Kinh nghiệm hữu ích trong phòng, chống tham nhũng của các cơ quan kiểm toán tối cao

Thảo luận tại Hội thảo “Vai trò của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) trong phòng, chống tham nhũng, tăng cường tính minh bạch, liêm chính công và quản trị tốt” do Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam tổ chức ngày 9.7, tại Hà Nội, đại diện một số SAI đã nhấn mạnh sự hợp tác và vai trò của kiểm toán điều tra trong phòng, chống tham nhũng; lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin của các SAI...

Hợp tác giúp phát huy hiệu quả phòng, chống tham nhũng

Theo bà Tsakani Maluleke - Tổng Kiểm toán, Cơ quan Tổng Kiểm toán Nam Phi, Hiến pháp năm 1996 của Nam Phi đã quy định SAI Nam Phi hoạt động độc lập và nhiệm vụ SAI Nam Phi là đảm bảo ngân sách nhà nước sử dụng phù hợp; lập báo cáo kiểm toán và nộp các báo cáo cho Quốc hội, các hội đồng; có trách nhiệm phát hành các báo cáo kiểm toán.

Tuy SAI Nam Phi hoạt động độc lập nhưng vẫn hợp tác với nhiều cơ quan khác như Cơ quan phòng, chống tội phạm trong phòng, chống tham nhũng, nâng cao trách nhiệm giải trình.

Kinh nghiệm hữu ích trong phòng, chống tham nhũng của các cơ quan kiểm toán tối cao -0
Bà Tsakani Maluleke - Tổng Kiểm toán, Cơ quan Tổng Kiểm toán Nam Phi phát biểu tại Hội thảo

Pháp luật Nam Phi quy định trách nhiệm giải trình của tất cả các cơ quan, tổ chức phải được đảm bảo và Tổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) cũng yêu cầu các SAI phải đảm bảo trách nhiệm giải trình ở mức cao nhất. Vì thế, SAI Nam Phi đang nỗ lực thực hiện điều này.

Đồng quan điểm, ông Yudi Ramdan Budiman - Giám đốc Viện đào tạo, Ủy ban Kiểm toán Indonesia cũng cho rằng, để tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, các SAI không thể thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng một mình, mà phải hợp tác với các cơ quan chức năng khác như cơ quan cảnh sát, tổ chức phòng chống tội phạm…, bởi mỗi cơ quan có một chức năng và thế mạnh khác nhau, khi hợp tác sẽ bổ sung năng lực cho nhau. Tất nhiên, cần phải có một quy trình hợp tác rõ ràng, hiệu quả để đảm bảo mỗi bên thực hiện đúng vai trò, nhiệm vụ của mình, không bị chồng chéo lên nhau.

Kiểm toán điều tra giúp tìm ra dấu hiệu tham nhũng

Thảo luận tại Hội thảo, các đại biểu quốc tế cho rằng, kiểm toán điều tra đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tìm ra dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực. Phân tích về sự khác biệt giữa kiểm toán điều tra và kiểm toán truyền thống, ông Yudi Ramdan Budiman cho biết, kiểm toán truyền thống là kiểm toán tài chính, đánh giá tính hiệu quả, tính tuân thủ theo pháp luật. “Điểm khác biệt quan trọng giữa kiểm toán truyền thống với kiểm toán điều tra là kiểm toán điều tra phát hiện ra các dấu hiệu, hành vi phạm tội, thất thoát tiền và tài sản của nhà nước” - Giám đốc Viện đào tạo, Ủy ban Kiểm toán Indonesia nhấn mạnh. Khác với kiểm toán truyền thống, kiểm toán điều tra nhằm tìm ra được các dấu hiệu về hành vi phạm tội, chuyển kết quả sang cơ quan thực thi pháp luật hoặc Tòa án với những bằng chứng kiểm toán hết sức thuyết phục.

Ủy ban Kiểm toán Indonesia có những cam kết rất rõ ràng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng và Indonesia đã có Luật Phòng, chống tham nhũng, đồng thời có những quy định rất rõ ràng về kiểm toán điều tra trong phòng, chống tham nhũng. Từ năm 2016, Ủy ban Kiểm toán Indonesia đã thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển kiểm toán điều tra và hiện nay đã có hơn 100 kiểm toán viên của Ủy ban Kiểm toán Indonesia được cấp chứng chỉ về kiểm toán điều tra.

Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng

Kết thúc phiên thảo luận, các đại biểu tham dự Hội thảo đã đưa ra một số câu hỏi với các diễn giả về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát huy vai trò của các SAI trong phòng, chống tham nhũng; quy định của pháp luật nên trao quyền cho các SAI như thế nào để phát huy vai trò của các SAI trong phòng, chống tham nhũng…

Trong đó, bà Phạm Thị Thu Hà - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (KTNN Việt Nam) đã đặt câu hỏi, một trong 6 giải pháp thực hành quan trọng của Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống ma túy và tội phạm (UNODC) nhằm phát huy vai trò của các SAI trong phòng, chống tham nhũng là khuyến khích các SAI sử dụng các công nghệ thông tin (Use of ICTs) và chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa SAI với các cơ quan phòng, chống tham nhũng.

