Kinh tế xanh trong kỷ nguyên mới

Hướng tới tương lai bền vững qua xuất khẩu xanh

TS. Lê Huy Khôi - Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương

Tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là điều kiện tiên quyết để duy trì năng lực cạnh tranh và bảo đảm sự phát triển lâu dài của các nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, xuất khẩu xanh là yêu cầu bắt buộc, chìa khóa quan trọng để phù hợp với xu thế phát triển, góp phần nâng cao vị thế quốc gia, hiện thực hóa cam kết đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.

Yêu cầu sống còn

Giai đoạn 2016 - 2023, xuất khẩu hàng hóa của nước ta tăng gần 2,2 lần. Từ 162 tỷ USD năm 2015, xuất khẩu tăng liên tục qua các năm, đạt 354,7 tỷ USD vào năm 2023 và khoảng 400 tỷ USD vào 2024. Cũng trong thời gian này, xuất khẩu 20 nhóm ngành hàng chủ lực (chiếm 83,7% - 85,6% tổng kim ngạch) tăng từ 135,6 tỷ USD năm 2015 lên 298 tỷ USD năm 2023, bình quân mỗi năm tăng 10,42%. Điều này cho phép nhận định rằng, xuất khẩu các ngành hàng chủ lực giữ vai trò quyết định đối với tăng trưởng và phát triển xuất khẩu, phát triển kinh tế của nước ta.

Theo thời gian, thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa. Việt Nam hiện có quan hệ kinh tế thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu sang nhiều thị trường đạt mức tăng trưởng cao, đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA). Hàng hóa xuất khẩu tiếp tục củng cố, giữ vững các thị trường truyền thống, trọng điểm như Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... và mở rộng, phát triển thêm nhiều thị trường mới, vươn tới châu Phi, Mỹ Latin. Điều này đem đến sự cân bằng và tự chủ tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu cũng như cho nền kinh tế nước ta.

Với 16 FTA đã ký kết, đang thực thi cùng 3 FTA đang đàm phán, nếu tận dụng tốt, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, qua đó đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Song, những yêu cầu của thị trường về hàng hóa, dịch vụ xanh đang đặt ra những thách thức và cả cơ hội cho các doanh nghiệp Việt. Việc chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu thích ứng hiệu quả với những tiêu chuẩn bền vững là yêu cầu sống còn với nền kinh tế. Nắm bắt cơ hội này không chỉ giúp Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế mà còn góp phần nâng cao vị thế quốc gia, hiện thực hóa cam kết đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu cũng như cụ thể hóa mục tiêu Net Zero vào 2050.

Xuất khẩu hàng hóa xanh và bền vững đang được nhiều doanh nghiệp Việt hướng tới nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế.

Cảng Cát Lái. Nguồn: saigonnewport

Cảng Cát Lái. Nguồn: saigonnewport

Cụ thể, EU đã ban hành nhiều chính sách xanh để thực hiện những nỗ lực về chống biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Điển hình như: Quy định về chống phá rừng (EUDR); Cơ chế điều chỉnh carbon tại biên giới (CBAM); Quy định về sử dụng bền vững các sản phẩm bảo vệ thực vật; Quy định về thiết kế sinh thái cho các sản phẩm bền vững; Chỉ thị về tuyên bố xanh...

Ngày 13.12.2022, các quốc gia thành viên EU đã thông báo sẽ thực hiện Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM), là một phần thuộc Thỏa thuận Xanh châu Âu được EU khởi động từ năm 2019 nhằm giải quyết các thách thức liên quan đến khí hậu và môi trường. Theo đó, EU dự kiến sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại. CBAM ban đầu sẽ áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao như thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro và có khả năng mở rộng ra cả hóa chất hữu cơ, nhựa và ammonia. Đây là những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU.

Bên cạnh Thỏa thuận Xanh châu Âu, một vấn đề mà các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU, đặc biệt là xuất khẩu hàng nông sản cũng cần lưu tâm là Chính sách từ nông trại đến bàn ăn (Farm to Fork - F2F) của khu vực này. Nội dung chính của F2F bao gồm 5 mục tiêu chính cần đạt được vào năm 2030, cụ thể là: giảm 50% việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học; giảm thất thoát chất dinh dưỡng ít nhất là 50%; giảm việc sử dụng phân bón ít nhất là 20%; giảm 50% doanh số thuốc kháng sinh bán cho các trang trại; có 25% tổng diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ. Để bảo đảm công bằng, châu Âu sẽ tiến đến yêu cầu các nước khác áp dụng tiêu chuẩn tương tự nếu không sẽ đánh thuế môi trường.

Danh sách các chính sách xanh liên quan tới hàng nhập khẩu từ bên ngoài vào EU sẽ còn tiếp tục được bổ sung cùng với tiến trình triển khai các mục tiêu trong Thỏa thuận Xanh EU đến năm 2050, đặc biệt là trong giai đoạn từ nay tới năm 2030.

