Lạng Sơn: Nhiều chính sách khuyến khích lao động học nghề

Những năm qua, công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có sự khởi sắc, số lao động, học sinh tin tưởng vào hệ thống đào tạo nghề ngày một đông. Chính sách dành cho người học nghề luôn được các trường dạy nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của tỉnh chú trọng thực hiện, qua đó, tạo động lực, tạo sự yên tâm cho người tham gia học nghề.

Nhiều chính sách thu hút

Hiện nay, Lạng Sơn có 20 trường nghề, cơ sở GDNN. Hằng năm, các đơn vị này đều xây dựng kế hoạch phối hợp với các địa phương, trường phổ thông trong tỉnh thực hiện công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp và tuyển sinh các lớp học nghề theo các trình độ khác nhau. Trong đó, chú trọng tuyên truyền, tư vấn cho học sinh, sinh viên và người lao động về các chính sách hỗ trợ trong GDNN.

Cụ thể, thực hiện Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27.8.2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, theo đó, nhiều HSSV trên địa bàn tỉnh thuộc các đối tượng đã được miễn, giảm học phí. Cụ thể như: học sinh tốt nghiệp trường THCS dân tộc nội trú, trường THPT dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi được tuyển thẳng vào học trường trung cấp, cao đẳng công lập; người học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật; học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú khi tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được hưởng chính sách nội trú theo quy định…

Ban hành nhiều chính sách khuyến khích lao động học nghề -0
Đa dạng hóa ngành nghề đào tạo giúp Lạng Sơn tuyển sinh đào tạo nghề hiệu quả. (ITN). 

Với những nỗ lực trong tuyên truyền, thực hiện chính sách hỗ trợ trong GDNN, năm 2022, các trường, cơ sở GDNN tuyển sinh và đào tạo cho gần 19.500 người, trong đó, có trên 820 người học hệ cao đẳng; trên 2.500 người học hệ trung cấp; gần 9.600 người học hệ sơ cấp và gần 6.400 người được đào tạo dưới 3 tháng. Trong năm học 2022 – 2023, toàn tỉnh có trên 1.700 HSSV theo học các lớp trung cấp, cao đẳng nghề được miễn học phí với kinh phí trên 9 tỷ đồng; 266 em được giảm học phí với kinh phí trên 340 triệu đồng.

Cùng đó, trong quá trình học tập, nếu người học đi nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, thai sản không đủ sức khoẻ hoặc gia đình có khó khăn không thể tiếp tục học tập hoặc đi làm thì được bảo lưu kết quả học tập và được trở lại tiếp tục học tập để hoàn thành khóa học, thời gian được bảo lưu kết quả học tập không quá 5 năm. Những kiến thức, kỹ năng mà người học tích lũy được trong quá trình làm việc và kết quả các mô-đun, môn học người học đã tích lũy được trong quá trình học tập ở các trình độ GDNN được công nhận và không phải học lại khi tham gia học các chương trình đào tạo khác.

Đối với công an nghĩa vụ, bộ đội xuất ngũ đều có thể học nghề, được tào tạo nghề miễn phí tại các cơ sở dạy nghề. Ngoài ra, các nhà trường, cơ sở GDNN còn tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Người học là phụ nữ, lao động nông thôn khi tham gia các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo dưới 3 tháng được hỗ trợ chi phí đào tạo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường liên kết đa dạng hóa ngành nghề

Ngoài những chính sách tạo điệu kiện cho lao động, những năm qua, để thu hút học sinh, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt trong công tác đào tạo, chú trọng hướng nghiệp và liên kết giữa nhà trường với các doanh nghiệp như: Công ty TNHH MTV Xe điện DK Việt Nhật; Công ty TNHH Bảo Long… Cùng đó, các cơ sở GDNN xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động để học viên sau khi ra trường có việc làm, với các ngành nghề chính đang được các công ty tuyển dụng quan tâm như: may mặc, điện, điện tử, cơ khí; cùng một số ngành nghề được xã hội quan tâm như làm đẹp, ẩm thực, du lịch… (Theo thống kê tại các cơ sở GDNN có khoảng 60 – 70% học viên ra trường tìm được việc làm phù hợp với ngành, nghề được đào tạo). Đồng thời, để thu hút học sinh đến đăng ký học và tạo việc làm sau khi ra trường, các cơ sở GDNN đã chủ động đặt hàng, phối hợp với các doanh nghiệp, các công ty lớn trong và ngoài tỉnh hỗ trợ đào tạo nghề và thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đối với người học.

