Đừng để ngành hàng lúa, gạo tiếp tục mất cơ hội chỉ vì không vay được vốn

Ngành hàng lúa, gạo Việt Nam có yếu tố thiên nhiên ưu đãi hơn các quốc gia khác. Đầu tư ngành hàng lúa, gạo phát triển bền vững là để luôn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cũng chính là góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Do đó, đừng để ngành hàng lúa, gạo của ĐBSCL tiếp tục mất cơ hội chỉ vì không vay được vốn để đầu tư phát triển.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đã nhấn mạnh điều này tại hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 18.11.

Cánh đồng liên kết bị “teo nhỏ” dần!

Theo ông Bình, nếu ngân hàng, các tổ chức tài chính cho doanh nghiệp lúa, gạo vay 2 tỷ USD vốn dài hạn và 2 tỷ USD vốn ngắn hạn - số tiền rất khiêm tốn so với 12 triệu tỷ đồng, tức là khoảng 500 tỷ USD, tiền nhàn rỗi đang gửi tại ngân hàng - để thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp thì mỗi năm chuỗi lúa, gạo sẽ thu về 10 tỷ USD, chưa tính tiền từ bán tín chỉ carbon.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn triển khai từ năm 2011. Thấy đúng hướng nên Thủ tướng đã “luật hóa” thành Quyết định 62/2013 và sau đó là Nghị định 98/2018 để có cơ sở pháp lý cao hơn và có cơ chế, chính sách nhiều hơn để nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tham gia xây dựng thực hiện.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, ở ngành hàng lúa, gạo chỉ còn lại 2 doanh nghiệp còn duy trì cánh đồng liên kết khá hoàn chỉnh là Công ty Trung An ở Cần Thơ và Tập đoàn Lộc Trời ở An Giang; trong khi ban đầu có rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tham gia. Do không tiếp cận được vốn vay để đáp ứng thanh toán cho các khâu trong chuỗi liên kết nên các cánh đồng liên kết bị “teo nhỏ” dần!

dbnd_br_ht22.jpg
Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Nhận ra được nút thắt cơ bản này, Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao được Thủ tướng phê duyệt ngày 27.11.2023 với mục tiêu cơ bản nhất là để ngành hàng lúa, gạo phát triển bền vững, giảm phát thải thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành ngân hàng, chính quyền các địa phương vùng ĐBSCL cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân đã vào cuộc rất quyết liệt, nhất là những người đứng đầu. Chúng tôi rất phấn khởi, háo hức, kỳ vọng vào các giải pháp mới để Đề án 1 triệu ha năm 2023 không lặp lại Cánh đồng mẫu lớn năm 2010.

Để thực hiện dự án trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, doanh nghiệp cần vốn vay dài hạn (7 - 10 năm) để xây dựng và lắp đặt máy sấy lúa, lắp silo chứa lúa, xây dựng và lắp đặt (bổ sung) các hạng mục cơ giới hóa đồng bộ cung cấp dịch vụ nông nghiệp cho vùng liên kết, xay xát, chế biến, chế biến sâu, đóng gói các sản phẩm trong chuỗi lúa, gạo. Cùng với đó là vốn vay ngắn hạn để thanh toán tiền lúa tươi cho nông dân khi thu hoạch.

Sớm có giải pháp căn cơ

Cũng theo ông Bình, trong chuỗi lúa, gạo vốn để đầu tư dài hạn nêu trên, bắt buộc doanh nghiệp phải đầu tư, không đầu tư không hoạt sản xuất kinh doanh xuất khẩu gạo được. Khi không vay được vốn dài hạn mà các doanh nghiệp vẫn hoạt động được, đó là các doanh nghiệp phải “giật gấu vá vai” lấy vốn ngắn hạn chuyển qua đầu tư dài hạn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hầu hết các doanh nghiệp trong ngành gạo không tham gia chuỗi liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ. Còn 1, 2 doanh nghiệp vẫn thực hiện liên kết là thấy liên kết đúng, đem lại hiệu quả cao cho cả nông dân và doanh nghiệp và cộng đồng xã hội và hy vọng “cơ quan quản lý” sẽ sớm có giải pháp căn cơ… nên các doanh nghiệp đó có đến đâu thì làm đến đó với quy mô hạn hẹp, cầm chừng chờ đợi.

dbnd_bl_ht26.jpg
Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Về vốn ngắn hạn, các ngân hàng cũng đã cho doanh nghiệp vay để thực hiện các hợp đồng mua bán và xuất khẩu gạo từ nhiều năm nay, nhưng ở dạng cho vay “phần ngọn”, chưa đầy đủ như chuỗi liên kết lúa, gạo yêu cầu phải đủ. Đây cũng chính là nguyên nhân lúa, gạo Việt Nam đứng nhất nhì thế giới nhưng giá trị luôn thấp, sản xuất và tiêu thụ luôn bấp bênh, doanh nghiệp cạnh tranh nhau “bóp bụng” hạ giá gạo xuống thấp để bán lấy tiền đáo hạn ngân hàng khi đến hạn.

