Đầu tư 342 tỷ đồng thi công 2 đơn nguyên cầu vượt Mai Dịch

Đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết, đơn vị vừa khởi công xây dựng 2 đơn nguyên cầu đô thị (cầu kẹp) chạy dọc cầu vượt Mai Dịch hiện tại và tổ chức giao thông nút Mai Dịch.

Chú thích ảnh
Cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long. Ảnh tư liệu: TN/Báo Tin tức

Đây là dự án thành phần thuộc dự án xây dựng cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long – Vành đai 3 Hà Nội (do Ban Quản lý dự án Thăng Long làm chủ đầu tư). Thời gian hoàn thành trước 31.3. Nhà thầu thi công là Tập đoàn TAISE (Nhật Bản)

Theo thiết kế, mỗi bên cầu vượt Mai Dịch hiện tại sẽ được xây dựng một đơn nguyên cầu đô thị rộng 7,75m gồm: 1 làn xe cơ giới rông 3,5m và 1 làn xe hỗn hợp rộng 3m, còn lại là dải an toàn và bó vỉa.

Về mặt kỹ thuật, hai đơn nguyên cầu đô thị được xây dựng là cầu vĩnh cửu kết cấu dầm thép bản mặt bê tông cốt thép liên hợp, tĩnh không dưới là 4,75m, tĩnh không đường đô thị đi trên cầu vượt là 4,5m. Tổng mức đầu tư của hạng này khoảng 342 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn dư của dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long.

Đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long cho hay, hiện tại đơn vị đang tích cực làm việc với các đơn vị liên quan về hạ tầng điện, bưu chính viễn thông và hạ tầng vỉa hè để hoàn thành mặt bằng thi công cho công trình.

Về tổ chức giao thông tại nút giao Mai Dịch – Xuân Thủy đã được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phê duyệt. Nhà thầu sẽ căn cứ vào phương án của Sở để rào chắn phạm vi thi công cũng như phối hợp với các lực lượng chức năng để phân luồng, đảm bảo an toàn thi công và lưu thông của người dân.

Dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc Vành đai 3 Hà Nội được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đầu tư ngày 3.9.2013 với tổng tổng mức đầu tư 5.343 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn gồm: 4.525 tỷ đồng vốn ODA và 817,9 tỷ đồng vốn đối ứng trong nước. Công trình đã thông xe, đưa vào khai thác từ tháng 10.2020. Sau khi hoàn thành dự án vẫn còn dư khoảng 2.114 tỷ đồng, gồm: 1.657 tỷ đồng vốn ODA và 457 tỷ đồng vốn đối ứng trong nước.

Về lý do xây dựng 2 đơn nguyên cầu vượt Mai Dịch, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết, sau khi dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long và tuyến đường Phạm Văn Đồng mở rộng ở dưới hoàn thành đưa vào khai thác từ tháng 10.2020, phạm vi cầu Mai Dịch hình thành nút giao với 4 nhánh ra, vào đường cao tốc.

Vì thế lưu lượng phương tiện giao thông qua nút rất lớn nên thường xảy ra xung đột, dẫn đến ách tắc giao thông. Hơn nữa, cầu vượt Mai Dịch hiện nay vẫn cho phương tiện mô tô, xe gắn máy lưu thông tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao, vận tốc khai thác chỉ cho phép 60km/h.

Do đó, việc đầu tư cải tạo, tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch đồng bộ với dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long với việc bổ sung 2 đơn nguyên cầu vượt đô thị chạy dọc hai bên cầu vượt Mai Dịch để tách các làn xe cơ giới lưu thông trong nội đô qua nút giao với các dòng xe ô tô lưu thông theo tuyến đường cao tốc trên cao đang rất cấp thiết.

“Khi được đầu tư thêm 2 đơn nguyên cầu vượt đô thị chạy dọc hai bên cầu vượt Mai Dịch sẽ phục vụ các xe lưu thông trong nội đô, còn lại phần cầu vượt Mai Dịch sẽ được trưng dụng để khai thác tuyến cao tốc trên cao, đảm bảo cho phương tiện chạy với vận tốc 80km/h trên toàn tuyến", đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long thông tin.

Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, sau hơn 2 năm đưa vào khai thác cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long đã góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực phía Tây của Thủ đô Hà Nội, bảo đảm tiết kiệm chi phí, thúc đẩy thông thương, vận tải hành khách, hàng hoá giữa trung tâm Hà Nội với khu vực phía Bắc và vùng lân cận; qua đó tạo động lực phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các khu vực này.

Trong tương lai khi khu vực đô thị trung tâm Hà Nội được phát triển mở rộng, cả tuyến đường vành đai 3 hoàn chỉnh sẽ là trục giao thông đường bộ chính yếu liên kết các cụm đô thị lớn của thành phố Hà Nội, cũng như khu vực hai bên sông Hồng tạo nên trục không gian cảnh quan của Thủ đô.

