Dệt may đạt kỷ lục về thị trường xuất khẩu

Dự kiến năm 2023 kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt trên 40 tỷ USD, giảm 9% so với cùng kỳ 2022. Dù vậy, năm nay lại chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục về thị trường xuất khẩu với 104 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đây là “trái ngọt” của mục tiêu chiến lược đa dạng hóa thị trường, mặt hàng và khách hàng mà toàn ngành đã đề ra.

Xuất khẩu cả năm dự kiến trên 40 tỷ USD

Thông tin với báo chí sáng 23.11, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Vũ Đức Giang cho biết, trong 10 tháng qua, xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt 33 tỷ USD, dự kiến cả năm sẽ đạt khoảng 40,3 tỷ USD, giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, “chưa năm nào xuất khẩu thị trường nhiều như năm nay”, ông Giang chia sẻ. Theo đó, sản phẩm may mặc của Việt Nam đã xuất sang 104 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong số này, thị trường Mỹ vẫn là chủ lực, với kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng trên 11 tỷ USD; tiếp đến là Nhật Bản khoảng 3 tỷ USD; Hàn Quốc 2,43 tỷ USD; EU 2,9 tỷ USD; Canada 850 triệu USD…

Về mặt hàng xuất khẩu cũng có sự thay đổi. Trong 9 tháng qua, áo khoác (jacket) là mặt hàng chủ lực xuất khẩu với hơn 4,3 tỷ USD; quần các loại hơn 3,8 tỷ USD; áo thun các loại 3,85 tỷ USD; sơ mi 1,879 tỷ USD… Tính chung, Việt Nam đã xuất khẩu 36 mặt hàng sản phẩm may mặc các loại.

Để có được kết quả này, Chủ tịch VITAS cho rằng, trước tiên là nhờ toàn ngành đã nỗ lực thực hiện mục tiêu đa dạng hóa thị trường, khách hàng và mặt hàng - được xác định là giải pháp mang tính chiến lược để khẳng định vị thế của dệt may Việt Nam. Cùng với đó, ngành đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững, trong đó các doanh nghiệp đã đầu tư để bảo đảm tuân thủ hiệp định thương mại tự do (FTA), hợp đồng thương mại cũng như điều khoản của các tổ chức đánh giá quốc tế; triển khai các giải pháp xanh hóa (đầu tư vào hạ tầng cơ sở để giảm phát thải nhà kính thông qua giải pháp chú trọng chuyển đổi hệ thống nồi hơi đốt bằng than, củi, dầu sang đốt bằng điện, lắp đặt hệ thống điện mặt trời…).

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã đầu tư vào phát triển công nghệ số, qua đó tạo sự minh bạch trong hoạt động, đáp ứng đòi hỏi của các nhãn hàng. Xác định sử dụng sản phẩm tái chế là xu hướng tất yếu, các doanh nghiệp cũng dần chuyển sang sử dụng sợi gai, sợi tre trong sản xuất hàng may mặc. Đặc biệt, nếu như trước đây, các nhãn hàng phải gửi mẫu thiết kế cho doanh nghiệp thì hiện nhiều doanh nghiệp đã chủ động trong khâu thiết kế mẫu và được nhãn hàng ghi nhận. Nhờ đó, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu suy giảm song lại ghi nhận sự bứt phá về thị trường cũng như đa dạng hóa về mặt hàng xuất khẩu. Đặc biệt, tỷ trọng người lao động trong ngành vẫn giữ ổn định, dù nhiều đơn vị bị thiếu đơn hàng cục bộ.

Xây dựng Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp thời trang

Nhìn nhận về triển vọng của ngành dệt may trong thời gian tới, các chuyên gia đánh giá, dịp Noel cũng như Tết Dương lịch 2024 sẽ thúc đẩy tiêu dùng tại nhiều nền kinh tế, nhất là tại Mỹ, EU, Nhật Bản, qua đó góp phần giảm lượng hàng tồn kho. 

Theo lãnh đạo VITAS, để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu cho ngành dệt may, mục tiêu hàng đầu vẫn là phải tiếp tục đa dạng hóa thị trường, khách hàng và mặt hàng. Tiếp đó, ngành đặt mục tiêu phát triển bền vững phải đi đối với thích ứng đòi hỏi của thị trường toàn cầu về xanh hóa, giảm phát thải nhà kính, thông qua việc chú trọng đầu tư để giảm dần nồi hơi đốt bằng nhiên liệu hóa thạch sang nồi hơi bằng điện; đầu tư công nghệ tự động hóa một số dây chuyền sản xuất thích ứng với việc giao hàng nhanh, mã hàng nhỏ, chất lượng cao.

Một giải pháp quan trọng nữa là tập trung phát triển công nghiệp thời trang. Hiện, ngành công nghiệp thời trang của Việt Nam đã có bước tiến và có tên trên bản đồ khu vực, bởi nếu không sẽ khó mở rộng thị trường xuất khẩu và đạt kim ngạch trên 40 tỷ USD cho cả năm nay - Chủ tịch VITAS xác nhận. Tuy nhiên, công nghiệp thời trang hiện vẫn thiếu chiến lược phát triển và chưa được đặt trong quy mô tổ chức chuyên nghiệp. Một phần nguyên nhân bởi thiếu nguồn nhân lực.

