Lãi suất hợp lý - đòn bẩy cho nền kinh tế

Lãi suất cao luôn là điều lo ngại đối với các doanh nghiệp khi chi phí vốn bị đẩy lên, nhiều chỉ số sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị sụt giảm. Hơn thế, tốc độ tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong môi trường lãi suất cao.

Lãi suất hợp lý là đòn bẩy cho nền kinh tế -0
Quang cảnh tọa đàm

Đó là nhận định của các chuyên gia tại Tọa đàm Tác động môi trường lãi suất cao tới ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng năm 2023, do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cùng Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) Việt Nam tổ chức sáng 11.5, tại Hà Nội.

Lãi suất cao gây nhiều áp lực

Lãi suất hợp lý được xem là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ngược lại. Lãi suất là vấn đề rất lớn, có tác động sâu sắc tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như sự hoạch định chính sách trong thời gian tới. Kể từ năm 2021, cùng sự phục hồi của của các nền kinh tế lớn sau đại dịch Covid-19, lạm phát vẫn tăng cao ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, ở nước ta lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tốc độ tăng chỉ số tiêu dùng CPI  năm 2022 đạt 3,15% và đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%. Có được kết quả như vậy là do Việt Nam đã áp dụng và điều chỉnh các chính sách một cách linh hoạt và phù hợp để chủ động đối phó với những rủi ro lạm phát và những yếu tố rủi ro nội tại và rủi ro từ bên ngoài”, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội PGS. TS. Nguyễn Anh Thu nhận định.

Lãi suất hợp lý là đòn bẩy cho nền kinh tế -0
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội PGS. TS. Nguyễn Anh Thu

Về vấn đề lãi suất, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương) TS. Nguyễn Tú Anh cho rằng, môi trường lãi suất cao đang ảnh hưởng nặng và mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Kinh tế Việt Nam đã gặp phải nhiều khó khăn như sự “ảm đạm” của thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cùng với sự suy giảm mạnh của hoạt động xuất khẩu trong quý IV năm 2022.

Những chỉ số về phát triển kinh tế trong quý I.2023 cho thấy, sự sụt giảm mạnh về tăng trưởng. Kinh tế quý I.2023 chỉ tăng 3,32% so với cùng kỳ và giảm 14,17% so với quý liền kề trước. Mặt khác, sức tăng trưởng của các trung tâm kinh tế lớn của cả nước đều sụt giảm mạnh như Bắc Ninh (giảm 11,85%), Quảng Nam (giảm 10,88%), Bà Rịa – Vũng Tàu (giảm 4,75%), Đồng Nai (giảm 3,25%)… Điều này cho thấy, các trung tâm thu hút FDI lớn nhất cả nước như Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai… đã mất đà tăng trưởng và năng lực sản xuất giảm mạnh.

Đánh giá về những ảnh hưởng của môi trường lãi suất cao tại Việt Nam, TS. Nguyễn Tú Anh chỉ ra, lãi suất trung bình của các ngân hàng lên tới 12-13% thậm chí có ngân hàng cho vay với lãi suất bình quân lên đến hơn 14,6%. Theo đó, lãi suất bắt đầu tăng từ tháng 7.2022 và đến tháng 2.2023 lãi suất vẫn tiếp tục được neo ở mức cao. Mức lãi suất cho vay bình quân khoảng 9 - 10,7% đã làm xói mòn năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt. 

“Môi trường lãi suất cao không chỉ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện hành mà còn ảnh hưởng đến nhu cầu khởi nghiệp, nhu cầu thành lập doanh nghiệp vì lãi suất cao sẽ làm cho chi phí khởi nghiệp tăng khiến người muốn khởi nghiệp chùn bước… Thêm vào đó, lãi suất cao cũng không khuyến khích những người có vốn nhàn rỗi đầu tư thành lập doanh nghiệp mà chủ yếu khuyến khích họ gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất và an toàn”, TS. Nguyễn Tú Anh cho biết.

