Bị nhắc tên vì nợ bảo hiểm xã hội, MBLand có doanh nhân Lâm Thị Thuý làm CEO kinh doanh ra sao?

- Thứ Năm, 11/04/2024, 15:25 - Chia sẻ

Theo tìm hiểu, Tổng công ty MBLand có tiền thân là Công ty Cổ phần Địa ốc MB (MBLand) được thành lập đầu năm 2008 bởi hai cổ đông chính là Ngân hàng Quân đội (MB) và Tổng công ty trực thăng Việt Nam (VNH).

Mới đây, Bảo hiểm Xã hội TP. Hà Nội vừa công bố danh sách đơn vị sử dụng người lao động chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 1 tháng trở lên trên địa bàn thành phố tháng 3.2024 (số liệu tính đến hết ngày 31.3.2024 theo C12-TS lấy ngày 5.4.2024).

Theo đó, có tổng số 33.574 doanh nghiệp trên địa bàn thủ đô chậm đóng các loại bảo hiểm từ 1 tháng trở lên. Doanh nghiệp nợ nhiều nhất hơn 57 tỷ đồng; doanh nghiệp nợ ít nhất với số tiền hơn 1 triệu đồng.

Đứng đầu danh sách nợ bảo hiểm vẫn là những cái tên quen thuộc Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax (57,4 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Lilama3 (44,8 tỷ đồng); Công ty TNHH May mặc XK VIT Garment (39,9 tỷ đồng);...

Đáng chú ý, trong danh sách này có xuất hiện Tổng Công ty MBLand (tầng 4, Tháp A tòa nhà Kangnam, Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) với số tháng nợ là 2 tháng và số tiền nợ là hơn 387 triệu đồng.

Theo tìm hiểu, Tổng công ty MBLand có tiền thân là Công ty Cổ phần Địa ốc MB (MBLand) được thành lập đầu năm 2008 bởi hai cổ đông chính là Ngân hàng Quân đội (MB) và Tổng công ty trực thăng Việt Nam (VNH).

Bị nhắc tên vì nợ bảo hiểm xã hội, MBLand có doanh nhân Lâm Thị Thuý làm CEO kinh doanh ra sao? -0

Trong một thập kỷ phát triển, MBLand là thương hiệu ít nhiều gây được chú ý trên thị trường. Từ vai trò phân phối, doanh nghiệp này chuyển mình trở thành nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp, với nhiều dự án như Golden Palace Mễ Trì, Central Field Trung Kính, Golden Field Mỹ Đình, MB Grand Tower, MB Sunny Tower.

Tháng 11.2018, cả hai cổ đông lớn của MBLand đồng loạt thoái vốn, nhường chỗ cho những nhà đầu tư tư nhân.

Thời điểm 2018, Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp này là ông Nguyễn Gia Long, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc là bà Lâm Thị Thúy. Hai cái tên này cũng là những gương mặt không mấy xa lạ, xuất hiện từ thời điểm MB và VNH thoái vốn.

Ông Nguyễn Gia Long là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Mường Phăng, pháp nhân đã chi 251 tỷ đồng mua 31,02% vốn MBLand trong cuộc đấu giá cuối năm 2018 từ VNH. Còn bà Thúy là nhà đầu tư đã mua lại phần vốn hơn 65% từ MB AMC sau đó.

Ông Nguyễn Gia Long là doanh nhân ít nhiều có tiếng trong lĩnh vực bất động sản ở Hà Nội. Ông từng đảm giữ chức vụ tại nhiều doanh nghiệp như Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Tài Nguyên (Mã chứng khoán: TNT), Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Quản lý Hạ tầng Hà Nội, CTCP Đầu tư và Phát triển Tây Bắc, CTCP Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội số 41, CTCP Đầu tư Vietnamnet (Nay là CTCP Đầu tư và Thương mại VNN)...

Doanh nhân sinh năm 1977 cũng là một cái tên đáng chú ý trong nhóm "Nguyễn Gia" gắn liền với nhiều thể nhân và pháp nhân khác.

Bị nhắc tên vì nợ bảo hiểm xã hội, MBLand có doanh nhân Lâm Thị Thuý làm CEO kinh doanh ra sao? -0
Thông tin từ MBLand cho biết, bà Lâm Thị Thuý đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của MBLand.

Trong khi đó, bà Lâm Thị Thuý, ngoài vai trò tại MBLand, còn là Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư F&S - một pháp nhân liên quan đến nhóm "Tonkin" từng hợp tác chặt chẽ với MBLand trong giai đoạn 2016-2017.

Cho đến thời điểm hiện tại, cơ cấu nhân sự cấp cao của MBLand đã có biến động khi ông Nguyễn Gia Long không còn là Chủ tịch HĐQT thay vào đó là bà Lâm Thị Thuý là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.

Bị nhắc tên vì nợ bảo hiểm xã hội, MBLand có doanh nhân Lâm Thị Thuý làm CEO kinh doanh ra sao? -0

Về tình hình kinh doanh của MBLand, những năm 2016-2017, doanh thu của MBLand lần lượt ở mức hơn 160 tỷ đồng và hơn 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2018, thời điểm hai cổ đông lớn thoái vốn, doanh thu thuần của MBLand tăng đột biến lên hơn 1.575 tỷ đồng và lợi nhuận thuần hơn 44 tỷ.

Sau năm tăng vọt doanh thu, MBLand bất ngờ xuống sức khi năm 2019 chỉ thu về vỏn vẹn gần 280 tỷ đồng, lợi nhuận thuần giảm xuống còn 16,7 tỷ đồng. Năm 2020, hai chỉ tiêu này tiếp tục giảm, còn 223,6 tỷ đồng doanh thu và chưa tới 10 tỷ đồng lợi nhuận ròng.

Ngoài kết quả kinh doanh liên tục giảm, cấu trúc tài chính của MBLand cũng thể hiện nhiều vấn đề.

Đến cuối năm 2020, MBLand có quy mô tổng tài sản hơn 2.600 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức hơn 2.000 tỷ đồng năm 2019 và gần 1.300 tỷ năm 2018. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô tài sản phụ thuộc chủ yếu vào nợ phải trả, trong khi vốn chủ hữu gần như đi ngang bởi khả năng sinh lời yếu kém.

Khôi Ngô
#