Kinh tế

VietinBank sẵn sàng bứt phá cùng kỷ nguyên mới
Doanh nghiệp

VietinBank sẵn sàng bứt phá cùng kỷ nguyên mới

Quy mô tổng tài sản cuối năm 2024 là 2,4 triệu tỷ đồng, tăng 17,4% so với đầu năm; cho vay khách hàng đạt 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 16,9% so với đầu năm… Những con số tăng trưởng ấn tượng của VietinBank đã chứng minh hoạt động Ngân hàng đi đôi với an toàn - hiệu quả - bền vững, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

54.272 bao lì xì sẽ được trao tặng khách hàng đầu tiên với tổng giá trị lên đến gần 6 tỷ đồng
Kinh tế

Xuân đến nhà, Lộc đến tay – Giao dịch ngay cùng DongA Bank

Chào đón một mùa Xuân mới, Xuân Ất Tỵ 2025, DongA Bank mang đến chương trình khuyến mãi đặc biệt với thông điệp đầy sức sống: “XUÂN ẤT TỴ – MỞ TÀI LỘC, ĐÓN MAY MẮN.” Đây là món quà tri ân chân thành dành cho những khách hàng đã luôn đồng hành cùng DongA Bank, đồng thời là lời chúc năm mới đầy ý nghĩa, gửi gắm hy vọng về một năm tràn ngập phúc lộc, thành công.

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt kết quả 48,9 điểm trong tháng 1.2025
Kinh tế

Các công ty vẫn lạc quan về sản lượng dù Chỉ số PMI giảm

Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 1.2025 được S&P Global công bố ngày 3.2 cho thấy, sản lượng và số lượng đơn hàng mới giảm trở lại. Tuy vậy, các công ty vẫn duy trì triển vọng lạc quan về sản lượng trong thời gian tới. Hơn 36% số người trả lời khảo sát dự đoán sản lượng sẽ tăng trong 11 tháng tới, với hy vọng nhu cầu thị trường sẽ phục hồi.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hướng tới tương lai bền vững qua xuất khẩu xanh

TS. Lê Huy Khôi - Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương

Tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là điều kiện tiên quyết để duy trì năng lực cạnh tranh và bảo đảm sự phát triển lâu dài của các nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, xuất khẩu xanh là yêu cầu bắt buộc, chìa khóa quan trọng để phù hợp với xu thế phát triển, góp phần nâng cao vị thế quốc gia, hiện thực hóa cam kết đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.

PVFCCo: Phấn đấu bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ đề ra
Kinh tế

PVFCCo: Phấn đấu bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ đề ra

Năm 2025 sẽ là một năm quan trọng đối với Nhà máy với trọng trách thực hiện tốt cả kế hoạch sản xuất và bảo dưỡng tổng thể Nhà máy. Do đó, Ban lãnh đạo Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) kêu gọi sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo và người lao động, cũng như sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thành viên của Tổng công ty để bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ đề ra. 

PVCFC xuất khẩu 100.000 tấn urê
Kinh tế

PVCFC xuất khẩu 100.000 tấn urê

Đây là “phát súng” ấn tượng đầu tiên mở màn năm mới 2025, thể hiện nỗ lực, quyết tâm vươn mình ra thế giới của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM). Đặc biệt, tại thời điểm thấp vụ trong nước như hiện nay, việc xuất khẩu 100.000 tấn urê không chỉ đem lại nhiều giá trị và hiệu quả kinh doanh mà còn thể hiện chất lượng sản phẩm, vị thế của PVCFC, trên đường chinh phục thị trường thế giới.

Nâng vị thế thị trường chứng khoán Việt Nam
Kinh tế

Nâng vị thế thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một quá trình “chuyển mình” mạnh với sự gia tăng về số lượng công ty, niêm yết, vốn hóa và giá trị giao dịch trên thị trường. Để phát triển tương xứng với quy mô thị trường, chất lượng đầu tư, hàng hóa cần được cải thiện, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe.

BVBank năm 2024: Lợi nhuận tăng đột biến nhưng còn đó khối nợ xấu hơn 2.100 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu vẫn vượt ‘ngưỡng trần’
Doanh nghiệp

BVBank năm 2024: Lợi nhuận tăng đột biến nhưng còn đó khối nợ xấu hơn 2.100 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu vẫn vượt ‘ngưỡng trần’

Việc tăng mạnh cho vay khách hàng đã phần nào “pha loãng” bớt được tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, số dư nợ xấu của BVBank vào cuối quý 4.2024 vẫn đang có chiều hướng tăng và đạt 2.106 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu ở mức 3,09%.