Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1984 năm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Ngày 15.3 (tức mùng 6 tháng Hai năm Giáp Thìn 2024), tại di tích quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng, Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hai Bà Trưng tổ chức trọng thể Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1984 năm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2024).

Đây là sự kiện đã thành truyền thống được quận tổ chức hàng năm nhằm tri ân, tưởng nhớ hai vị nữ anh hùng kiệt xuất của dân tộc là Trưng Trắc, Trưng Nhị và các vị tướng lĩnh tài ba, nghĩa binh trung liệt của Hai Bà - những người đã viết nên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước, giữ nước.

Sau khi dự tuyên đọc chúc văn, các đại biểu đã tiến hành dâng hương tưởng nhớ Hai Bà Trưng và các vị tướng lĩnh tài ba, nghĩa binh trung liệt.

Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1.984 năm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng -0
Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ hai vị nữ anh hùng của dân tộc Trưng Trắc - Trưng Nhị và những tướng lĩnh tài ba, nghĩa binh trung liệt của Hai Bà, tại Đền Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng. 

Thay mặt Ban Tổ chức Lễ hội trình bày diễn văn kỷ niệm, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Thu Hiền đã ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40 sau Công Nguyên, khi Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị giương cao ngọn cờ tụ nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương, nhân dân cả nước đứng lên, chấm dứt ách đô hộ hà khắc của nhà Đông Hán lên nước Việt Nam.

Ngày mùng 6 tháng Hai năm Quý Mão, tương truyền, sau khi quyết chiến với kẻ thù, quyết không để sa vào tay giặc, Hai Bà đã gieo mình xuống sông Hát tuẫn tiết. Khí phách của Hai Bà kết thành tượng đá, theo dòng nước trôi xuôi đến bãi Đồng Nhân, dân làng đã lấy vải đỏ làm lễ rước tượng vào bờ. Năm 1142, vua Lý Anh Tông truyền lập đền thờ Hai Bà Trưng ngay tại bờ sông. Năm 1819, do bến sông sạt lở, đền thờ được chuyển vào khu Võ Miếu, thôn Hương Viên, huyện Thọ Xương, nay là phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1.984 năm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng -0
Màn biểu diễn trống hội mở đầu Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1984 năm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Khẳng định cuộc khởi nghĩa đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, Hai Bà Trưng là biểu tượng của ý chí vươn lên và tinh thần quật khởi “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” của phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch UBND quận cho biết: Quần thể Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng là một quần thể di tích đặc sắc hiếm có tại trung tâm Thủ đô mà nổi bật là Đền Hai Bà Trưng với kiến trúc “nội công ngoại quốc", lưu giữ nhiều di vật quý.

Với những ý nghĩa và giá trị lịch sử, năm 2019, di tích Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng vinh dự được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Cùng với di tích quốc gia Miếu thờ Hai Bà Trưng tại phường Bạch Đằng, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng tại phường Đồng Nhân là điểm tham quan thường xuyên của du khách gần xa, niềm vinh dự của Thủ đô nói chung và quận Hai Bà Trưng nói riêng.

Không chỉ lưu giữ những giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, cụm di tích còn mang giá trị văn hóa phong phú là lễ hội Hai Bà Trưng - một lễ hội đặc biệt được tổ chức ở 3 địa phương trên địa bàn Hà Nội, thể hiện gắn kết chặt chẽ của cộng đồng dân cư, tôn kính Nhị vị vua Bà. 

Tự hào là con cháu Hai Bà Trưng, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân quận luôn đoàn kết, phấn đấu không ngừng để phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chăm lo mọi mặt đời sống người dân.

Năm 2023, quận đã hoàn thành 21/21 chỉ tiêu được giao, trong đó 6 chỉ tiêu vượt mức. Năm 2024 là năm tăng tốc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, quận tiếp tục quyết tâm thực hiện toàn diện các nhiệm vụ phát triển KT - XH, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ quận lần thứ 26 đề ra.

"Ý nghĩa Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vô cùng vĩ đại, tiếng vang còn lưu mãi sử xanh. Quận Hai Bà Trưng sẽ vững bước tiến lên, mãi xứng đáng là quận được vinh dự mang tên hai vị nữ anh hùng của dân tộc"- bà Nguyễn Thị Thu Hiền khẳng định.

Tại lễ hội, các đại biểu, người dân địa phương và du khách đã được thưởng thức những tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc như: Múa lân, múa rồng, trống hội... và nhất là màn biểu diễn sử thi tái hiện không khí hào hùng của Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Cùng với tiến hành dâng hương, đông đảo người dân địa phương và du khách cũng được thưởng thức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao sôi nổi, như: Biểu diễn võ dân tộc, trò chơi dân gian, thư pháp, nặn tò he; 100 đoàn viên thanh niên quận tham gia trò chơi thăng bằng và nhảy bao bố...

Văn hóa - Thể thao

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.