Lãi suất hợp lý là đòn bẩy cho nền kinh tế -0
Trưởng đại diện Văn phòng KAS tại Việt Nam Florian Feyerabend

Đồng quan điểm này, Trưởng đại diện Văn phòng KAS tại Việt Nam Florian Feyerabend cũng cho rằng, lãi suất cao vẫn là một hạn chế lớn cho các hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế. Lãi suất cao sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế - động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 

Giảm lãi suất sẽ thúc đẩy tăng trưởng sản xuất

Các chuyên gia cho rằng, việc giảm lãi suất sẽ thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, tăng trưởng năng lực cạnh tranh và tốc độ phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc điều hành lãi suất được coi là một công cụ của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước luôn điều chỉnh lãi suất điều hành một cách linh hoạt theo hướng bảo đảm các mục tiêu chính sách tiền tệ, đồng thời hài hoà lợi ích các bên như người gửi tiền, các tổ chức tín dụng và người vay.

Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV TS. Cấn Văn Lực dự báo, năm 2023 sẽ tiếp tục là một năm tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với những năm trước do thế giới biến động chính trị, những rủi ro thương mại và tài chính cũng như sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Trước bối cảnh đó, lạm phát của Việt Nam sẽ tăng cao hơn năm 2022. Tuy nhiên, Việt Nam còn dư địa để giảm lãi suất… và kinh tế Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng tốt.

Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, các chuyên gia cũng cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần phải có chiến lược chuyển đổi tăng trưởng dựa trên lao động giá rẻ sang dựa trên vốn giá rẻ. Và chỉ khi nền kinh tế phát triển dựa trên vốn giá rẻ mới tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu (đầu tư dài hạn vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp, đầu tư mạo hiểm nhưng có thể tạo đột phá cho ngành sản xuất, kinh doanh…). Đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển theo chiều rộng tức là mở rộng nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp và mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 mới có cơ hội thành hiện thực.

Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách TS. Nguyễn Quốc Việt nêu giải pháp, Chính phủ có thể gia tăng hỗ trợ cho nền kinh tế, mở rộng chi tiêu để ưu tiên cho tăng trưởng trong đó cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm như cân bằng giữa mục tiêu “duy trì ổn định kinh tế vĩ mô” nhưng đồng thời tìm kiếm các giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế/phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Các chính sách cần được vận dụng, phối hợp một cách nhịp nhàng và có sự điều phối thống nhất, thông suốt, dựa tối đa vào các giải pháp thị trường thay vì mệnh lệnh hành chính. Chính sách tài khoá vấn đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ nền kinh tế phục hồi…

Lãi suất hợp lý là đòn bẩy cho nền kinh tế -0
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách TS. Nguyễn Quốc Việt

Các chuyên gia cũng cho rằng, các chính sách tiền tệ cần duy trì trạng thái thích ứng với hiện trạng của nền kinh tế có nhiều rủi ro, tiếp tục cân bằng giữa rủi ro tài chính với hỗ trợ phục hồi kinh tế, hạ thấp lãi suất, khơi thông sự luân chuyển của dòng vốn,… Mặt khác, cần tiếp tục cải cách thể chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hiệu quả, thống nhất bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển bền vững…

Tài chính

Bám sát định hướng phát triển bền vững, SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024
Tài chính

Bám sát định hướng phát triển bền vững, SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế lũy kế của SHB đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm 2024. Bên cạnh phát triển hoạt động kinh doanh, Ngân hàng tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, ủng hộ người nghèo, xóa nhà tạm theo chủ trương của Chính phủ, thực hiện tốt trách nhiệm cộng đồng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Toàn cảnh hội nghị Sibos 2024. Ảnh : Agribank
Tài chính

Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 tại Trung Quốc

Từ ngày 21-24.10, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đoàn công tác của Agribank do Phó Tổng giám đốc Đoàn Ngọc Lưu làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Sibos (SWIFT International Banking Operations Seminar) do Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức.