Cụ thể, nếu cho vay đủ để đầu tư thực hiện 1 triệu ha lúa chất lượng cao thì cần 14.900 tỷ đồng vốn vay dài hạn để xây dựng và lắp đặt máy sấy lúa tươi; 18.200 tỷ đồng vốn vay trung và dài hạn để xây dựng và lắp đặt silo chứa lúa khô; 15.000 tỷ đồng để xây dựng và lắp đặt (bổ sung) các hạng mục: cơ giới hóa đồng bộ, xay xát, chế biến, chế biến sâu, đóng gói các sản phẩm của chuỗi lúa, gạo.

dbnd_br_ht09.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Cộng 3 khoản trung và dài hạn trên là 48.100 tỷ đồng. Số tiền ngân hàng cho vay rải ra theo tiến độ thực hiện dự án trong 7 năm chứ không phải giải ngân cho vay cùng 1 lúc. Như vậy, trung bình mỗi năm ngân hàng chỉ giải ngân khoảng 6.870 tỷ đồng.

Đối với vốn vay ngắn hạn để thanh toán tiền lúa tươi cho nông dân khi thu hoạch cần 49.000 tỷ đồng. Số này các ngân hàng cũng đã cho các doanh nghiệp vay một phần để kinh doanh xuất khẩu gạo từ nhiều năm nay rồi, nhưng đó mới chỉ là cho vay phần ngọn. Nay ngân hàng cơ cấu lại cho vay thêm đủ theo chuỗi liên kết yêu cầu như dự án của doanh nghiệp, hợp tác xã lập, để doanh nghiệp thu mua toàn bộ lúa nông dân sản xuất ra, các doanh nghiệp chủ động bán gạo khi xuất khẩu.

Như vậy sẽ chấm dứt cảnh khi vào vụ thu hoạch nông dân bị cò, thương lái ép giá, nông dân bán lúa giá thấp; và các doanh nghiệp do thiếu vốn phải tranh nhau hạ giá gạo xuống bán, để có tiền đáo hạn ngân hàng.

dbnd_bl_ht04.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Tính toán từ số liệu xuất phát từ sự đầu tư thực tế của công ty cũng như một số doanh nghiệp khác từ mấy chục năm nay đã và đang đầu tư cho thấy, nếu ngân hàng, các tổ chức tài chính cho doanh nghiệp ngành hàng lúa, gạo vay 2 tỷ USD vốn dài hạn (7 - 10 năm) và 2 tỷ USD vốn ngắn hạn (dưới 12 tháng) tổng cộng là 4 tỷ USD (số tiền rất khiêm tốn so với lượng tiền nhàn rỗi của cộng đồng gửi tại ngân hàng 12 triệu tỷ đồng, tương ứng khoảng 500 tỷ USD), để thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp, mỗi năm chuỗi lúa, gạo sẽ thu về 10 tỷ USD, chưa tính tiền thu được từ bán tín chỉ carbon. Doanh nghiệp, nông dân và cộng đồng xã hội đều phát triển; tạo đà kéo theo thêm 2 triệu ha đất lúa nữa của ngành hàng lúa, gạo Việt Nam cùng phát triển bền vững, chủ động từ sản xuất đến tiêu thụ với giá trị cao.

Nếu cứ để ngành hàng lúa, gạo Việt Nam sản xuất, kinh doanh như hiện tại thì mỗi năm, Việt Nam tự đánh mất khoảng 5 tỷ USD.

Đừng để ngành hàng lúa, gạo của ĐBSCL tiếp tục mất cơ hội chỉ vì không vay được vốn để đầu tư phát triển trong khi ngân hàng thì thừa tiền. Với tình hình biến đổi khí hậu cực đoan đang diễn ra phức tạp, gạo sẽ là mặt hàng khan hiếm ngày càng trầm trọng trên toàn cầu do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu cực đoan mà khả năng phục hồi của nhiều quốc gia là không thể. Ngành hàng lúa, gạo Việt Nam có yếu tố thiên nhiên ưu đãi hơn các quốc gia khác. Đầu tư ngành hàng lúa, gạo phát triển bền vững là để luôn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cũng chính là góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Kinh tế

