Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cải thiện tích cực

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang có những dấu hiệu phục hồi và cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, rủi ro chậm trả vẫn hiện hữu, đặc biệt ở nhóm ngành bất động sản và năng lượng.

Những tín hiệu tích cực

Theo Vietnam Investors Service (VIS), những cải thiện tích cực của thị trường trái phiếu doanh nghiệp thể hiện ở đầu tiên là phát hành trái phiếu tăng trưởng ổn định.

Tính đến tháng 10.2024, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 366 nghìn tỷ đồng, vượt tổng mức phát hành cả năm 2023. Trong tháng 10, giá trị phát hành mới là 28,1 nghìn tỷ đồng, tuy giảm so với tháng 9.2024 (56,2 nghìn tỷ đồng) nhưng vẫn nằm trong xu hướng tăng trưởng tổng thể.

anh-minh-hoa-tttp.jpg
Ảnh minh hoạ

Đặc biệt, 20% các trái phiếu phát hành bởi nhóm ngân hàng trong tháng 10 thuộc loại trái phiếu vốn cấp 2 với kỳ hạn dài (7-15 năm) và lãi suất hấp dẫn từ 6,5 - 7,9%. Những phát hành này không chỉ củng cố vốn tự có của các ngân hàng mà còn tạo điểm nhấn cho tính ổn định của thị trường.

Thứ hai, tín nhiệm của tổ chức phát hành có sự cải thiện. Tháng 10.2024 ghi nhận chỉ 11% tổ chức phát hành có hồ sơ tín nhiệm ở mức “Dưới trung bình” hoặc yếu hơn, cải thiện đáng kể so với mức 24% trong tháng 9. Phần lớn tổ chức phát hành yếu thuộc nhóm bất động sản nhà ở và xây dựng, nhưng nhóm này đang từng bước cải thiện tình hình tài chính.

Một số tổ chức phát hành đã thực hiện thành công tái cấu trúc nợ hoặc thanh toán dư nợ gốc, tăng tỷ lệ thu hồi lên 21,5%, cao hơn 0,1% so với tháng trước. Điều này thể hiện nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành bất động sản và năng lượng.

Thứ ba, thanh khoản thị trường thứ cấp đạt mức cao nhất. Tỷ lệ vòng quay (liquidity ratio) của thị trường thứ cấp trong tháng 10.2024 đạt 10%, mức cao nhất kể từ tháng 7.2023. Khoảng 75% giá trị giao dịch tập trung vào trái phiếu của nhóm ngân hàng và bất động sản, với kỳ hạn giao dịch phổ biến từ 1-3 năm.

Ngoài ra, lợi suất trung bình của trái phiếu ngân hàng thuộc nhóm tín nhiệm “Trên trung bình” được duy trì ổn định qua các tháng, tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.

Thứ tư, phát hành ra công chúng và tái cấu trúc nợ hiệu quả. Trong năm 2024, 11,5% tổng giá trị phát hành mới đến từ các đợt phát hành ra công chúng, tăng đáng kể so với những năm trước. Sự gia tăng này cho thấy sự minh bạch và chuyên nghiệp của các tổ chức phát hành, đồng thời mở rộng cơ hội tiếp cận cho nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.

Tháng 10.2024, các tổ chức phát hành đã hoàn trả tổng cộng 269 tỷ đồng dư nợ gốc, trong đó 50% đến từ một doanh nghiệp năng lượng. Những nỗ lực tái cấu trúc nợ, bao gồm hoán đổi tài sản hoặc trả nợ gốc, đã giúp cải thiện niềm tin với trái chủ và ổn định thị trường.

Thách thức cho nhà đầu tư

Theo VIS, dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, tuy nhiên rủi ro chậm trả vẫn hiện hữu.

Tỷ lệ chậm trả lũy kế của toàn thị trường duy trì ở mức 14,9% vào cuối tháng 10.2024, không đổi so với tháng trước. Trong 42 trái phiếu đáo hạn tháng 11.2024, có tới 14 trái phiếu bị đánh giá có nguy cơ chậm trả nợ gốc.

Nhóm bất động sản nhà ở chiếm 60% tổng giá trị trái phiếu chậm trả, với một số trường hợp đã từng vi phạm lãi suất hoặc nợ gốc trước đây. Điều này phản ánh khó khăn trong việc huy động vốn và quản lý dòng tiền của các doanh nghiệp trong ngành.

