Hé lộ ngân hàng và công ty chứng khoán làm 'hậu phương' cho tập đoàn bất động sản liên tiếp thua lỗ sau khi huy động nghìn tỷ từ trái phiếu

Ngay sau thời điểm phát hành tới hơn 8.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2021, các năm tiếp theo, R&H Group liên tục thua lỗ hàng trăm tỷ, chỉ tính riêng trong năm 2022 và 2023, doanh nghiệp này đã lỗ đậm tới gần 600 tỷ đồng.

Dữ liệu phát hành trái phiếu thể hiện, từ tháng 9.2021 đến tháng đầu năm 2022, Công ty Cổ phần Tập đoàn R&H (R&H Group) đã liên tục phát hành 7 lô trái phiếu và huy động thành công khoảng 8.150 tỷ đồng.

Trong đó, riêng quý 4.2021 có tới 3.150 tỷ đồng được huy động với mục đích đầu tư vào các dự án bất động sản. Đáng chú ý, nhiều dự án đang thế chấp ngân hàng.

Lịch sử hoạt động của doanh nghiệp cho thấy, R&H hút hàng nghìn tỷ trái phiếu dù chỉ vừa thành lập chưa đầy 2 năm. Theo đó, CTCP Tập đoàn R&H (R&H Group) thành lập từ tháng 9.2019 với quy mô vốn điều lệ ban đầu 999 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm 3 thể nhân là ông Trương Quang Minh (70% VĐL); bà Phạm Thị Hạnh (25% VĐL) và bà Phạm Thị Hồng (5% VĐL). Trong đó, ông Trương Quang Minh hiện là Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư phát triển nhà và Đô thị Vinahud (Mã chứng khoán: VHD).

hieuunganhcom-66d933248557620240905113623.jpg
Ông Trương Quang Minh - Chủ tịch HĐQT Vinahud (giữa)

Sau khi huy động thành công hàng nghìn tỷ trái phiếu vào năm 2021, các năm tiếp theo, tình hình kinh doanh của R&H vô cùng "bết bát" khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về khả năng hoạt động và trả nợ của doanh nghiệp này.

Theo đó, trong kỳ báo cáo 6 tháng (từ 1.1-30.6.2024), R&H Group phát sinh 4 kỳ thanh toán lãi của 2 lô trái phiếu RHGCH2124005 và RHGCH2124006 với tổng số tiền lãi thanh toán là 276 tỷ đồng.

Hai lô trái phiếu trên phát hành vào tháng 12.2021, được giãn thời gian đáo hạn từ 36 tháng lên 60 tháng (tăng thêm 2 năm) so với ban đầu. Tổng giá trị đang lưu hành của 2 lô này là 5.000 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, năm 2023, doanh nghiệp này lỗ sau thuế 209 tỷ đồng, khoản lỗ này đã giảm đi rất nhiều so với mức lỗ hơn 380 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2022. Tính đến ngày 31.12.2023, vốn chủ sở hữu của Tập đoàn R&H ghi nhận ở mức 606 tỷ đồng, giảm gần 2,5 lần so với cuối năm 2022.

Trong khi đó, nợ phải trả của công ty là 8.386 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ của năm trước. Trong đó, nợ trái phiếu chiếm phần lớn, với 5.000 tỷ đồng. Như vậy, nợ phải trả của Tập đoàn R&H gấp gần 14 lần vốn chủ sở hữu.

R&H Group được biết nhiều trong thời gian gần đây với các giao dịch M&A của các doanh nghiệp trong hệ sinh thái với Công ty cổ phần Phát triển nhà và Đô thị Vinahud (Vinahud, mã chứng khoán VHD).

Đáng chú ý, năm 2023, Vinahud đã chi tới 1.986 tỷ đồng cho việc mua phần vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Friends để sở hữu quyền phát triển dự án Grand Mercure Hội An và mua phần vốn góp tại Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng để phát triển dự án Khu nhà ở Làng Hoa Tiền Phong. Ngoài ra, Vinahud còn phát sinh nhiều khoản cho vay lớn lên tới cả ngàn tỷ đồng cho nhiều cá nhân và doanh nghiệp trong hệ sinh thái R&H Group.

Điều đáng nói, việc M&A thực hiện ngay trước thềm 3 lô trái phiếu với tổng giá trị theo mệnh giá 2.500 tỷ đồng của Công ty cổ phần Tập đoàn R&H đáo hạn (từ ngày 14.4 - 3.5.2023).

