Kiên Giang: Vì sao khu đất khai hoang, sinh sống ổn định suốt 35 năm vẫn chưa được cấp “sổ đỏ”?

Khu đất tại phường Vĩnh Lợi, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, 2 lần được UBND phường xác nhận là đất khai hoang từ năm 1989, không tranh chấp, có đóng thuế sử dụng đất..., nhưng đến nay người dân vẫn chưa được cấp “sổ đỏ”. 

Chính quyền 2 lần xác nhận đất khai hoang, không tranh chấp

Kiên Giang: Khu đất khai hoang, sinh sống ổn định suốt 35 năm chưa được cấp “sổ đỏ”
Gia đình ông Định đã khai hoang, sinh sống ổn định tại khu đất suốt 35 năm qua nhưng chưa được cấp “sổ đỏ”

Theo tài liệu, năm 1989, ông Đinh Văn Định (SN 1961, ngụ số 350/6 Cách Mạng Tháng Tám, phường Vĩnh Lợi, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) khai hoang khu đất tại địa chỉ trên để xây nhà, làm vườn, đào ao thả cá và không tranh chấp với ai.

Hiện tại, gia đình ông Định vẫn sinh sống, canh tác tại khu đất. Hàng năm có đóng thuế sử dụng đất đầy đủ.

Năm 2010, ông Định làm Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) tại khu đất trên.

Ngày 25.1.2010, UBND phường Vĩnh Lợi đã ký xác nhận vào đơn của ông Định với nội dung: “Nguồn gốc đất khai phá năm 1989, hiện không tranh chấp”.

Ngoài ra, chính quyền địa phương và các hộ dân giáp ranh cũng xác nhận từ năm 1989 trở về trước đến năm 1975 khu đất trên là đất trống, hoang hoá, hầm hố, không ai quản lý. Ông Định về khai phá, bồi đắp, sử dụng từ năm 1989. Có đóng thuế nhà đất hàng năm.

Kiên Giang: Khu đất khai hoang, sinh sống ổn định suốt 35 năm chưa được cấp “sổ đỏ”
UBND phường xác nhận khu đất có nguồn gốc khai phá năm 1989, không tranh chấp

Hồ sơ của ông Định được niêm yết công khai tại UBND phường trong 30 ngày và thông báo trên Đài PTTH Kiên Giang ngày 25.3.2010. Cơ quan thuế đã có thông báo cho ông Định nộp thuế trước bạ để cấp “sổ đỏ” với số tiền hơn 1,9 triệu đồng và ông đã nộp đủ.

Tuy nhiên, sau đó hồ sơ của ông Định bị trả lại kèm “sổ đỏ” số BA 198922 nhưng chưa có chữ ký của Chủ tịch UBND TP Rạch Giá.

Kiên Giang: Khu đất khai hoang, sinh sống ổn định suốt 35 năm chưa được cấp “sổ đỏ”
 Ông Định được nhận "sổ đỏ" nhưng chưa có chữ ký của Chủ tịch UBND TP Rạch Giá

Đến năm 2018, ông Định tiếp tục làm đơn xin cấp “sổ đỏ” cho khu đất trên. Ngày 25.4.2019, đơn của ông Định được UBND phường Vĩnh Lợi ký xác nhận như năm 2010.

Sau đó, hồ sơ của ông Định được Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) TP. Rạch Giá tiếp nhận và chuyển cho Phòng TN-MT nhưng vẫn chưa cấp “sổ đỏ” cho gia đình ông.

Cần một phán quyết công tâm

Kiên Giang: Khu đất khai hoang, sinh sống ổn định suốt 35 năm chưa được cấp “sổ đỏ”
Gia đình ông Định xây nhà sinh sống ổn định tại khu đất suốt 35 năm qua

Năm 2022, ông Định làm đơn khởi kiện, yêu cầu Toà án tuyên buộc UBND TP Rạch Giá thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục cấp “sổ đỏ” cho gia đình ông đối với thửa đất trên. Vụ án đã được TAND tỉnh Kiên Giang thụ lý theo hồ sơ thụ lý vụ án số 190/2022/TLST-HC ngày 27.12.2022.