Về những rủi ro cần lưu ý, VIS cho rằng trước hết là hồ sơ tín nhiệm của tổ chức phát hành. Dù tỷ lệ tổ chức phát hành có hồ sơ tín nhiệm yếu giảm từ 24% (tháng 9/2024) xuống 11% (tháng 10.2024), nhóm bất động sản nhà ở và xây dựng vẫn chiếm 56% số lượng tổ chức phát hành yếu. Đây là những doanh nghiệp mới thành lập hoặc không có hoạt động kinh doanh cốt lõi, khiến khả năng trả nợ thấp.

Tiếp đến là rủi ro đáo hạn khi gần 109 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong năm 2024 thuộc nhóm bất động sản nhà ở, với khoảng 30 nghìn tỷ đồng có nguy cơ chậm trả.

Về xử lý nợ chậm trả, tháng 10.2024 ghi nhận 13 tổ chức phát hành đã hoàn trả tổng cộng 269 tỷ đồng tiền gốc chậm trả. Tuy nhiên, tỷ lệ thu hồi nợ vẫn tăng chậm (0,1%), cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn đối mặt khó khăn tài chính.

Trong bối cảnh đó, VIS khuyến nghị nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội từ nhóm trái phiếu ngân hàng với lãi suất ổn định và chất lượng tín dụng tốt, trái phiếu ngân hàng là lựa chọn an toàn trong bối cảnh thị trường nhiều biến động.

Ngược lại, cần thận trọng với trái phiếu bất động sản. Nhà đầu tư cần đánh giá kỹ về hồ sơ tín nhiệm và khả năng thanh toán của tổ chức phát hành, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ hoặc không có tài sản bảo đảm.

Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa danh mục đầu tư; tập trung vào các trái phiếu có kỳ hạn ngắn và trung hạn, thuộc nhóm ngành ngân hàng hoặc cơ sở hạ tầng, để giảm thiểu rủi ro thanh khoản.

Tài chính

Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đưa thêm 14 điểm giao dịch đi vào hoạt động trên toàn quốc trong năm 2024
Tài chính

Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đưa thêm 14 điểm giao dịch đi vào hoạt động trên toàn quốc trong năm 2024

Năm 2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững. Cùng đó, Ngân hàng cũng hoàn tất mục tiêu khai trương mở mới 14 điểm giao dịch nâng tổng số lên 132 trên điểm giao dịch trên toàn quốc, khẳng định sự hiện diện mạnh mẽ của Ngân hàng trên thị trường.

Ảnh minh họa
Tài chính

Mở rộng kênh dẫn vốn vào Việt Nam

Với việc quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bao gồm nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, Luật Chứng khoán (sửa đổi) được đánh giá sẽ thu hút các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán, qua đó mở rộng kênh dẫn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam - tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế
Kinh tế

Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam - tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế

Việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam là chủ trương, quyết sách chính trị có vai trò, ý nghĩa quan trọng, tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu tăng tốc, bứt phá, củng cố các yếu tố nền tảng, làm tiền đề để nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc. 

Eurowindow tăng hạng trong TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Tài chính

Eurowindow tăng hạng trong TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2024, Eurowindow vừa được ghi nhận tăng ngoạn mục 72 bậc so với năm 2023 nhờ sở hữu nền tảng vững mạnh về con người, không ngừng đổi mới công nghệ cùng chiến lược kinh doanh linh hoạt, uy tín, trách nhiệm trong từng sản phẩm - dịch vụ tạo nên sự tăng trưởng về doanh số, doanh thu. Được biết, đây là năm thứ 15 doanh nghiệp góp mặt trong bảng xếp hạng uy tín này, đồng thời giữ vị trí dẫn đầu trong ngành cửa và vách nhôm kính lớn.

Chỉ số Niềm tin Kinh doanh tăng mạnh
Kinh tế

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Theo khảo sát Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) vừa công bố, Chỉ số niềm tin kinh doanh tại Việt Nam đạt mức cao nhất trong hơn hai năm qua. Điều này cho thấy sự lạc quan của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu đối với triển vọng kinh tế Việt Nam, đồng thời minh chứng cho khả năng phục hồi đáng kinh ngạc của nước ta trước những biến động toàn cầu.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh chuyển đổi số

Trong bối cảnh nhiệm vụ chính trị, chuyên môn năm 2025 đặt ra hết sức nặng nề, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã xác định mục tiêu và phương châm hành động của năm là: “Tập trung nguồn lực, trí tuệ hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trọng tâm và các đề án, chính sách; đẩy mạnh chuyển đổi số các hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng giao dịch”.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhiều địa phương xây dựng kịch bản tăng trưởng hai con số

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương sáng ngày 8.1, lãnh đạo nhiều địa phương cho biết đã xây dựng kịch bản và quyết tâm tăng trưởng hai con số trong năm 2025, qua đó, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cả nước.