Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước - nhìn từ thực tiễn Vietnam Airlines

Đó là nội dung của cuộc hội thảo tới đây (ngày 10.11), do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương phối hợp tổ chức tại Hà Nội với chủ đề: “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - từ thực tiễn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines”.

Cấp thiết củng cố “sức khỏe” cho doanh nghiệp nhà nước

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là nền tảng phát triển của các ngành và thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Qua các kỳ Đại hội Đảng, vai trò của kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước luôn được khẳng định.

Thực tiễn gần 40 năm Đổi Mới cho thấy, bên cạnh sứ mệnh giữ định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế thị trường, kinh tế nhà nước đã phát huy vai trò trong phát triển các lĩnh vực đặc biệt của nền kinh tế, góp phần quan trọng bảo vệ an ninh quốc phòng, làm đối trọng trong cạnh tranh quốc tế, gánh vác nhiều chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội,... Doanh nghiệp nhà nước, với tư cách bộ phận nòng cốt của kinh tế nhà nước, luôn giữ vị trí trọng yếu trong nền kinh tế.

Hàng không là ngành đặc biệt quan trọng, là huyết mạch của quốc gia. Không chỉ trong phát triển kinh tế, hàng không còn giữ vai trò quan trọng đối với các vấn đề an ninh, quân sự và chủ quyền quốc gia. Tại Việt Nam, khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của hàng không trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế càng được khẳng định rõ.

Để trở thành một trung tâm mới về kinh tế, du lịch tầm cỡ trong châu Á và trên thế giới, Việt Nam rất cần đầu tư có trọng điểm để có 1 doanh nghiệp hàng không đủ mạnh, với quy mô mạng bay, đội tàu bay đủ lớn để có đủ năng lực cạnh tranh với các trung tâm khác trong khu vực, thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm của khu vực. Là doanh nghiệp nhà nước, cùng với thương hiệu Hãng hàng không quốc gia, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam chính là doanh nghiệp phù hợp để triển khai chiến lược quốc gia về phát triển Việt Nam thành trung tâm của khu vực.

Trong tiến trình phát triển đất nước hội nhập và mở cửa những năm qua, ngành hàng không Việt Nam không ngừng phát triển, đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, hậu quả nặng nề của đại dịch Covid - 19 cùng với khó khăn chung của nền kinh tế khiến cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam không thể tự thân khắc phục các khó khăn, thách thức hiện nay. Vốn chủ sở hữu Công ty mẹ tiếp tục âm, lỗ lũy kế vẫn ở mức cao, tình trạng tài chính của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam vẫn đang mất cân đối, các khoản nợ đến hạn và quá hạn vẫn rất lớn. Do đó, cần tiếp tục có các giải pháp tháo gỡ khó khăn và đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam để vượt qua khủng hoảng, sớm phục hồi và phát triển bền vững.

Để nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, việc củng cố sức khỏe tài chính và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhà nước nói chung, của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nói riêng, là hết sức cần thiết. Quá trình này cần có sự đồng hành của các cấp chính quyền cũng như nỗ lực của bản thân ngành hàng không.

Với tinh thần đó, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương phối hợp tổ chức hội thảo: Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - từ thực tiễnTổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines”.

Giải quyết điểm nghẽn, đưa ngành hàng không phát triển bền vững

Ban Tổ chức nhận hội thảo được gần 30 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà lãnh đạo, quản lý ở các lĩnh vực khác nhau, tập trung vào 3 nhóm vấn đề chính.

Thứ nhất, làm rõ và khẳng định vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nói chung, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nói riêng, làm rõ thành tựu, hạn chế và những điểm nghẽn đặt ra. Thứ ba, đề xuất, kiến nghị, giải pháp cho đổi mới doanh nghiệp nhà nước nói chung, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nói riêng.

Để đạt mục tiêu trở thành Hãng hàng không tiên tiến, thuộc nhóm hãng hàng không đứng đầu khu vực ASEAN và Vietnam Airlines thành thương hiệu có uy tín của Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế, các ý kiến thảo luận tại Hội thảo tập trung làm rõ một số nhóm giải pháp trọng tâm sau:

Một là, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của ngành hàng không Việt Nam nói chung, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nói riêng. Tiếp tục hỗ trợ ngành hàng không phát triển bền vững thông qua thực hiện cơ cấu lại, cải thiện khả năng thanh toán và xử lý nợ. Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ các hãng mua thêm máy bay, phát triển đội tàu bay, mở rộng đường bay đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới.

Hai là, giải quyết những điểm nghẽn, cản trở phát triển đối với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Hỗ trợ mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, đánh giá toàn diện cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong ngành và tác động của nó tới sự phát triển của ngành cũng như của nền kinh tế quốc dân, từ đó xác định những trọng tâm cần hoàn thiện trong giai đoạn tới.