Thực tế, không chỉ EU đưa ra quy định ngặt nghèo hơn về giảm phát thải khí nhà kính, Mỹ cũng đã có đề xuất Đạo luật Cạnh tranh sạch tương tự và dự kiến áp dụng bắt đầu từ năm 2024 đối với hàng hóa sơ cấp, và từ năm 2026 đối với cả hàng hóa sơ cấp và thành phẩm. Dự kiến, hàng hóa vượt mức phát thải cho phép sẽ phải trả tiền theo giá carbon là 55 USD (năm 2024), và tăng 5% mỗi năm với điều chỉnh lạm phát. Luật áp dụng với tất cả các nước và vùng lãnh thổ, trừ các nền kinh tế kém phát triển nhất. Vương quốc Anh và Canada đang bắt đầu tham vấn giữa các bên liên quan nhằm thảo luận về cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM)... Đó là chưa kể nhiều thị trường truyền thống cũng sẽ nâng dần các quy định kiểm soát xuất nhập khẩu.

Các chính sách “xanh” đang đặt ra hàng loạt thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu. Để tiếp cận những thị trường này, doanh nghiệp không chỉ phải bảo đảm chất lượng sản phẩm mà còn cần chứng minh sản phẩm thân thiện với môi trường và được sản xuất theo quy trình bền vững. Tuy nhiên, hiện nay, hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam về các tiêu chuẩn xanh của các thị trường nhập khẩu vẫn còn khá hạn chế. Theo một khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp được khảo sát nắm rõ nội dung về cơ chế CBAM chỉ đạt khoảng 11%, và có tới 53% doanh nghiệp không biết về nội dung này, còn khoảng 36% doanh nghiệp có nghe nhưng không nắm rõ. Về mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, có 64% doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị gì…

Hoặc EUDR quy định đòi hỏi thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu chứng minh sản phẩm không bị chặt phá rừng và hợp pháp, như tọa độ vị trí địa lý, số lượng, quốc gia sản xuất... yêu cầu 100% sản phẩm phải có định vị GPS/polygon đến từng mảnh vườn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tỷ lệ này còn thấp, trong khi chi phí định vị lại cao…

Làm gì để thúc đẩy xuất khẩu xanh?

Để thúc đẩy xuất khẩu xanh, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện công cuộc chuyển đổi xanh trong hoạt động. Cùng với đó, phải xây dựng mục tiêu giảm phát thải, triển khai báo cáo xanh bền vững; xanh hóa các nguồn tài chính hiện có, đánh giá mức độ phát thải theo chuẩn của ngành để điều chỉnh về công nghệ.

Những việc quan trọng tiếp theo là đào tạo nhân lực, đặc biệt là cán bộ kiểm kê báo cáo phát thải, tham gia thị trường tín chỉ carbon… Chủ động tìm hiểu, thường xuyên cập nhật thông tin về các quy định cụ thể áp dụng cho từng loại sản phẩm. Nhận diện kịp thời, chính xác các tiêu chuẩn xanh cụ thể có liên quan tới sản phẩm của mình để chuẩn bị, đầu tư và hành động sớm để dần thích ứng, bảo đảm khả năng tuân thủ.

Việt Nam đang triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Việt Nam đang triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Doanh nghiệp cũng cần đa dạng hóa đối tác thương mại. Đồng thời đánh giá rủi ro và lập kế hoạch các kịch bản, xây dựng chiến lược giảm lượng carbon; tham gia vào các dự án Bù đắp carbon; đánh giá mức độ thâm dụng carbon. Đầu tư vào đổi mới sáng tạo và công nghệ cũng như tham gia vào các sáng kiến hợp tác công nghiệp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nghiên cứu tiếp cận ESG (bộ tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị )và yêu cầu của báo cáo phát triển bền vững, nắm vững các tiêu chuẩn và khung báo cáo ESG, theo sát lộ trình báo cáo ESG và rào cản kỹ thuật ESG, yêu cầu báo cáo phát triển bền vững trong từng lĩnh vực. Đồng thời, cần thực hiện báo cáo ESG tự nguyện và thiết lập hệ thống quản lý chất lượng tổng hợp đáp ứng yêu cầu ESG và báo cáo phát triển bền vững theo lộ trình yêu cầu của từng ngành hàng.

Doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần thực hiện kiểm kê, báo cáo, xác nhận phát thải; xây dựng dự án tạo tín chỉ carbon để huy động nguồn lực tài chính khí hậu; chuẩn bị sẵn sàng cho tín chỉ nhựa (dấu chân nhựa), tín chỉ đa dạng sinh học (dấu chân đa dạng sinh học)... để kịp thời thích ứng.

