Chủ chuỗi Tokyolife vừa bị truy thu thuế: Mở hàng trăm cửa hàng, doanh thu năm hơn 1.300 tỷ đồng nhưng chỉ lãi “siêu mỏng”

Dữ liệu doanh nghiệp thể hiện, chuỗi Tokyolife được điều hành bởi Công ty cổ phần Intellife (Intellife). Intellife được thành lập tháng 1.2018 với lĩnh vực kinh doanh chính là may trang phục.

Trên thị trường hàng tiêu dùng, TokyoLife được biết đến là chuỗi siêu thị cửa hàng cung cấp các sản phẩm đa dạng bao gồm: Đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm, phụ kiện chính hãng Nhật Bản, thời trang và phụ kiện thông minh...
Dù chỉ đi vào hoạt động thời gian ngắn nhưng các cơ sở của Tokyolife đã phủ đến nhiều địa phương tại Việt Nam. Cho đến hiện tại số cửa hàng Tokyolife đã tới gần 200. Chuỗi siêu thị này đặt tham vọng tới năm 2025 trở thành công ty sản xuất và bán lẻ phục vụ 10 triệu khách hàng Việt Nam.

9-15402231-6929-1491.jpg
Tokyolife mở hàng trăm cửa hàng tại nhiều địa phương (Ảnh: Tokyolife)


Tokyolife từng gây chú tới cộng đồng khi là chuỗi cửa hàng đưa ra ý tưởng về xây dựng mô hình việc làm bền vững cho người khuyết tật với tên gọi “thiên thần”.

4-15400576-6139-6182.jpg
Tokyolife đưa ra ý tưởng về xây dựng mô hình việc làm bền vững cho người khuyết tật với tên gọi “thiên thần”. (Ảnh: Tokyolife)

Dữ liệu doanh nghiệp thể hiện, chuỗi Tokyolife được điều hành bởi Công ty cổ phần Intellife (Intellife). Intellife được thành lập tháng 1.2018 với lĩnh vực kinh doanh chính là may trang phục.
Ban đầu, doanh nghiệp này có vốn điều lệ đăng ký là 4,8 tỷ đồng, thành viên góp vốn là ông Nguyễn Thanh Sơn góp 50,9%, Trần Trung Hiếu góp 0,1%, bà Vũ Ánh Hồng góp 49%.
Sau nhiều lần điều chỉnh tăng vốn, đến tháng 10.2021, Intellife tăng vốn điều lệ lên đạt mức 95 tỷ đồng. Đại diện pháp luật lúc này là ông Nguyễn Văn Tiến (Sinh năm 1989).
Về tình hình kinh doanh, dữ liệu tài chính cho thấy, kể từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, doanh thu của Intellife liên tục có bước tăng trường mạnh mẽ.
Đơn cử như năm 2018, năm đầu tiên chính thức vận hành, doanh nghiệp thu về hơn 107 tỷ đồng.

Chỉ một năm sau đó, doanh thu đã tăng vọt gần 400% lên mức hơn 532 tỷ đồng. Đến năm 2020, doanh thu tiếp tục cán mốc gần 700 tỷ đồng. Trong 2 năm 2021 và 2022 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, doanh thu của Intellife duy trì ở mức trên 800 tỷ đồng. Cho đến năm 2023 vừa qua, doanh thu tăng mạnh lên mức hơn 1.300 tỷ đồng.

intellife-2788-6528-2149-415.png

Mặc dù doanh thu có những bước tăng trưởng và liên tiếp phá đỉnh nhưng lợi nhuận của chủ chuỗi Tokyolife lại hoàn toàn đối lập khi các chỉ số cho thấy một bức tranh tài chính với màu sắc khá “ảm đạm”.
Cụ thể, trong năm đầu hoạt động, Intelllife báo lỗ 530 triệu, điều này cũng dễ hiểu với doanh nghiệp vừa bước vào thị trường. Chỉ sau đó một năm, Intellife đã thoát khỏi thua lỗ và bắt đầu báo lãi ở mức hơn 130 triệu đồng.
Giai đoạn tiếp theo từ 2020-2022, dù doanh thu đã tăng lên mốc hơn 850 tỷ đồng nhưng lợi nhuận của Intellife không có nhiều đột phá khi chỉ nhích từ hơn 380 triệu đồng lên hơn 1,4 tỷ đồng. Phải đến năm 2023, khi doanh thu vượt mốc nghìn tỷ đồng, Intellife mới báo lãi hơn 14 tỷ đồng.