Mở ra hướng hợp tác sâu, rộng với đối tác kinh doanh tầm cỡ
Kinh tế

Mở ra hướng hợp tác sâu, rộng với đối tác kinh doanh tầm cỡ

Trong khuôn khổ sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil. Sáng 17.11 (giờ địa phương) đã diễn ra Chương trình Thủ tướng Chính phủ tiếp đối tác lớn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tại thị trường Brazil là Tập đoàn Oceanside One Trading LLC.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thị trường

"Vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không thiếu"

Đây là khẳng định Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.11 tại Cần Thơ.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tiếp tục mở rộng thị trường tại Brazil
Kinh tế

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tiếp tục mở rộng thị trường tại Brazil

Chiều 17.11 theo giờ địa phương (rạng sáng 18.11 theo giờ Việt Nam), tại Rio de Janeiro, Brazil đã diễn ra Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil. Tại diễn đàn đại diện Tập đoàn Hóa chất Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác với các đối tác Brazil để phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường.

Phó trưởng ban chính sách tín dụng Agribank Lê Văn Tuấn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Agribank ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Phó Trưởng ban Chính sách tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Văn Tuấn khẳng định, là ngân hàng thương mại hàng đầu trong chủ lực đầu tư phát triển “Tam nông”, Agribank luôn coi nông nghiệp, nông thôn, nông dân là lĩnh vực ưu tiên để điều hành tập trung tín dụng.

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè.
Thị trường

Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

CEO Miza (MZG) Lê Văn Hiệp: Tái chế giấy - cơ hội đầu tư, phát triển bền vững trong xu thế kinh tế xanh
Doanh nghiệp

CEO Miza (MZG) Lê Văn Hiệp: Tái chế giấy - cơ hội đầu tư, phát triển bền vững trong xu thế kinh tế xanh

Vừa qua cổ phiếu của Công ty Cổ phần Miza (Miza) chính thức được đưa vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán MZG. Miza là doanh nghiệp thứ 884 hiện đang đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM và là doanh nghiệp thứ 45 đăng ký giao dịch trong năm 2024.

Các diễn giả tham gia chương trình đối thoại.
Kinh tế

“4 nhà” chung tay vì “1 triệu mái ấm gia đình Việt”

Tham gia chương trình đối thoại “Sở hữu nhà ở xã hội - từ giấc mơ đến hiện thực” do Báo Đại biểu Nhân dân và Tập đoàn Hoàng Quân phối hợp tổ chức sáng 17.11, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, cho rằng, để hiện thực hóa giấc mơ phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội cần có sự chung tay của “4 nhà”: Nhà nước, nhà băng, nhà đầu tư và nhà dân.

BIDV nhận giải thưởng "Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất - Nhóm ngành tài chính"
Doanh nghiệp

BIDV nhận giải thưởng "Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất - Nhóm ngành tài chính"

Tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, trong khuôn khổ Hội nghị Doanh nghiệp niêm yết thường niên năm 2024, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được trao giải thưởng "Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất - nhóm ngành tài chính". Đây là năm thứ 2 liên tiếp BIDV được vinh danh.

Mong talkshow “Sở hữu nhà ở xã hội từ giấc mơ đến hiện thực” là diễn đàn thường niên
Kinh tế

Mong talkshow “Sở hữu nhà ở xã hội từ giấc mơ đến hiện thực” là diễn đàn thường niên

Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực mong rằng talkshow “Sở hữu nhà ở xã hội từ giấc mơ đến hiện thực” sẽ là diễn đàn thường niên để đánh giá tổng kết kiến nghị đề xuất, cùng tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến thực hiện dự án NOXH.

Vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt: Lan tỏa giấc mơ có nhà của người nghèo, người có thu nhập thấp
Kinh tế

Vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt: Lan tỏa giấc mơ có nhà của người nghèo, người có thu nhập thấp

Sáng 17.11, sự kiện “Vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt” với điểm nhấn talkshow “Sở hữu nhà ở xã hội - từ giấc mơ đến hiện thực” được Tập đoàn Hoàng Quân phối hợp Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Đến dự chương trình có đại diện các cơ quan Trung ương, nhiều sở, ngành các địa phương.

Phá bỏ định kiến phụ nữ làm tài xế
Doanh nghiệp

Phá bỏ định kiến phụ nữ làm tài xế

Việc trở thành một tài xế nữ có nhiều những rào cản xã hội và còn nhiều lo lắng về sự an toàn. Với sứ mệnh kết nối, chia sẻ, Grab Việt Nam đã từng bước tháo gỡ rào cản, mang đến nhiều cơ hội hơn cho các nữ tài xế.