Linh hoạt thực thi chính sách giảm nghèo

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đói nghèo, nhưng hành trình này vẫn còn nhiều thách thức phía trước; với gần 1,6 triệu hộ nghèo và cận nghèo, đặc biệt là những cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa, công tác giảm nghèo cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Để thực sự giúp người dân thoát nghèo, cần chiến lược toàn diện từ giáo dục, nghề nghiệp đến chính sách xã hội, nhằm tạo ra những giá trị bao trùm và bền vững.

Tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 trên cả nước. Theo đó, tỷ lệ nghèo đa chiều (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo) chung toàn quốc là 5,71%. Tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 1.586.336 hộ.

Trên bình diện cả nước, tỷ lệ hộ nghèo chung là 2,93%, với 815.101 hộ nghèo; tỷ lệ hộ cận nghèo là 2,78%, với 771.235 hộ cận nghèo. Tỷ lệ nghèo đa chiều, số hộ nghèo, hộ cận nghèo công bố tại quyết định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ sở để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, các chính sách kinh tế - xã hội khác kể từ ngày 1.1.2024.

Việt Nam xây dựng và thực hiện hàng loạt chính sách hướng đến mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm và bền vững. Ảnh: Thu Phương
Việt Nam xây dựng và thực hiện hàng loạt chính sách hướng đến mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm và bền vững. Ảnh: Thu Phương

Với các giải pháp, chính sách giảm nghèo bền vững được triển khai hiệu quả theo tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau", tới hết tháng 9 năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93% (theo thông tin từ Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của Chính phủ).

Ngoài ra, có 9 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thuộc 4 tỉnh đã được công nhận thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và đưa ra khỏi Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 trong Phụ lục II tại Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15.3.2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Bao gồm: tỉnh Thừa Thiên Huế có 3 xã như Điền Hương và Phong Chương thuộc huyện Phong Điền; xã Phú Diên thuộc huyện Phú Vang; tỉnh Long An có 1 xã Phước Vĩnh Đông thuộc huyện Cần Giuộc; tỉnh Bến Tre có 4 xã: An Thuận, Bình Thạnh và Mỹ Hưng thuộc huyện Thạnh Phú; xã An Thủy (nay là thị trấn Tiệm Tôm) thuộc huyện Ba Tri; tỉnh Sóc Trăng có xã Nhơn Mỹ thuộc huyện Kế Sách. Cùng với đó, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng được công nhận thoát nghèo năm 2024.

Có thể nói, Việt Nam là quốc gia đi đầu trong việc tích hợp các biện pháp giảm nghèo đa chiều vào chính sách quốc gia; không chỉ về thu nhập mà còn bao gồm cả các yếu tố như tiếp cận y tế, giáo dục, vệ sinh và nước sạch. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những thách thức từ nội tại, ảnh hưởng của đại dịch, thiên tai, bão lũ... vẫn khiến cuộc sống của nhiều người dân, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số vốn đã nghèo khó, càng bị tác động nhiều hơn.

Cùng với những thách thức như phân hóa giàu nghèo, phân hóa giữa các vùng miền vẫn có xu hướng mở rộng thì tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp cũng là băn khoăn của các chuyên gia. Nguồn lực để thực hiện an sinh xã hội cũng còn hạn chế và chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước; chất lượng cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội, đặc biệt là dịch vụ y tế còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự gia tăng mức sống của dân cư….

Trao cho người nghèo những giá trị bền vững

Chia sẻ về công tác giảm nghèo với Cổng Thông tin điện tử Quốc hội, ĐBQH tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa cho rằng, một bất cập đáng chú ý hiện nay là chính sách hỗ trợ giảm nghèo của nước ta được thiết kế theo hướng nhân văn, ai nghèo cũng được hỗ trợ và có quá nhiều chính sách ưu đãi với hộ nghèo, người nghèo nên một bộ phận người nghèo có tư tưởng ỷ lại, không muốn thoát nghèo để tiếp tục thụ hưởng sự hỗ trợ đó.