Cô giáo Nguyễn Thị Hương, Phó Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX huyện Cao Lộc cho biết: Để thu hút học sinh vào học, trung tâm đã liên kết với các trường trung cấp, cao đẳng trong và ngoài tỉnh mở các mã ngành phù hợp cho học sinh. Trong đó, có các ngành được nhiều học sinh lựa chọn như: tiếng Trung, du lịch, nấu ăn, làm đẹp, may mặc… Qua khảo sát sau khi tốt nghiệp, có trên 60% học sinh ra trường có việc làm phù hợp, số còn lại lựa chọn học lên tiếp các bậc học và ngành nghề khác. Trên cơ sở các ngành nghề hiện có, trung tâm dự tính năm học 2023 – 2024 sẽ tuyển sinh khoảng 8 lớp với 300 học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn.

Bên cạnh đa dạng lĩnh vực, ngành nghề đào tạo theo nhu cầu xã hội, các cơ sở GDNN còn linh hoạt trong tổ chức tuyển sinh. Được biết, trong 5 năm trở lại đây (từ năm học 2018 - 2019 đến 2022 - 2023), tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đăng ký vào học tại các trường nghề đạt trung bình khoảng 15% số học sinh sau khi tốt nghiệp THCS (tăng hơn 5%) so với giai đoạn trước. Có được điều đó là bởi thời gian qua nhiều trường xây dựng chương trình tuyển sinh thông qua các kênh truyền thông mạng xã hội như: zalo, facebook…; tổ chức ngày hội tuyển sinh nhằm thu hút học sinh học nghề. Qua đó, giúp học sinh có cách nhìn mới về GDNN, đáp ứng nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp.

Đời sống

Đào tạo nghề cần được đào tạo nghiêm túc và bài bản
Xã hội

Đầu tư bài bản hơn cho đào tạo nghề

Theo số liệu từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), cả nước hiện vẫn còn 37,8 triệu lao động chưa qua đào tạo. Trong khi mục tiêu của Chính phủ đến năm 2030, tỷ lệ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35% - 40%. Con số này cho thấy, những thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Việc đầu tư cho GDNN cần được quan tâm hơn nữa, đặc biệt là các ngành số hóa.

Bài cuối: Để "giữ lửa, rèn nghề"
Đời sống

Bài cuối: Để "giữ lửa, rèn nghề"

Để thu hẹp sự cách biệt lớn về sức khỏe giữa các khu vực địa lý, giữa các nhóm dân tộc, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, vai trò của các cô đỡ thôn bản là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động của đội ngũ này đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ để "giữ chân" nguồn nhân lực quý giá này.

Mạo danh Sở y tế TP. Hồ Chí Minh để lừa đảo
Đời sống

Mạo danh Sở y tế TP. Hồ Chí Minh để lừa đảo

Mới đây, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa phát đi cảnh báo về việc một số đối tượng giả mạo gửi thông tin Sở tổ chức đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại TP. Hồ Chí Minh với mục đích lừa đảo.

Đề xuất nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường
Xã hội

Đề xuất nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường

Tại phiên thảo luận Tổ thuộc Chương trình Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em:” lần thứ Hai năm 2024, các đại biểu trẻ em đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể liên quan đến vấn đề phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường, trong đó nhấn mạnh sự phối hợp của các cơ quan chức năng để cấm bán thuốc lá điện tử và chất kích thích cho trẻ vị thành niên.

