Dệt may đạt kỷ lục về thị trường xuất khẩu

Dự kiến năm 2023 kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt trên 40 tỷ USD, giảm 9% so với cùng kỳ 2022. Dù vậy, năm nay lại chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục về thị trường xuất khẩu với 104 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đây là “trái ngọt” của mục tiêu chiến lược đa dạng hóa thị trường, mặt hàng và khách hàng mà toàn ngành đã đề ra.

Xuất khẩu cả năm dự kiến trên 40 tỷ USD

Thông tin với báo chí sáng 23.11, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Vũ Đức Giang cho biết, trong 10 tháng qua, xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt 33 tỷ USD, dự kiến cả năm sẽ đạt khoảng 40,3 tỷ USD, giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, “chưa năm nào xuất khẩu thị trường nhiều như năm nay”, ông Giang chia sẻ. Theo đó, sản phẩm may mặc của Việt Nam đã xuất sang 104 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong số này, thị trường Mỹ vẫn là chủ lực, với kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng trên 11 tỷ USD; tiếp đến là Nhật Bản khoảng 3 tỷ USD; Hàn Quốc 2,43 tỷ USD; EU 2,9 tỷ USD; Canada 850 triệu USD…

Về mặt hàng xuất khẩu cũng có sự thay đổi. Trong 9 tháng qua, áo khoác (jacket) là mặt hàng chủ lực xuất khẩu với hơn 4,3 tỷ USD; quần các loại hơn 3,8 tỷ USD; áo thun các loại 3,85 tỷ USD; sơ mi 1,879 tỷ USD… Tính chung, Việt Nam đã xuất khẩu 36 mặt hàng sản phẩm may mặc các loại.

Để có được kết quả này, Chủ tịch VITAS cho rằng, trước tiên là nhờ toàn ngành đã nỗ lực thực hiện mục tiêu đa dạng hóa thị trường, khách hàng và mặt hàng - được xác định là giải pháp mang tính chiến lược để khẳng định vị thế của dệt may Việt Nam. Cùng với đó, ngành đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững, trong đó các doanh nghiệp đã đầu tư để bảo đảm tuân thủ hiệp định thương mại tự do (FTA), hợp đồng thương mại cũng như điều khoản của các tổ chức đánh giá quốc tế; triển khai các giải pháp xanh hóa (đầu tư vào hạ tầng cơ sở để giảm phát thải nhà kính thông qua giải pháp chú trọng chuyển đổi hệ thống nồi hơi đốt bằng than, củi, dầu sang đốt bằng điện, lắp đặt hệ thống điện mặt trời…).

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã đầu tư vào phát triển công nghệ số, qua đó tạo sự minh bạch trong hoạt động, đáp ứng đòi hỏi của các nhãn hàng. Xác định sử dụng sản phẩm tái chế là xu hướng tất yếu, các doanh nghiệp cũng dần chuyển sang sử dụng sợi gai, sợi tre trong sản xuất hàng may mặc. Đặc biệt, nếu như trước đây, các nhãn hàng phải gửi mẫu thiết kế cho doanh nghiệp thì hiện nhiều doanh nghiệp đã chủ động trong khâu thiết kế mẫu và được nhãn hàng ghi nhận. Nhờ đó, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu suy giảm song lại ghi nhận sự bứt phá về thị trường cũng như đa dạng hóa về mặt hàng xuất khẩu. Đặc biệt, tỷ trọng người lao động trong ngành vẫn giữ ổn định, dù nhiều đơn vị bị thiếu đơn hàng cục bộ.

Xây dựng Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp thời trang

Nhìn nhận về triển vọng của ngành dệt may trong thời gian tới, các chuyên gia đánh giá, dịp Noel cũng như Tết Dương lịch 2024 sẽ thúc đẩy tiêu dùng tại nhiều nền kinh tế, nhất là tại Mỹ, EU, Nhật Bản, qua đó góp phần giảm lượng hàng tồn kho. 

Theo lãnh đạo VITAS, để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu cho ngành dệt may, mục tiêu hàng đầu vẫn là phải tiếp tục đa dạng hóa thị trường, khách hàng và mặt hàng. Tiếp đó, ngành đặt mục tiêu phát triển bền vững phải đi đối với thích ứng đòi hỏi của thị trường toàn cầu về xanh hóa, giảm phát thải nhà kính, thông qua việc chú trọng đầu tư để giảm dần nồi hơi đốt bằng nhiên liệu hóa thạch sang nồi hơi bằng điện; đầu tư công nghệ tự động hóa một số dây chuyền sản xuất thích ứng với việc giao hàng nhanh, mã hàng nhỏ, chất lượng cao.