Giải đáp câu hỏi này, ông Benedikt Hofmann - Phó Trưởng Đại diện Khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của UNODC cho rằng, ngay tại hội thảo này, đại diện các SAI đều khẳng định việc hợp tác giữa cơ quan kiểm toán với các cơ quan khác ngày càng được tăng cường và các bên đều thống nhất sử dụng công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ với các SAI mà với tất cả các cơ quan khác.

Theo ông Benedikt Hofmann, trong vai trò của SAI, cần nỗ lực, cố gắng nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm toán phòng, chống tham nhũng để qua đó các bên có liên quan cũng nhận thấy cần phải tăng cường tính minh bạch trong quản lý tài chính, tài sản công.

Chia sẻ một số kinh nghiệm, bài học hay từ các SAI trong sử dụng công nghệ thông tin và chia sẻ dữ liệu về phòng, chống tham nhũng thời gian qua, ông Benedikt Hofmann nêu rõ, nhiều SAI đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dữ liệu, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, xác định các giao dịch có rủi ro cao và mang lại hiệu quả tích cực. Ví dụ như Chile, họ đã ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin tích hợp các dữ liệu của các cơ quan phòng, chống tham nhũng như Hội đồng Phòng, chống tham nhũng, Hội đồng Minh bạch… để một mặt có thể xác định các rủi ro, mặt khác thúc đẩy việc thực thi các thông lệ minh bạch tốt. Hay như tại Tòa Thẩm kế liên bang Brazil, Ủy ban Kiểm toán Philippines…, các cơ quan này đều đã sử dụng các phần mềm tự xác định được các giao dịch bất thường trong đấu thầu, mua sắm công… Tóm lại, kinh nghiệm từ các SAI khác nhau trên thế giới rất phong phú, chúng ta có nhiều thời gian để tham khảo và học hỏi kinh nghiệm từ các nước này - ông Benedikt Hofmann nhấn mạnh.

Tổng kết phiên thảo luận, ông Lê Hoài Nam cho biết, các nội dung cùng trao đổi đã tập trung vào 4 nhóm vấn đề: Chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo tính độc lập của SAI nhằm phát huy vai trò KTNN trong phòng, chống tham nhũng; Chia sẻ kinh nghiệm về khuôn khổ thể chế và cách bảo đảm khuôn khổ pháp lý có hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng; Chia sẻ kinh nghiệm về kiểm toán điều tra; Chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp, công cụ, quy trình kiểm toán để nâng cao hiệu quả, hiệu lực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của các SAI.

Với mỗi chủ đề, các SAI đã đề xuất, kiến nghị các giải pháp để nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng của SAI, qua đó góp phần quan trọng nâng cao tính công khai, minh bạch, liêm chính công và quản trị tốt trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Những kinh nghiệm này rất hữu ích cho tất cả các SAI trong chúng ta để có thể áp dụng nhằm nâng cao năng lực chống tham nhũng của các SAI trong tương lai - ông Lê Hoài Nam nhấn mạnh.

Kinh tế

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh
Doanh nghiệp

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh

Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Agribank vừa ra mắt chương trình “Điểm giao dịch xanh”. Chương trình là một bước hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Agribank, hướng tới sự phát triển bền vững cho cộng đồng và thế hệ mai sau.

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile
Doanh nghiệp

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile

Từ ngày 1.4 – 30.6.2025, VietinBank mang đến Chương trình ưu đãi cực hấp dẫn “Đua top đặt xe, gặp gỡ Anh Tài” dành riêng cho người dùng đặt VNPAY Taxi (Taxi/Bike) trên ứng dụng Ngân hàng số VietinBank iPay Mobile. Không chỉ di chuyển nhanh chóng tiện lợi, khách hàng còn có cơ hội trò chuyện video call cùng “Anh tài” Kay Trần và nhận bộ quà tặng giới hạn có chữ ký độc quyền từ thần tượng.

Ảnh minh họa
Bất động sản

Quỹ nhà ở quốc gia - đừng chỉ trông chờ vào ngân sách

Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) NGUYỄN VĂN ĐÍNH nhận định, để Quỹ nhà ở quốc gia phát triển bền vững, lâu dài phải có quy hoạch và quỹ đất rõ ràng. Đồng thời, cần huy động nguồn lực từ nhiều phía, tăng tính xã hội hóa, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức đối với cộng đồng; đừng chỉ trông chờ vào ngân sách.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ông Stuart Livesey
Kinh tế

Nhiều “đại bàng” FDI đang tìm kiếm nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam

Theo ông Stuart Livesey, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Nike, Foxconn, cùng các trung tâm dữ liệu, đang tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam. Muốn thu hút và giữ chân được các “đại bàng” này, Việt Nam cần bảo đảm nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới sẵn có trên diện rộng.