Xuất khẩu xanh, với bản chất là việc xuất khẩu các sản phẩm thân thiện với môi trường và bền vững, đang ngày càng trở thành xu hướng quan trọng trên toàn cầu và với Việt Nam. Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, phát triển xuất khẩu xanh không chỉ giúp Việt Nam nâng cao giá trị sản phẩm, mà còn khẳng định cam kết của quốc gia đối với việc bảo vệ hành tinh.

Kinh tế

54.272 bao lì xì sẽ được trao tặng khách hàng đầu tiên với tổng giá trị lên đến gần 6 tỷ đồng
Kinh tế

Xuân đến nhà, Lộc đến tay – Giao dịch ngay cùng DongA Bank

Chào đón một mùa Xuân mới, Xuân Ất Tỵ 2025, DongA Bank mang đến chương trình khuyến mãi đặc biệt với thông điệp đầy sức sống: “XUÂN ẤT TỴ – MỞ TÀI LỘC, ĐÓN MAY MẮN.” Đây là món quà tri ân chân thành dành cho những khách hàng đã luôn đồng hành cùng DongA Bank, đồng thời là lời chúc năm mới đầy ý nghĩa, gửi gắm hy vọng về một năm tràn ngập phúc lộc, thành công.

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt kết quả 48,9 điểm trong tháng 1.2025
Kinh tế

Các công ty vẫn lạc quan về sản lượng dù Chỉ số PMI giảm

Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 1.2025 được S&P Global công bố ngày 3.2 cho thấy, sản lượng và số lượng đơn hàng mới giảm trở lại. Tuy vậy, các công ty vẫn duy trì triển vọng lạc quan về sản lượng trong thời gian tới. Hơn 36% số người trả lời khảo sát dự đoán sản lượng sẽ tăng trong 11 tháng tới, với hy vọng nhu cầu thị trường sẽ phục hồi.

PVFCCo: Phấn đấu bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ đề ra
Kinh tế

PVFCCo: Phấn đấu bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ đề ra

Năm 2025 sẽ là một năm quan trọng đối với Nhà máy với trọng trách thực hiện tốt cả kế hoạch sản xuất và bảo dưỡng tổng thể Nhà máy. Do đó, Ban lãnh đạo Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) kêu gọi sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo và người lao động, cũng như sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thành viên của Tổng công ty để bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ đề ra. 

PVCFC xuất khẩu 100.000 tấn urê
Kinh tế

PVCFC xuất khẩu 100.000 tấn urê

Đây là “phát súng” ấn tượng đầu tiên mở màn năm mới 2025, thể hiện nỗ lực, quyết tâm vươn mình ra thế giới của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM). Đặc biệt, tại thời điểm thấp vụ trong nước như hiện nay, việc xuất khẩu 100.000 tấn urê không chỉ đem lại nhiều giá trị và hiệu quả kinh doanh mà còn thể hiện chất lượng sản phẩm, vị thế của PVCFC, trên đường chinh phục thị trường thế giới.

Nâng vị thế thị trường chứng khoán Việt Nam
Kinh tế

Nâng vị thế thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một quá trình “chuyển mình” mạnh với sự gia tăng về số lượng công ty, niêm yết, vốn hóa và giá trị giao dịch trên thị trường. Để phát triển tương xứng với quy mô thị trường, chất lượng đầu tư, hàng hóa cần được cải thiện, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe.

BVBank năm 2024: Lợi nhuận tăng đột biến nhưng còn đó khối nợ xấu hơn 2.100 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu vẫn vượt ‘ngưỡng trần’
Doanh nghiệp

BVBank năm 2024: Lợi nhuận tăng đột biến nhưng còn đó khối nợ xấu hơn 2.100 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu vẫn vượt ‘ngưỡng trần’

Việc tăng mạnh cho vay khách hàng đã phần nào “pha loãng” bớt được tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, số dư nợ xấu của BVBank vào cuối quý 4.2024 vẫn đang có chiều hướng tăng và đạt 2.106 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu ở mức 3,09%.

Đón Tết trên độ cao 10.000 mét cùng Vietnam Airlines
Kinh tế

Đón Tết trên độ cao 10.000 mét cùng Vietnam Airlines

Cùng đón chào năm mới Ất Tỵ 2025 trên khắp mọi miền đất nước, Vietnam Airlines mang không khí Tết đến từng chuyến bay để mỗi hành trình của quý khách thêm ấm áp và ý nghĩa. Ngay khi lên máy bay, hành khách sẽ bước vào một không gian Tết thu nhỏ.

Nhu cầu mua sắm ngày 29 Tết không nhiều như các năm trước
Kinh tế

Nhu cầu mua sắm ngày 29 Tết không nhiều như các năm trước

Bộ Tài chính cho biết, nhu cầu mua sắm trong ngày 29 Tết không nhiều như các năm trước, bởi nhiều người lao động về quê sớm do được nghỉ tết sớm và dài ngày, nhiều gia đình liên hoan tất niên sớm hơn mọi năm thay vì tập trung vào ngày cuối cùng trong năm.