Sau khi nhận được Thông báo thụ lý vụ án, ngày 22.2.2023, UBND TP Rạch Giá có Công văn số 99/UBND-TNMT gửi TAND tỉnh Kiên Giang có ý kiến về vụ việc.

UBND TP. Rạch Giá xác nhận vào năm 2010, vợ chồng ông Định có đơn xin cấp “sổ đỏ” và được UBND phường Vĩnh Lợi ký xác nhận nguồn gốc đất do khai phá từ năm 1989, không tranh chấp. Hồ sơ được niêm yết, thông báo công khai theo quy định.

Do không ai tranh chấp nên VPĐKĐĐ TP. Rạch Giá chuyển thông tin đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính và ông Định đã nộp thuế trước bạ.

"Sau khi viết “sổ đỏ” xong VPĐKĐĐ mới thẩm định hồ sơ để trình UBND TP Rạch Giá ký thì phát hiện việc kê khai, xác nhận nguồn gốc, thời điểm sử dụng trong hồ sơ không phù hợp nên trả hồ sơ cho ông Định", UBND TP Rạch Giá cho biết.

Theo UBND TP Rạch Giá, việc ông Định tiếp tục làm đơn xin cấp “sổ đỏ” vào năm 2018, Phòng TN-MT đã kiểm tra hồ sơ và ký Văn bản số 89/TN-MT ngày 27.4.2020 về việc trả hồ sơ cho ông Định với lý do không đủ điều kiện cấp “sổ đỏ”.

Kiên Giang: Khu đất khai hoang, sinh sống ổn định suốt 35 năm chưa được cấp “sổ đỏ”
Vườn dừa và ao cá gia đình ông Định canh tác hàng chục năm qua

UBND TP. Rạch Giá cho rằng: Theo hồ sơ địa chính lập năm 1995 (Sổ Mục kê, bản đồ địa chính) khu đất ông Định xin cấp “sổ đỏ” thuộc thửa 25, tờ bản đồ số 09, diện tích hơn 5.300m2 đất xây dựng, tại đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Rạch Sỏi (nay là phường Vĩnh Lợi), do UBND phường Rạch Sỏi đứng tên sử dụng đất.

Tuy nhiên, UBND TP Rạch Giá chưa cung cấp thông tin, tài liệu thể hiện việc xác lập quyền sử dụng đất thuộc quản lý Nhà nước và quá trình quản lý, sử dụng khu đất trên như thế nào?

Trong quá trình giải quyết vụ kiện, ngày 27.7.2023 TAND tỉnh Kiên Giang đã mở phiên họp với ông Định và UBND TP Rạch Giá để kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.

Tuy nhiên, buổi đối thoại không đạt được kết quả khi UBND TP Rạch Giá vẫn cho rằng khu đất thuộc quản lý của chính quyền địa phương. Còn ông Định cho rằng ông đã khai phá khu đất và sinh sống ổn định suốt 35 năm qua, không có tranh chấp. Gia đình ông cũng luôn tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ khi sử dụng đất theo đúng pháp luật thì ông đủ điều kiện được cấp “sổ đỏ”.

Ngày 16.11.2023 TAND tỉnh Kiên Giang có Quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 30.11.2023. Tuy nhiên sau đó phiên toà đã bị hoãn đến nay vẫn chưa mở lại.

Kiên Giang: Khu đất khai hoang, sinh sống ổn định suốt 35 năm chưa được cấp “sổ đỏ”
TAND tỉnh Kiên Giang đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng phiên toà đã bị hoãn đến nay chưa mở lại

“Suốt 35 năm qua, gia đình tôi đã cố gắng cố gắng làm lụng, khai phá, cải tạo mảnh đất này. Cứ ngỡ khi đã sinh sống ổn định, không tranh chấp và đóng thuế đầy đủ thì sẽ được cấp "sổ đỏ" theo quy định pháp luật nhưng đến nay gia đình tôi vẫn chưa được đảm bảo quyền lợi trên mảnh đất này. TAND tỉnh Kiên Giang cần sớm có phán quyết công tâm để trả lại quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho gia đình tôi”, ông Định chia sẻ.

*Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục giám sát, thông tin việc thực thi pháp luật và quá trình giải quyết vụ việc tới Đại biểu Quốc hội, cử tri và bạn đọc cả nước.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.