Ba là, nghiên cứu cơ chế giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn thực hiện những dự án đầu tư quy mô lớn, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Giai đoạn 2024 - 2025, một trong những dự án trọng điểm quan trọng quốc gia cần có sự hiện diện của doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực hàng không là dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành. Là doanh nghiệp có kinh nghiệm và thế mạnh trong lĩnh vực chuyên ngành hàng không, việc giao cho các doanh nghiệp nhà nước như Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tham gia dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành sẽ phát huy hiệu quả của dự án, tạo thuận lợi cho việc giao thương, xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.

Tài chính

LPBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực trước ngày 1.1.2025
Tài chính

LPBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực trước ngày 1.1.2025

Căn cứ quy định về Luật Căn Cước 26/2023/QH15, Thông tư 17 về việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán cùng Thông tư 18/2024/TT-NHNN về hoạt động thẻ, từ ngày 1.1.2025, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) sẽ tạm dừng giao dịch tại quầy, ATM/CDM, giao dịch trực tuyến, mở tài khoản, rút/nộp tiền trên tài khoản thanh toán và thẻ đối với những khách hàng chưa đăng ký dữ liệu sinh trắc học hoặc có giấy tờ tùy thân hết hạn, không còn hiệu lực.

Tiền gửi của dân cư tăng mạnh, quyền lợi của người gửi tiền luôn được ưu tiên bảo đảm
Tài chính

Tiền gửi của dân cư tăng mạnh, quyền lợi của người gửi tiền luôn được ưu tiên bảo đảm

Số liệu thống kê vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố cho thấy, tổng tài sản có toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đạt hơn 21 triệu tỷ đồng, vốn điều lệ đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, tổng tiền gửi của dân cư đạt hơn 6,83 triệu tỷ đồng, tăng kỷ lục từ trước tới nay...

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance
Tài chính

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

Ảnh minh họa
Tài chính

Vừa đôn đốc, vừa siết kỷ luật để tăng tốc giải ngân đầu tư công

Sốt ruột vì giải ngân đầu tư công đạt thấp, tại phiên thảo luận tổ về kinh tế - xã hôi, nhiều ĐBQH đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp hữu hiệu. Vấn đề này khả năng tiếp tục là "tâm điểm" trong phiên thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội. Là cơ quan kiểm soát chi, Kho bạc Nhà nước (KBNN) sẽ thành lập các đoàn công tác đôn đốc, động viên cán bộ nâng cao tinh thần trách nhiệm để góp phần hoàn thành mục tiêu giải ngân 95%.

Phát triển thị trường tài chính xanh ở Việt Nam
Tài chính

Tạo động lực phát triển tài chính xanh

Tại Hội thảo khoa học "Phát triển thị trường tài chính xanh ở Việt Nam: những rào cản, vấn đề cấp bách và giải pháp đột phá" do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức vừa qua, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần sớm có các giải pháp đột phá trong phát triển thị trường tài chính xanh để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh.

Bám sát định hướng phát triển bền vững, SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024
Tài chính

Bám sát định hướng phát triển bền vững, SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế lũy kế của SHB đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm 2024. Bên cạnh phát triển hoạt động kinh doanh, Ngân hàng tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, ủng hộ người nghèo, xóa nhà tạm theo chủ trương của Chính phủ, thực hiện tốt trách nhiệm cộng đồng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Toàn cảnh hội nghị Sibos 2024. Ảnh : Agribank
Tài chính

Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 tại Trung Quốc

Từ ngày 21-24.10, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đoàn công tác của Agribank do Phó Tổng giám đốc Đoàn Ngọc Lưu làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Sibos (SWIFT International Banking Operations Seminar) do Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức.

Các đại biểu thảo luận về giải pháp tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh: Đào Cảnh
Kinh tế

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 28.10. Thời báo Tài chính Việt Nam phối hợp với Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) tổ chức Tọa đàm về “Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công”. Tại đây, đại diện các cơ quan quản lý, các chuyên gia, các bộ ngành, địa phương đã trao đổi, thảo luận về các giải pháp để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công; chia sẻ những kinh nghiệm quý, bài học hay trong giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Agribank tham gia đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước dự Hội nghị thường niên IMF/WB năm 2024
Tài chính

Agribank tham gia đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước dự Hội nghị thường niên IMF/WB năm 2024

Vừa qua, Đoàn công tác của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) do ông Phạm Toàn Vượng, Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn đã tháp tùng đoàn đại biểu Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dẫn đầu tham dự Hội nghị thường niên 2024 do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Nhóm Ngân hàng thế giới (WBG) đồng tổ chức diễn ra tại Washington DC, Hoa Kỳ.