Lan tỏa thông điệp bảo đảm an sinh xã hội, quan tâm đến người yếu thế

Sáng 20.3, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam(AFV) tổ chức lễ khởi động Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024.

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị Nguyễn Thành Lợi cho biết: sau 3 năm được tổ chức theo hình thức cuộc thi, ở kỳ hợp tác năm 2024, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” đã được phát triển thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng”.

"Bước chuyển này chính là lời hứa đồng hành mạnh mẽ từ Báo Kinh tế và Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ chương trình dự án an sinh xã hội Việt Nam về việc hỗ trợ những người lao động; nhất là lao động nữ, người sử dụng lao động, cộng đồng và cơ quan xây dựng chính sách nhà nước, có những góc nhìn đầy đủ hơn trong thực hiện việc làm thỏa đáng ở khu vực chính thức và phi chính thức, khi điều kiện phát triển kinh tế chưa đồng đều tại các khu vực của Việt Nam", ông Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh.

Lan tỏa thông điệp bảo đảm an sinh xã hội, quan tâm người yếu thế -0
Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị Nguyễn Thành Lợi phát biểu tại buổi lễ khởi động Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024

Theo Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị, chương trình truyền thông lần này sẽ diễn ra với hàng loạt hoạt động sâu, rộng và nhiều ý nghĩa thiết thực, trong đó, việc tổ chức Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” cũng có nhiều điểm mới so với 3 kỳ tổ chức trước đây. Đáng chú ý, lần đầu tiên, hệ thống giải thưởng được phân chia cho các tác giả chuyên và không chuyên, với tổng giá trị giải thưởng 235 triệu đồng.

Đồng thời, Ban Tổ chức cũng khuyến khích các bài dự thi viết về nội dung chính sách an sinh xã hội, chế độ bảo hiểm cho lao động nữ ở cả lĩnh vực chính thức và phi chính thức; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến chỗ ở, sinh kế của người lao động, cơ hội và thách thức của nền kinh tế số sẽ tạo ra cho các lao động nữ.

"Đặc biệt, Ban Tổ chức sẽ mở các chuỗi sự kiện hướng tới sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền với các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các sinh viên, tổ chức cuộc thi hùng biện trên sân khấu liên quan đến tác phẩm các sinh viên đã dựng, sáng tạo ra…", ông Nguyễn Thành Lợi thông tin thêm.

Bên cạnh đó, Báo Kinh tế và Đô thị sẽ mở chuyên mục tư vấn pháp lý dành cho các đối tượng yếu thế, người dân tộc thiểu số với những tình huống pháp lý gắn với quyền và lợi ích của người yếu thế.

Lan tỏa thông điệp bảo đảm an sinh xã hội, quan tâm người yếu thế -0
Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học phát biểu tại buổi lễ

Đánh giá cao hiệu quả, giá trị nhân văn của chương trình, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học khẳng định, đồng hành cùng "Những cống hiến thầm lặng" nhiều năm qua, có thể thấy chính những chuyến đi thực tế đã góp phần tạo nên các tuyến bài sâu sắc, góp phần lan tỏa thông điệp về bảo đảm an sinh xã hội, quan tâm người yếu thế. Vì vậy, rất cần tăng cường các chuyến đi thực tế trong bước chuyển từ một cuộc thi thành một chương trình truyền thông.

Đáp ứng yêu cầu trên, Ban Tổ chức chương trình cho biết sẽ tổ chức chuyến đi thực tế tại làng nghề, xã vùng cao với sự góp mặt của các chuyên gia pháp lý để tư vấn pháp lý miễn phí về các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội… cho lao động nữ, đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, Ban Tổ chức sẽ tiếp tục các cuộc tọa đàm về những vấn đề thời sự như: góp ý sửa đổi Luật Bảo hiểm, nâng cao chất lượng đào tạo nghề…

Lan tỏa thông điệp bảo đảm an sinh xã hội, quan tâm người yếu thế -0
Quang cảnh buổi lễ  

Bên cạnh đó, chương trình sẽ đặc biệt chú trọng đến việc thu hút các tác giả chuyên và không chuyên tham gia Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của các bên về những khó khăn mà lao động nữ phải đối mặt; tôn vinh những sáng kiến, những cống hiến thầm lặng vì cộng đồng của các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp trong việc hỗ trợ lao động nữ, lao động phi chính thức, nhóm người yếu thế…

Sau lễ khởi động Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng”, hệ thống Email: nhungconghienthamlang@gmail.com chính thức được mở để nhận bài dự thi của các tác giả. Thời gian nhận bài dự thi kết thúc vào 17h ngày 30.10.2024.

Ban Tổ chức sẽ chọn ra 22 tác phẩm đạt điểm cao nhất của các tác giả chuyên nghiệp, 12 tác phẩm đạt điểm cao nhất của tác giả không chuyên để trao giải. Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng sẽ lựa chọn 2 tập thể chuyên nghiệp và không chuyên để trao giải Tập thể có nhiều đóng góp nhất cho cuộc thi. Dự kiến, lễ tổng kết trao giải diễn ra vào tháng 11.2024 tại Hà Nội. 

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.