBGDPL cho hội viên và Nhân dân.

Xây dựng mô hình hiệu quả

Trưởng ban Phụ nữ quân đội cho biết, thời gian qua, Ban đã duy trì thường xuyên Trang thông tin điện tử Phụ nữ quân đội, trang "Hoa xương rồng" nhằm tích cực thông tin, tuyên truyền quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của quân đội; phản bác quan điểm sai trái, phản động, những thông tin xấu độc của các thế lực thù địch, cơ hội; đăng tải trên các phương tiện truyền thông và internet. Mặc dù mới thành lập từ tháng 3.2020 nhưng đến nay, trang "Hoa xương rồng" đã có 13.000 thành viên duy trì hoạt động, với hơn 10.000 bài viết tuyên truyền PBGDPL, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật. 

Ban Phụ nữ Quân đội tổ chức Hội nghị tập huấn công tác phổ biến, PBGDPL trong phụ nữ quân đội và tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở năm 2023. Nguồn: Ban Phụ nữ Quân đội
Ban Phụ nữ Quân đội tổ chức Hội nghị tập huấn công tác phổ biến, PBGDPL trong phụ nữ quân đội và tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở năm 2023. Nguồn: Ban Phụ nữ Quân đội

Nhằm tăng hiệu quả tuyên truyền, PBGDPL; Ban Phụ nữ quân đội đã chủ động biên soạn tài liệu bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức xây dựng mô hình tuyên truyền phù hợp. Theo đó, Ban Phụ nữ quân đội đã bám sát sự kiện chính trị của Đảng, Nhà nước; những thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch để biên soạn những vấn đề chuyên sâu; mời các chuyên gia, nhà khoa học nói chuyện chuyên đề về pháp luật cho cán bộ hội viên và Nhân dân. Đồng thời, tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng triển khai hoạt động tuyên truyền, PBGDPL cho đội ngũ cán bộ phụ nữ các cơ quan đơn vị trong toàn quân.

Trong 5 năm qua, Ban Phụ nữ quân đội đã xuất bản 16 đầu sách, với hơn 40.000 cuốn sách, 280.000 cuốn thông tin phụ nữ quân đội, 26.000 đĩa DVD, 30.000 tờ rơi tuyên truyền, 5.000 cuốn tài liệu… Bên cạnh đó, tổ chức 10 hội nghị tuyên truyền cấp toàn quân cho gần 6.000 cán bộ hội viên, cán bộ chiến sĩ và Nhân dân; phát hành 4.256 pano, poster, 4.828 băng rôn khẩu hiệu; tuyên truyền giáo dục đến gần 450.000 lượt cán bộ hội viên phụ nữ và Nhân dân.

Mô hình "Mỗi tuần một báo cáo viên" đã thực hiện 113 lượt thông tin giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức pháp luật cho cán bộ nhằm đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thông tin xấu độc của các thế lực thù địch và tuyên truyền PBGDPL vận động người thân, Nhân dân nơi cư trú thực hiện pháp luật.

Năm 2023, Ban Phụ nữ quân đội đã tổ chức có hiệu quả hoạt động truyền thông hưởng ứng Tháng Hành động vì trẻ em; Tháng Hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình; Ngày Gia đình Việt Nam và Tháng Hành động vì môi trường; tổ chức "Lễ phát động Tháng hành động về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới" cấp toàn quân. Mặt khác, chỉ đạo các đơn vị trong toàn quân tích cực truyền thông ở các cấp và tuyên truyền phổ biến nội dung Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho cán bộ, hội viên, chiến sĩ và Nhân dân.

Phối hợp trong tuyên truyền, vận động

Triển khai chương trình phối hợp hoạt động giữa Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; các cơ quan, đơn vị quân đội và Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, chiến sĩ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ và các tầng lớp Nhân dân thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Các hình thức tuyên truyền giáo dục, vận động cán bộ, chiến sĩ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ và các tầng lớp Nhân dân ngày càng đa dạng, linh hoạt. Đơn cử như sinh hoạt chính trị nói chuyện thời sự, nói chuyện chuyên đề, hoạt động truyền thông, giao lưu, tọa đàm, tổ chức hội thi biểu diễn văn nghệ, chiếu phim tuyên truyền trực quan qua pano, tờ rơi; lồng ghép trong các đợt huấn luyện dã ngoại làm công tác dân vận, hoạt động hè tình nguyện của các học viện, trường sĩ quan.

Các đơn vị Hải quân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Biển Việt Nam và tổ chức phụ nữ các cấp trong quân đội cũng phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền Hội Phụ nữ địa phương tổ chức tuyên truyền Luật Biên giới quốc gia, Luật Biển Việt Nam, các hiệp định, quy chế khu vực biên giới, về tình hình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới biển đảo của Tổ quốc.

Đồng thời, phát huy hiệu quả mô hình "Phụ nữ với sự phát triển bình yên tuyến biển" (Nam Định); "Tổ Phụ nữ tham gia giữ gìn đường biên, mốc giới" (Thừa Thiên Huế, An Giang, Sơn La); "Tổ Phụ nữ tham gia phòng, chống vượt biên xâm nhập trái phép" (Gia Lai)... kiên trì vận động, thuyết phục hội viên phụ nữ và các tầng lớp Nhân dân nhận thức rõ đúng, sai; cung cấp thông tin có giá trị tố giác tội phạm, giúp Bộ đội Biên phòng ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng vượt biên, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ, trẻ em...

Hưởng ứng thực hiện phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, Ban Phụ nữ quân đội đã hướng dẫn, vận động tổ chức phụ nữ toàn quân triển khai hiệu quả các hoạt động "Phụ nữ quân đội đồng hành với phụ nữ biên cương"; kết hợp với Hội nghị tập huấn công tác PBGDPL, góp phần xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, thế trận quốc phòng toàn dân và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Theo Đại tá Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng ban Phụ nữ quân đội, dưới sự chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ của lãnh đạo Tổng cục Chính trị; sự hỗ trợ, góp sức của các cơ quan, đơn vị phụ nữ quân đội sẽ tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được; quyết tâm hoàn thành xuất sắc công tác tuyên truyền, PBGDPL, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.

Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.