Công nhân làm việc trong các nhà máy cụm công nghiệp hiện có nhu cầu rất lớn về nhà ở
Xã hội

Thêm cơ hội “an cư” cho người lao động thu nhập thấp

Nhằm bảo đảm tốt nhất việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động, Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung thêm chủ thể xây dựng nhà ở, đó là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây là nội dung được đông đảo người lao động mong muốn và kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng giải quyết được tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn cung nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp, có hoàn cảnh đặc biệt và cải thiện được tình trạng thiếu hụt nhà đầu tư cho thị trường nhà ở xã hội hiện nay.

Tổng giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng thăm hỏi, kiểm tra tình hình thiệt hịa sau cơn bão số 3.
Đời sống

Điểm tựa của người nông dân trước thiên tai

Khoảng 15.000 khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng; dư nợ thiệt hại gần 11.000 tỷ đồng... là những tổn thất sơ bộ do cơn bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra cho các khách hàng của Agribank. Hơn lúc nào hết, thời điểm này, Agribank xác định cần có các giải pháp hỗ trợ hộ kinh doanh, doanh nghiệp các vùng bị thiệt hại khẩn trương khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang kiểm tra tiến độ xây dựng dự án Thiết chế công đoàn tại tỉnh Tiền Giang
Xã hội

Quyết sách thấu hiểu người lao động

Luật Nhà ở 2023 quy định Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ dùng nguồn tài chính công đoàn để xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê. Trưởng Ban Quản lý dự án Thiết chế công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) Lê Văn Nghĩa khẳng định: vì sử dụng nguồn tài chính công đoàn nên giá thuê nhà ở xã hội sẽ có giá ưu việt so với các dự án khác. Cùng với đó, thủ tục cho thuê của công đoàn rất đơn giản, chỉ cần đơn xin thuê nhà ở, có xác nhận người đó là công nhân, người lao động của địa phương.

Lễ đón ĐCB2 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở Phái bộ UNISFA/Khu vực Abyei/Nam Sudan
Xã hội

Hân hoan ngày trở về

Thực hiện nhiệm vụ trong môi trường quốc tế đa phương, đa dân tộc, đa văn hóa, cán bộ, nhân viên Đội Công binh số 2 luôn xác định trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia, dân tộc, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các thê đội tiếp theo thực hiện tốt nhiệm vụ tại địa bàn Phái bộ.

Bài 2: "Chọn mặt gửi vàng"
Xã hội

Bài 2: "Chọn mặt gửi vàng"

Được ví như những "người vác tù và hàng tổng", đội ngũ cô đỡ thôn bản đã không quản ngại nắng mưa, đi từng ngõ, gặp từng nhà, tuyên truyền vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình mang thai, sinh nở, chăm sóc trẻ em. Với nhiều đặc thù trong hoạt động nên việc lựa chọn, tuyển dụng và đào tạo cô đỡ thôn bản luôn được ngành y tế quan tâm, chú trọng.

Bài 1: "Cánh tay nối dài" của ngành y tế vùng cao
Đời sống

Bài 1: "Cánh tay nối dài" của ngành y tế vùng cao

Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em của Liên Hợp quốc, bên cạnh đó, Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sự khác biệt đáng kể về tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em giữa các vùng miền, các nhóm dân tộc. Trước thực trạng này, Bộ Y tế đã có chủ trương đào tạo các cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số cho các vùng khó khăn. Trong những năm qua, cô đỡ thôn bản tại các xã, bản đã và đang nỗ lực hết mình trong công việc, được ví như "cánh tay nối dài" của ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức lễ triển khai thực hiện Dự án Trung tâm thể dục thể thao thuộc Thiết chế công đoàn tại KCN Long Đức, Thành phố Trà Vinh, Trà Vinh
Xã hội

Khẩn trương xây dựng các thiết chế công đoàn

Việc đầu tư xây dựng các khu thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp (KCN) là mục tiêu chiến lược, lâu dài của Đảng, Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi giúp người lao động yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng và chất lượng của các khu thiết chế này hiện đang còn thiếu, chưa đủ để phục vụ nhu cầu thực tế của người lao động.