Các đại biểu thảo luận về giải pháp tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh: Đào Cảnh
Kinh tế

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 28.10. Thời báo Tài chính Việt Nam phối hợp với Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) tổ chức Tọa đàm về “Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công”. Tại đây, đại diện các cơ quan quản lý, các chuyên gia, các bộ ngành, địa phương đã trao đổi, thảo luận về các giải pháp để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công; chia sẻ những kinh nghiệm quý, bài học hay trong giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Agribank tham gia đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước dự Hội nghị thường niên IMF/WB năm 2024
Tài chính

Agribank tham gia đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước dự Hội nghị thường niên IMF/WB năm 2024

Vừa qua, Đoàn công tác của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) do ông Phạm Toàn Vượng, Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn đã tháp tùng đoàn đại biểu Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dẫn đầu tham dự Hội nghị thường niên 2024 do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Nhóm Ngân hàng thế giới (WBG) đồng tổ chức diễn ra tại Washington DC, Hoa Kỳ.

Techcombank công bố lợi nhuận quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng
Tài chính

Techcombank công bố lợi nhuận quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm tăng lần lượt so với cùng kỳ là 33,5% và 28,9%. Ngân hàng tiếp tục thuộc nhóm dẫn đầu về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40,5%, nhờ số dư CASA đạt mức cao kỷ lục 200 nghìn tỷ đồng...

Tín dụng tăng 9% so với cuối năm 2023
Kinh tế

Tín dụng tăng 9% so với cuối năm 2023

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến nay, tín dụng toàn hệ thống tăng khoảng 9% so với cuối năm 2023. Với thanh khoản tốt và còn nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng, các tổ chức tín dụng hiện có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay đối với nền kinh tế.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Giảm rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu chào bán riêng lẻ, đặc biệt là các loại trái phiếu do các doanh nghiệp chưa niêm yết phát hành, là sản phẩm có mức độ rủi ro rất cao. Vì thế, sửa Luật Chứng khoán lần này, Chính phủ đề xuất quy định: nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia mua, giao dịch, chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải là tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân muốn tham gia cuộc chơi này sẽ thông qua việc đầu tư vào các quỹ đầu tư trái phiếu.

Agribank tổ chức “Chương trình đào tạo quản lý, tổ chức hoạt động truyền thông của Chi nhánh”
Tài chính

Agribank tổ chức “Chương trình đào tạo quản lý, tổ chức hoạt động truyền thông của Chi nhánh”

Vừa qua, tại TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tổ chức lớp đầu tiên của “Chương trình đào tạo quản lý, tổ chức hoạt động truyền thông của chi nhánh”, nhằm bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thực hiện công tác truyền thông trong hệ thống.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng của FTSE Russell
Tài chính

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng của FTSE Russell

FTSE Russell vừa công bố báo cáo xếp hạng các thị trường chứng khoán tháng 10.2024, trong đó, Việt Nam tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường nổi thứ cấp. Đặc biệt, FTSE Russell đánh giá cao giải pháp mới của Việt Nam là mô hình thanh toán “Không yêu cầu có đủ tiền” (Non-Prefunding), được quy định tại Thông tư 68/2024/TT-BTC, cùng nhiều quy định cập nhật trong thông tư này.

HDBank dành gói tín dụng ưu đãi 12.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bão Yagi
Tài chính

HDBank dành gói tín dụng ưu đãi 12.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bão Yagi

HDBank đồng loạt triển khai những hoạt động ý nghĩa, sát cánh cùng khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và hoàn lưu bão. Theo đó, HDBank triển khai gói tín dụng 10.000 tỷ đồng với mức lãi suất cho vay thấp hơn thông thường 1-2%/năm. Đồng thời, HD SAISON - đơn vị thành viên của HDBank – đã đưa ra gói tín dụng 2.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi chỉ bằng 50% lãi suất cho vay thông thường.