Toàn bộ số tiền M&A của Vinahud đến từ các khoản cho vay của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Bản thân TPBank cùng Công ty Chứng khoán TPS cũng là bên thu xếp cho R&H Group phát hành tới 8.150 tỷ đồng trái phiếu chỉ trong ít tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của TP Bank, một trong những vấn đề đáng chú ý được đưa ra trong phần thảo luận chính là nội dung về khoản vay mà TPBank giải ngân cho CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Vinahud nhằm thực hiện thương vụ M&A “nội bộ” với CTCP Tập đoàn R&H (R&H Group).

Tài chính

AMH
Tài chính

Kho bạc Nhà nước hoạt động theo mô hình mới

Từ ngày 15.3.2025, hệ thống Kho bạc Nhà nước đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức bộ máy mới thống nhất. Đây là dấu mốc quan trọng với hệ thống Kho bạc Nhà nước, bước sang giai đoạn phát triển mới tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Doanh nghiệp liên tiếp mua bản quyền chương trình của Trung Quốc đưa về Việt Nam lãi lớn nhờ doanh thu tài chính
Tài chính

Doanh nghiệp liên tiếp mua bản quyền chương trình của Trung Quốc đưa về Việt Nam lãi lớn nhờ doanh thu tài chính

Nhìn vào dữ liệu tài chính cho thấy, việc đưa các chương trình bản quyền từ Trung Quốc về Việt Nam đang là "gà đẻ trứng vàng" của Yeah 1 Group. Ngay sau "anh trai" và "chị đẹp", mới đây Yeah 1 Group cho biết trong năm 2025 sẽ tiếp tục phát triển hai dự án trọng điểm là Show It All và HAHA Farmer đều được mua bản quyền từ Trung Quốc.

Ảnh
Tài chính

Việt Nam có thể tăng trưởng 8% trong năm nay

Theo Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Andrea Coppola, Việt Nam “hoàn toàn có thể đạt” mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay, với các điều kiện đi kèm, như: phải có chính sách tài khóa hiệu quả hơn nữa, tăng giải ngân vốn đầu tư công cả về mức đầu tư cũng như chất lượng; thúc đẩy đầu tư tư nhân; theo dõi sát sao lạm phát để có điều chỉnh kịp thời…

Công ty Thanh Tuyền liên tiếp "trúng thầu sát giá" trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Tài chính

Công ty Thanh Tuyền liên tiếp "trúng thầu sát giá" trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH MTV Thanh Tuyền đã trở thành doanh nghiệp "quen mặt", liên tiếp trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Theo dữ liệu đấu thầu, doanh nghiệp này đã trúng khoảng hơn 60 gói thầu với tổng giá trị lên tới hơn 2.000 tỷ đồng, bao gồm cả liên danh và độc lập.

Việt Nam cần sớm phát triển thị trường vốn
Tài chính

Bài toán lớn nhất là nguồn vốn phục vụ tăng trưởng

Trước yêu cầu phải đầu tư phát triển hạ tầng cao tốc, điện hạt nhân, năng lượng tái tạo... nếu không sớm phát triển thị trường vốn, mục tiêu tăng trưởng cao năm nay và giai đoạn tới sẽ rất thách thức. Theo các chuyên gia, các kênh thị trường trái phiếu, thị trường nợ… hiệu quả sẽ giúp khai thông, huy động được nguồn vốn trong dân, gồm 15 triệu tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm và hàng trăm tỷ USD của ngành bảo hiểm.

AMH
Tài chính

Mong đợi gì ở nghị quyết phát triển đột phá kinh tế tư nhân?

Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Tài chính xây dựng nghị quyết về các cơ chế, chính sách phát triển đột phá khu vực kinh tế tư nhân với quan điểm đây phải là một trong những động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng. Các chuyên gia hy vọng, nghị quyết sẽ giải quyết các vấn đề về môi trường kinh doanh trên tinh thần doanh nghiệp được phép làm những điều pháp luật không cấm và thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp khởi sắc
Tài chính

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng khởi sắc

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2025 được kỳ vọng sẽ có nhiều khởi sắc nhờ vào các yếu tố nền tảng vững chắc như: đà hồi phục của nền kinh tế, môi trường lãi suất hấp dẫn, triển vọng tích cực của thị trường bất động sản và hành lang pháp lý mới.