Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều dấu hiệu tích cực

- Thứ Năm, 04/01/2024, 15:14 - Chia sẻ

Năm 2023, tình hình kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, tác động tiêu cực tới quá trình phục hồi kinh tế thế giới sau dịch Covid-19. Bức tranh kinh tế năm 2024 Việt Nam được dự báo sẽ có khởi sắc nhưng việc bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát và linh hoạt trong điều hành giá sẽ là nhiệm vụ, thách thức cho các cơ quan quản lý nhà nước để đạt được ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế…

Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều dấu tích cực -0
Quang cảnh hội thảo

Đó là nhấn mạnh của các chuyên gia tại Hội thảo Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024 do Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính), Cục Quản lý giá phối hợp tổ chức sáng 4.1, tại Hà Nội.

Ứng phó linh hoạt

Theo các chuyên gia, năm 2023, nhiều quốc gia, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam trưởng thành chậm lại, nợ công tăng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro… tác động trực tiếp tiếp tới các quốc gia có độ mở kinh tế lớn, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại các số kinh tế vĩ mô của Việt Nam có thể thấy, năm 2023 là một năm nỗ lực duy trì, vượt khó.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Giám đốc Học viện Tài chính, PGS. TS Nguyễn Mạnh Thiều chia sẻ, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 được tổ chức điều chỉnh quốc tế theo dự báo trước đó, nhưng hầu hết các dự báo đều chậm hơn tốc độ tăng trưởng năm 2022. Báo cáo cập nhật tình hình thương mại toàn cầu tháng 12.2023 của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đưa ra dự báo tổng hợp thương mại toàn cầu năm 2023 giảm khoảng 5% so với năm 2022. Giá các loại hóa chất, nguyên vật liệu trên trường thế giới có xu hướng giảm mạnh, đặc biệt là giá các sản phẩm năng lượng bị ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột địa chính trị. Lạm phát cao trong thời gian dài, chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn cũng khiến nguy cơ bất ổn tài chính xuất hiện.

Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều dấu tích cực -0
Phó Giám đốc Học viện Tài chính, PGS. TS Nguyễn Mạnh Thiều phát biểu tại hội thảo

“Trước bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã kịp thời ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết quyết định quan trọng và chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện một cách quyết liệt Nghị quyết số 01 /NQ-CP ngày 6.1.2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự án ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27.1.2023 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cùng nhiều chính sách, giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân với quyết tâm tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế theo mục tiêu đã đề ra. Sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương; sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... Những giải pháp linh hoạt, kịp thời đó đã góp phần quan trọng giúp cho kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023 đạt được những kết quả tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát... giúp Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới”, Phó Giám đốc Học viện Tài chính, PGS. TS Nguyễn Mạnh Thiều khẳng định.

Tại Hội thảo, các chuyên gia viện dẫn, GDP năm 2023 tăng 5,05% so với năm 2022; CPI bình quân năm 2023 tăng 3,25% so với bình quân năm 2022, đây là mức tăng cao hơn của bình quân các năm 2015, 2016, 2019 đến 2022 nhưng thấp hơn khá nhiều so với mức tăng CPI bình quân của các năm còn lại trong giai đoạn 2008 - 2023; Lạm phát cơ bản bình quân năm 2023 tăng 4,16% so với bình quân năm 2022...

Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều dấu tích cực -0
Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, PGS. TS Nguyễn Bá Minh phát biểu tại hội thảo

Theo nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, PGS. TS Nguyễn Bá Minh, năm 2023 kinh tế Việt Nam chưa đạt được những mục tiêu Quốc hội đề ra do phải đối mặt với những khó khăn khách quan và nội tại. Trong năm 2023, khả năng hấp thụ của nền kinh tế Việt Nam vẫn ở mức thấp, trong khi giá dầu tăng… Để ứng phó với những khó khăn thách thức đó, Việt Nam đã linh hoạt trong các chính sách kinh tế như điều chỉnh giá, kìm hãm lạm phát… Cuối năm 2023, kinh tế Việt Nam đã có nhiều điểm sáng như: giải ngân đầu tư công tăng, thị trường ở các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam ổn định, xuất khẩu tăng…

Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều dấu tích cực -0
Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, TS. Phạm Văn Bình phát biểu tại hội thảo

Tại Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá TS. Phạm Văn Bình nhận định, mặc dù năm 2023 nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, với những nỗ lực không ngừng nghỉ của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân nhằm khai thông các nguồn lực, đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh, tiêu dùng, Việt Nam đã có một năm vượt khó xuất sắc. Tất nhiên, nhiều thách thức lớn vẫn còn tồn tại và cần sớm được giải quyết khi bước sang năm 2024…

Nhiều dấu hiệu lạc quan

Dự báo về tình hình kinh tế năm 2024,  PGS. TS Nguyễn Bá Minh cho rằng, CPI bình quân 2024 so với năm 2023 sẽ tăng ở mức từ 3,2% - 3,5%. Áp lực lạm phát trong năm 2024 có thể đến từ việc Nhà nước điều chỉnh lương cơ bản, tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục, giá điện theo lộ trình...

Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) TS. Trần Quốc Phương dự báo trong năm 2024, triển vọng kinh tế thế giới sẽ có nhiều dấu hiệu lạc quan tác động tích cực đến Việt Nam. CPI bình quân 2024 so với năm 2023 sẽ tăng ở mức 3,6 - 3,8%. Lý giải về dự báo đó, TS. Trần Quốc Phương cho rằng, năm 2024 lạm phát ở các nền kinh tế lớn bắt đầu hạ, giá hàng hoá thế giới đang thấp và khó tăng đột biến; Các điểm nóng trên thế giới kéo dài... đẩy giá hàng hoá tăng; Kinh tế vĩ mô Viêt Nam ổn định, cung hàng hoá dồi dào... giúp kiềm chế tăng giá. Sản xuất và xuất khẩu phục hồi nhờ đơn giá đặt hàng bên ngoài tăng (khi lạm phát và tồn kho giảm ở các thị trường xuất khẩu chính).

Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều dấu tích cực -0
Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), TS. Trần Quốc Phương phát biểu tại hội thảo

Bên cạnh đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng từ cuối năm 2023 sẽ góp phần vào quá trình phục hồi. Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá mở rộng phục hồi kinh tế. Lãi suất cho vay được kỳ vọng sẽ xuống thấp, giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định do lạm phát thấp, nợ công thấp… tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi. Theo đó, chỉ tiêu tốc độ tăng CPI bình quân năm 2024 sẽ đạt khoảng 4% - 4,5%. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản năm 2023 cao nhất trong nhiều năm qua, tăng lương từ ngày 1.7.2024... gây áp lực tăng giá.

Chuyên gia kinh tế, PGS. TS Ngô Trí Long nhận định, năm 2024, tình hình kinh tế thế giới và trong nước sẽ còn tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn thách thức, nhưng áp lực lạm phát năm 2024 không quá lớn, vẫn nằm trong tầm kiểm soát song vẫn tiềm ẩn rủi ro tăng mạnh… CPI bình quân 2024 so với năm 2023 sẽ tăng ở mức 3,5% - 3,6%.

Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều dấu tích cực -0
Chuyên gia kinh tế, PGS. TS Ngô Trí Long phát biểu tại hội thảo

Đồng tình với quan điểm đó, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính TS. Nguyễn Đức Độ đưa ra dự báo, CPI bình quân năm 2024 so với năm 2023 sẽ tăng ở mức khoảng trên dưới 3,0%. Do kinh tế thế giới, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại; Giá dầu sẽ khó tăng mạnh, thậm chí có thể giảm mạnh nếu kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái…

Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều dấu tích cực -0
Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính TS. Nguyễn Đức Độ phát biểu tại hội thảo

“Trong năm 2024 kinh tế Việt Nam vẫn sẽ hoạt động ở mức dưới tiềm năng, xuất khẩu cũng sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải. Các điều kiện tiền tệ đang ở mức trung tính và sẽ không khiến giá cả tăng đột biến trong năm 2024. Áp lực lạm phát từ yếu tố tỷ giá tăng trong năm 2024 sẽ không lớn khi USD đang trong xu hướng giảm giá...”, TS. Nguyễn Đức Độ đưa ra phân tích.

Chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh (Viện Kinh tế - Tài chính) đánh giá, sự thiếu lành mạnh về pháp lý và tài chính là căn nguyên tạo ra thị trường bất động sản phát triển thiếu cân đối, nhiều sản phẩm bất động sản ngày càng xa nhu cầu sử dụng thực thi khả năng thanh toán của toàn xã hội mà chuyển sang đáp ứng nhu cầu đầu cơ sở, tích trữ bất động sản, thậm chí chí tiếp tay cho rửa tiền. Do đó, lành mạnh hóa cơ cấu sản phẩm bất động sản không chỉ là vấn đề kinh tế, tài chính mà còn là vấn đề xã hội bức xúc cả trước mắt cũng như trong trung và dài hạn…

Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều dấu tích cực -0
TS. Vũ Đình Ánh (Viện Kinh tế - Tài chính) phát biểu tại hội thảo

Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Quốc, PGS. TS Trần Kim Chung đánh giá, thị trường bất động sản Việt Nam năm 2023 qua đi với sự chờ đợi. Năm 2024, khả năng thị trường tiếp theo sẽ tiếp tục được chờ đợi nếu không có biến cố xảy ra. Tuy nhiên, nếu những điều yếu tố thuận lợi hội tụ, thị trường sẽ chuyển động vào cuối năm...

Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều dấu tích cực -0
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, PGS. TS Trần Kim Chung phát biểu tại hội thảo

Theo ThS. Hoàng Thị Vân (Viện Kinh tế - Tài chính) đánh giá, trong năm 2023, sản xuất lúa gạo ở Việt Nam diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, bảo đảm nhu cầu tiêu thụ trong nước và mang về kỷ lục mới cho xuất khẩu. Thị trường lúa gạo trong nước diễn biến sôi động, giá lúa gạo nội địa và giá gạo xuất khẩu có xu hướng tăng. Kỳ vọng năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ…

Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng nhất trí cho rằng, để ứng phó với những vấn đề khó khăn thức, đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Quốc hội đặt ra trong năm 2024, các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, chú ý đến công việc giám sát tiêu kiểm soát phát, linh hoạt trong điều hành giá và ổn định kinh tế vĩ mô…

Đức Hiệp
#