Do đó, VITAS kiến nghị Chính phủ cần định hướng chiến lược đào tạo phải gắn liền với đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thời trang; đồng thời, cần lấy trọng tâm là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh làm trung tâm công nghiệp thời trang của cả nước, trong đó sẽ quan tâm, có giải pháp chiến lược cho một số nhãn hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam không những làm chủ thị trường trong nước mà phải vươn ra thị trường thế giới.

Việc tận dụng các FTA cũng là cơ hội lớn để xuất khẩu ngành dệt may tiếp đà tăng trưởng. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, doanh nghiệp cần thích ứng nhanh với luật chơi toàn cầu thông qua việc chủ động phát triển mẫu, chủ động nguyên liệu đầu vào. Muốn vậy, phải xây dựng được liên kết chuỗi, bởi nếu không, dù có FTA nhưng nếu nguyên liệu vải, sợi không đủ thì sẽ khó tận dụng các ưu đãi.

Kinh tế

Vietbank ký kết hợp tác chiến lược với Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc - Triển khai gói vay ưu đãi khi mua nhà dự án
Doanh nghiệp

Vietbank ký kết hợp tác chiến lược với Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc - Triển khai gói vay ưu đãi khi mua nhà dự án

Ngày 09.04.2025 tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) và Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác. Đây là cột mốc quan trọng trong hành trình đồng hành kiến tạo không gian sống đẳng cấp cho cư dân và mở ra cơ hội tiếp cận tài chính linh hoạt, ưu đãi vượt trội cho khách hàng mua nhà tại các dự án do Vạn Phúc phát triển, đặc biệt là tại Khu đô thị Vạn Phúc City, TP. Thủ Đức.

Tập trung sản xuất điện mùa khô
Doanh nghiệp

Tập trung sản xuất điện mùa khô

Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) cho biết, tháng 4 sẽ tập trung cao độ cho việc bảo đảm sản xuất điện các tháng cao điểm mùa khô, cụ thể là bảo đảm vận hành an toàn và hiệu quả các nhà máy, hoàn thành sản lượng điện được giao 3,559 tỷ kWh.

Bứt phá thu ngân sách, giữ vững trận địa chống buôn lậu
Doanh nghiệp

Bứt phá thu ngân sách, giữ vững trận địa chống buôn lậu

Trong 3 tháng đầu năm 2025, ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực của ngành hải quan trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục phục hồi và duy trì đà tăng trưởng. Cục Hải quan Việt Nam không chỉ bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước mà còn đạt kết quả ấn tượng ở cả 3 trụ cột: Thu ngân sách, tạo thuận lợi thương mại và đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Trong "nguy" có "cơ"

PGS.TS. Trần Việt Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng


Mức thuế 46% Hoa Kỳ áp cho hàng hóa Việt Nam không chỉ là rào cản mà là lời nhắc nhở quan trọng về sự thay đổi, thích nghi và chủ động tìm hướng đi mới. Trong sự chủ động ấy, nếu có sự đồng lòng giữa Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, Việt Nam hoàn toàn có thể "biến nguy thành cơ" để phát triển mạnh mẽ.

Bộ Công Thương công bố Bộ chỉ số FTA Index 2024
Kinh tế

Bộ Công Thương công bố Bộ chỉ số FTA Index 2024

Chiều 8.4, tại trụ sở Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của các địa phương - FTA Index năm 2024.

Xe Hyundai Palisade. (Ảnh: Motor1)
Doanh nghiệp

Khách hàng mua Hyundai Palisade trong tháng 4 được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) vừa chính thức công bố chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng mua xe Hyundai Palisade trong tháng 4. Theo đó, khách hàng hoàn tất thủ tục mua xe trong thời gian này sẽ được hỗ trợ lên đến 50% lệ phí trước bạ, áp dụng cho mọi số VIN không phân biệt năm sản xuất.

Lào Cai: Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án Nhà ở xã hội khu Lâm Viên
Kinh tế

Lào Cai: Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án Nhà ở xã hội khu Lâm Viên

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành quyết định số số 1023/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả mời quan tâm dự án Nhà ở xã hội khu Lâm Viên, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai. Nhà đầu tư được chọn là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng công nghệ cao - VITC có trụ sở chính tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Ảnh minh họa
Tài chính

Vận hội mới của kinh tế tư nhân

TS. Vũ Hồng Thanh - Chuyên gia kinh tế

Kinh tế tư nhân đang đứng trước một vận hội phát triển mạnh mẽ khi Việt Nam chuẩn bị ban hành nghị quyết mới về kinh tế tư nhân. Điều này càng được khẳng định sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân khi đóng góp tới 51% vào GDP, một động lực chính cho tăng trưởng, tích cực đổi mới sáng tạo và nâng cao sức cạnh tranh.