Một giải pháp quan trọng nữa là tập trung phát triển công nghiệp thời trang. Hiện, ngành công nghiệp thời trang của Việt Nam đã có bước tiến và có tên trên bản đồ khu vực, bởi nếu không sẽ khó mở rộng thị trường xuất khẩu và đạt kim ngạch trên 40 tỷ USD cho cả năm nay - Chủ tịch VITAS xác nhận. Tuy nhiên, công nghiệp thời trang hiện vẫn thiếu chiến lược phát triển và chưa được đặt trong quy mô tổ chức chuyên nghiệp. Một phần nguyên nhân bởi thiếu nguồn nhân lực.

Do đó, VITAS kiến nghị Chính phủ cần định hướng chiến lược đào tạo phải gắn liền với đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thời trang; đồng thời, cần lấy trọng tâm là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh làm trung tâm công nghiệp thời trang của cả nước, trong đó sẽ quan tâm, có giải pháp chiến lược cho một số nhãn hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam không những làm chủ thị trường trong nước mà phải vươn ra thị trường thế giới.

Việc tận dụng các FTA cũng là cơ hội lớn để xuất khẩu ngành dệt may tiếp đà tăng trưởng. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, doanh nghiệp cần thích ứng nhanh với luật chơi toàn cầu thông qua việc chủ động phát triển mẫu, chủ động nguyên liệu đầu vào. Muốn vậy, phải xây dựng được liên kết chuỗi, bởi nếu không, dù có FTA nhưng nếu nguyên liệu vải, sợi không đủ thì sẽ khó tận dụng các ưu đãi.

Kinh tế

Nhóm doanh nghiệp “kín tiếng” liên hệ mật thiết với MIK Group đang kinh doanh thua lỗ hàng nghìn tỷ, nợ "khủng" trái phiếu
Kinh tế

Nhóm doanh nghiệp “kín tiếng” liên hệ mật thiết với MIK Group đang kinh doanh thua lỗ hàng nghìn tỷ, nợ "khủng" trái phiếu

Chỉ tính riêng trong năm 2023, nhóm doanh nghiệp liên quan hệ sinh thái của MIK Group đã thua lỗ tới hàng nghìn tỷ đồng. Với thực trạng thị trường bất động sản đang gặp khó như hiện nay, tương lai gần của nhóm doanh nghiệp này sẽ vô cùng ảm đạm.

Toàn cảnh Hôi thảo
Kinh tế

Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách

Hội thảo Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách Nhà nước năm 2024 - Vietnam Digital Finance 2024 (VDF-2024) diễn ra ngày 20.9 tại Hà Nội với chủ đề "Đổi mới quy trình nghiệp vụ và hệ thống thông tin ngành tài chính" trong kỷ nguyên số.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ khó cho dự án ODA

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi theo dự thảo Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, bằng cách thiết kế một chương riêng. Điều này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án ODA.

Sản xuất ô tô tại Tập đoàn Thaco.
Kinh tế

Nhiều trông đợi từ “Hội nghị Diên Hồng” của doanh nghiệp tư nhân

Dự kiến, ngày mai (21.9), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn. Đây được ví như “Hội nghị Diên Hồng” của doanh nghiệp tư nhân, được trông đợi sẽ gợi mở nhiều giải pháp khả thi để phát huy tối đa tiềm lực, vai trò tiên phong, dẫn dắt của các doanh nghiệp này, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại do cơn bão Yagi
Kinh tế

Doanh nghiệp đề xuất miễn giảm thuế phí, cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, việc khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão số 3 của nhiều doanh nghiệp phía Bắc rất khó khăn, ảnh hưởng đến tăng trưởng và sinh kế của nhiều người dân, người lao động. Do vậy, rất cần những chính sách hỗ trợ phù hợp như hỗ trợ thiệt hại thực tế; miễn giảm thuế, phí, tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ…

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD
Kinh tế

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD

Vừa qua, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế), Công ty Cổ phần Kim Long Motor đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Yuchai (Trung Quốc) về sản xuất, chế tạo động cơ tại Việt Nam và tổ chức lễ động thổ nhà máy sản xuất động cơ ô tô trị giá 260 triệu USD.

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®
Bất động sản

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®

Vốn được xem là nhà phát triển bất động sản quốc tế với những dự án cao cấp, Masterise Homes® không chỉ ghi dấu ấn với sản phẩm chất lượng, dịch vụ chuyên nghiệp, mà quan trọng hơn cả chính là tính pháp lý vững vàng, minh bạch tại các dự án khi liên tục bàn giao sổ hồng, văn bản pháp lý cao nhất, đến cư dân tại các dự án chỉ trong thời gian ngắn sau khi bàn giao.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"
Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh liên tục là nhà thầu quen thuộc, trúng thầu hầu hết các gói thầu đầu tư công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các gói thầu công ty này trúng thường có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách rất thấp, chỉ dao động khoảng vài triệu đồng, tương đương dưới 0,1%.

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.