Thực tế cho thấy, nhiều hộ tự bằng lòng với cuộc sống hiện tại, thiếu ý thức vươn lên thoát nghèo, một số ít còn lười lao động; điều đó đòi hỏi công tác giảm nghèo cần phải thay đổi để linh hoạt và hiệu quả hơn.

Không ít ý kiến cho rằng, muốn giảm nghèo bền vững, nguyên tắc cho "con cá" và "cần câu" phải được cân nhắc áp dụng phù hợp với từng hoàn cảnh hộ nghèo, từng thời điểm, đồng thời cần tách bạch mục tiêu trong từng chính sách đầu tư hỗ trợ sản xuất. Ngoài việc phải đầu tư vốn, xây dựng các mô hình xóa đói giảm nghèo, muốn giúp người dân thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu cần có các giải pháp nâng cao dân trí, trình độ văn hóa.

Theo đó, trao "cần câu" không chỉ thuần túy là đầu tư vốn, mà về lâu dài, đó là giáo dục đào tạo, dạy nghề, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mặt khác, trao "cần câu" hay "con cá" không chỉ bằng tấm lòng, mà phải có cách làm thiết thực, hiệu quả, giúp hộ nghèo ý thức vươn lên thoát nghèo và làm giàu, để giảm nghèo là thực chất chứ không phải là chỉ tiêu.

Đời sống

Phát động cuộc thi "Chuyện nghề Thi hành án dân sự"
Xã hội

Phát động cuộc thi "Chuyện nghề Thi hành án dân sự"

Nhằm thiết thực kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI; Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS), ngày 26.10, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh trao tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại Yên Bái.
Xã hội

Trao tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, "lá lành đùm lá rách" của dân tộc Việt Nam, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức chương trình "Tặng sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão số 3" trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Qua đó, thể hiện tinh thần đoàn kết, sẻ chia của toàn xã hội đối với những người dân đang gặp khó khăn.

Trên hành trình thoát nghèo của đồng bào Ê- đê, luôn có NHCSXH đồng hành.
Đời sống

Bài cuối: Đưa Đắk Lắk trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên

Giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội là một trong những yếu tố quan trọng để Đắk Lắk thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025). Trong đó, đích đến là đưa tỉnh trở thành "trung tâm của vùng Tây Nguyên trên tất cả các lĩnh vực". Trên hành trình ấy, luôn có sự đồng hành hỗ trợ của chính sách tín dụng ưu đãi...

Lao động thu nhập thấp cần sớm được đào tạo nghề để nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống (Ảnh: Giáp Phạm)
Đời sống

Thêm chính sách để lao động thu nhập thấp được học nghề

Hiện nay, do chưa có văn bản xác định cụ thể người lao động có thu nhập thấp nên các địa phương dù đã được phân bổ kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nhưng vẫn không thể thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho nhóm đối tượng này. Vì vậy, cần sớm ban hành tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở.

Sắp diễn ra "Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2024"
Xã hội

Sắp diễn ra "Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2024"

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định về việc tổ chức “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam năm 2024”. Theo đó, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia sẽ được tổ chức từ ngày 25.11 - 1.12.2024; đồng thời 60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 được tổ chức từ 0 giờ ngày 29.11.2024 đến 12 giờ ngày 1.12.2024.

Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm 1%
Đời sống

Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm 1%

Thông tin từ Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của Chính phủ cho biết, thời gian qua, các giải pháp, chính sách giảm nghèo bền vững được triển khai hiệu quả theo tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau". Đến hết tháng 9 năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1%, còn 1,93%.

Đại biểu tham quan triển lãm ảnh “Nữ quân nhân Việt Nam trong hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc”
Đời sống

Triển lãm hình ảnh nữ quân nhân Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Sáng 25.10, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã khai mạc triển lãm ảnh “Nữ quân nhân Việt Nam trong hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc”. Đây là triển lãm đầu tiên giới thiệu những hình ảnh sống động về các nữ quân nhân mũ nồi xanh của Việt Nam, mang đến câu chuyện đầy cảm xúc về sự hy sinh, lòng dũng cảm và tinh thần quốc tế cao cả của phụ nữ Việt Nam.