Tuy nhiên, khoản lợi nhuận này vẫn chỉ chiếm khoảng 1% của doanh thu. Việc lợi nhuận luôn cách biệt “1 trời 1 vực” với doanh thu khiến ROS của Intellife chỉ dao động ở mức 0,02% - 1%.

Về tình hình tài chính, tính tới cuối năm 2023, tổng tài sản của Intellife đạt hơn 1.000 tỷ đồng, chủ yếu là tài sản ngắn hạn. Đối ứng bên phần nguồn vốn, nợ phải trả của công ty này ghi nhận tới 929 tỷ đồng, so với vốn chủ sở hữu chỉ hơn 100 tỷ. Trong cấu trúc nguồn vốn, khoản mục phải trả khác cao đột biến, ở mức hơn 670 tỷ đồng tính tới cuối năm 2023.

Vừa qua, ngày 16.10.2024, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã ban hành Kết luận thanh tra thuế đối với Công ty cổ phần Intellife.
Theo kết luận, về thuế GTGT, Công ty Intellife khuyến mại hàng hoá dịch vụ (HHDV) chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về thương mại, hạch toán thuế GTGT của hàng lỗi hỏng không đủ hồ sơ, hạch toán chi phí bán hàng không phục vụ sản xuất kinh doanh; chưa phân bổ thuế GTGT đầu vào đối với HHDV không chịu thuế.
Theo đó, Công ty Intellife đã vi phạm khoản 1, Điều 15; khoản 5 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Về thuế TNDN, Công ty Intellife kê khai chi phí lãi vượt mức khống chế theo quy định về giao dịch liên kết, hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp không đúng quy định, không phục vụ sản xuất kinh doanh.
Theo đó, Công ty Intellife vi phạm điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC và Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
Thêm nữa, Công ty Intellife chưa kê khai phụ lục giao dịch liên kết theo quy định với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại tờ khai Quyết toán thuế TNDN năm 2022-2023.
Sau thanh tra, đoàn thanh tra xác định truy thu thuế tổng số tiền 5,5 tỷ đồng, trong đó thuế TNDN năm 2022 là 1 tỷ đồng, năm 2023 là 4,5 tỷ đồng.
Cùng với đó, Công ty Intellife bị phạt do hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp là 1,1 tỷ đồng; phạt do chưa kê khai giao dịch liên kết theo mẫu quy định số tiền 24 triệu đồng; phạt do khai sai tờ khai thuế GTGT 16 tờ khai số tiền 113,7 triệu đồng.
Tính đến 11.10.2024, tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 59 Luật quản lý thuế năm 2019 và Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP do chậm nộp tiền thuế là 431 triệu đồng.
Kết luận, Cục Thuế thành phố Hà Nội yêu cầu Intellife nộp tiền truy thu, tiền phạt, tiền chậm nộp với tổng số tiền 7,1 tỷ đồng.

Tài chính

Hải quan thu ngân sách quý I đạt 19,5% dự toán
Tài chính

Hải quan thu ngân sách quý I đạt 19,5% dự toán

Với việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, trong quý I.2025, toàn ngành hải quan đã thu đạt 80.205 tỷ đồng, bằng 19,5% dự toán được giao, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2024.

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông
Tài chính

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông

Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) cho phép, song đến nay chưa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP, đại diện Tập đoàn Đèo Cả nói tại Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28.3.

Toàn cảnh Hội nghị
Tài chính

Nhà đầu tư chứng khoán cá nhân nên tham gia quỹ chuyên nghiệp

Tại Hội nghị "Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam" ngày 28.3, các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi nhận thức và hành vi của nhà đầu tư cá nhân, khuyến khích họ tham gia các quỹ đầu tư chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro, vừa tận dụng được chuyên môn của các nhà quản lý quỹ, vừa mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn so với giao dịch ngắn hạn theo cảm tính.

VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố quy mô 45.000 tỷ
Tài chính

VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố quy mô 45.000 tỷ

Sau thành công của Gói vay căn hộ, nhà phố năm 2024 với đặc tính “Vay nhanh, trả dễ”, góp phần giúp hơn 15.000 gia đình Việt sở hữu căn nhà mơ ước, VIB đã chính thức ra mắt gói Vay mua căn hộ, nhà phố năm 2025 quy mô 45.000 tỷ đồng, cùng với nhiều tính năng ưu việt và lợi ích cao dành cho khách hàng.

Bac A Bank hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đường dài với lãi vay ưu đãi chỉ từ 5,5%
Tài chính

Bac A Bank hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đường dài với lãi vay ưu đãi chỉ từ 5,5%

Nhằm hỗ trợ Khách hàng doanh nghiệp tiếp cận nhanh nguồn tài chính ưu đãi - đáp ứng toàn diện nhu cầu mở rộng đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức triển khai chương trình ưu đãi “Vay vốn dễ dàng - Vững vàng chạm đích” áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn.

AMH
Tài chính

Kho bạc Nhà nước hoạt động theo mô hình mới

Từ ngày 15.3.2025, hệ thống Kho bạc Nhà nước đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức bộ máy mới thống nhất. Đây là dấu mốc quan trọng với hệ thống Kho bạc Nhà nước, bước sang giai đoạn phát triển mới tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Doanh nghiệp liên tiếp mua bản quyền chương trình của Trung Quốc đưa về Việt Nam lãi lớn nhờ doanh thu tài chính
Tài chính

Doanh nghiệp liên tiếp mua bản quyền chương trình của Trung Quốc đưa về Việt Nam lãi lớn nhờ doanh thu tài chính

Nhìn vào dữ liệu tài chính cho thấy, việc đưa các chương trình bản quyền từ Trung Quốc về Việt Nam đang là "gà đẻ trứng vàng" của Yeah 1 Group. Ngay sau "anh trai" và "chị đẹp", mới đây Yeah 1 Group cho biết trong năm 2025 sẽ tiếp tục phát triển hai dự án trọng điểm là Show It All và HAHA Farmer đều được mua bản quyền từ Trung Quốc.

Ảnh
Tài chính

Việt Nam có thể tăng trưởng 8% trong năm nay

Theo Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Andrea Coppola, Việt Nam “hoàn toàn có thể đạt” mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay, với các điều kiện đi kèm, như: phải có chính sách tài khóa hiệu quả hơn nữa, tăng giải ngân vốn đầu tư công cả về mức đầu tư cũng như chất lượng; thúc đẩy đầu tư tư nhân; theo dõi sát sao lạm phát để có điều chỉnh kịp thời…

Công ty Thanh Tuyền liên tiếp "trúng thầu sát giá" trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Tài chính

Công ty Thanh Tuyền liên tiếp "trúng thầu sát giá" trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH MTV Thanh Tuyền đã trở thành doanh nghiệp "quen mặt", liên tiếp trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Theo dữ liệu đấu thầu, doanh nghiệp này đã trúng khoảng hơn 60 gói thầu với tổng giá trị lên tới hơn 2.000 tỷ đồng, bao gồm cả liên danh và độc lập.

Việt Nam cần sớm phát triển thị trường vốn
Tài chính

Bài toán lớn nhất là nguồn vốn phục vụ tăng trưởng

Trước yêu cầu phải đầu tư phát triển hạ tầng cao tốc, điện hạt nhân, năng lượng tái tạo... nếu không sớm phát triển thị trường vốn, mục tiêu tăng trưởng cao năm nay và giai đoạn tới sẽ rất thách thức. Theo các chuyên gia, các kênh thị trường trái phiếu, thị trường nợ… hiệu quả sẽ giúp khai thông, huy động được nguồn vốn trong dân, gồm 15 triệu tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm và hàng trăm tỷ USD của ngành bảo hiểm.